Mặc dù Sài Gòn là nơi ấm áp, nhưng nhiệt độ thay đổi, chênh lệch cũng rất cao, cả chục độ. Vì là vùng đất ấm áp, nên ít khi chuẩn bị đồ mùa đông. Khi nhiệt độ thay đổi bất ngờ sẽ dễ bị cảm lạnh, sốc nhiệt, đột quỵ nhất là người có tuổi.
Bạn có biết, cơ thể như một tấm pin, phơi nắng lâu vào ban ngày sẽ giúp giữ ấm nhiều hơn về ban đêm ? Những người bị tiểu đường, bệnh tim hay cao huyết áp đều thuộc nhóm có rủi ro bị đột quỵ rất lớn.
- Đầu : Đầu là nơi trực tiếp phơi dưới ánh nắng mặt trời và gió lạnh, phải đội mũ để giữ ấm, tốt nhất là mũ lông che được tai.
- Cổ : quàng khăn, áo cổ cao, áo chui đầu để tránh gió lạnh thổi qua cổ.
- Thân : Nên mặc áo khoác mỏng vừa phải và chống gió, có lớp bông chắn giữa để cách ly không khí lạnh một cách hiệu quả. Nếu quần áo trên người quá chật, sẽ không tốt cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Chân tay : Khi mạch co thắt kèm theo nhiệt độ thấp, máu không thể lưu thông thuận lợi đến tứ chi, khiến tay chân bị lạnh. Vì vậy, cần đi găng tay, giày và tất để đảm bảo máu ở các chi được lưu thông thuận lợi.
Đối với cha mẹ có con nhỏ, nửa đêm thức dậy, nhấc chăn bông lên khiến gió lùa vào rất lạnh, do đó nên mặc áo ngủ cho bé.
Ăn thức ăn ấm để giúp khí huyết lưu thông và xua tan cái lạnh
Thường xuyên hấp thụ một số món ăn ấm có tác dụng bổ huyết, bổ khí, cải thiện tuần hoàn máu. Nhưng bạn đừng ăn quá no, vì sẽ khiến cơ thể bị nóng.
Thêm gừng, quế, hạt tiêu, ớt và các nguyên liệu cay khác khi nấu ăn cũng có thể giúp xua tan cảm lạnh.
Ớt cay và gừng có thể làm ấm phần lõi của cơ thể. Một số người vẫn có thể bị lạnh tứ chi sau khi ăn, nhưng ít nhất nó có thể làm ấm ngực và bụng, đồng thời giảm bớt cảm giác ớn lạnh.
Những người bị khô, loét miệng và các triệu chứng khó chịu khác, mặc dù không thích hợp với các món ăn ấm, nhưng vẫn có thể dùng một lượng nhỏ.
Tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời vào những lúc bình thường
Tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ khởi phát và tái phát. Đặc biệt, những bệnh nhân đã từng bị tai biến thì khả năng bị lên cơn lần 2 cũng rất cao.
Ông Khâu cho biết, nếu bệnh nhân bị liệt nửa người, tuần hoàn bên liệt kém, thân nhiệt tự nhiên hạ thấp, dễ bị cứng gáy thì cần phải giữ ấm. Ngoài việc mặc áo ấm, khi trời nắng, nên ra ngoài đón nắng lâu hơn một chút.
Vào mùa đông, bạn có thể tận dụng ánh nắng (nếu có) từ 11 giờ đến 1 giờ trưa trong một giờ là tốt nhất cho cơ thể.
Khuyến cáo khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, não bộ chỉ nên tập trung nghĩ rằng bạn đang “phơi mình trong nắng”, việc suy nghĩ lung tung sẽ rất dễ gây chóng mặt. Ngoài ra, bạn cũng đừng sợ nhiệt độ giảm đột ngột sau khi phơi nắng.
Ông Khâu, người từng bị đột quỵ, cũng thường xuyên phơi nắng. Ông giải thích rằng khi da tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, nó sẽ tích trữ năng lượng giống như một tấm pin.
Lúc màn đêm buông xuống, năng lượng mà da tiếp nhận sẽ lan tỏa ra toàn bộ cơ thể, duy trì tuần hoàn ngoại vi của cơ thể và nhiệt độ của các mô.
Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng khi trời tắt nắng vào ban đêm. Tuy nhiên, người bệnh tim khi tắm không nên lập tức dội nước toàn thân, mà nên bắt đầu tắm từ thắt lưng, ngâm mình vào nước dần dần, tuần tự từ dưới lên đến ngực để tránh nguy hiểm.
Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để giữ ấm cho cơ thể, hoặc máy sấy tóc để thổi trực tiếp vào các bộ phận bị nhiễm lạnh.
Bảo Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét