Đã vào mùa bơ, bên ta chưa quen món Salad bơ, nhưng cũng có nhiều món ngon với Bơ. Hôm nay mình giới thiệu với các bạn món tráng miệng Rau Câu Bơ mát rượi thơm ngon, ngọt béo nhé!
Nguyên liệu
400g thịt bơ
400ml sữa tươi
400ml nước
200ml cốt dừa
150g đường
100g sữa đặc
15g bột rau câu
Cách làm
Trộn đường + bột rau câu cho đều. Hòa vào nước ngâm 30 phút cho nở. Thỉnh thoảng khuấy lên cho nở đều.
Xay bơ + sữa tươi 15 giây. Cho tiếp sữa đặc vào xay nhuyễn. Lược qua rây cho mịn.
Nấu rau câu trên lửa vừa, khuấy liên tục. Khi nước nóng già, hạ lửa nhỏ, rau câu đã nở và trong thì hớt bọt.Nấu thêm khoảng 10 phút trên lửa liu riu.
Cho tiếp sữa đặc vào khuấy đều, nấu thêm 2-3 phút.
Cho bơ xay + nước cốt dừa vào nồi rau câu, khuấy tiếp cho đến khi nồi rau câu bốc hơi nóng (không cần sôi) là được.
Cho ra khuôn tùy ý. Để nguội, cho vào ngăn mát ăn tráng miệng hay ăn chơi cũng rất ngon.
Bằng lăng đang thời điểm nở rộ, tôi thấy nhiều
chị em dùng hoa này làm món nộm, điều này có gây hại sức khỏe? (Hòa, 35
tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Cây hoa
bằng lăng được trồng nhiều ở Việt Nam với mục đích làm cảnh. Bằng lăng
không độc mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Lá, hoa, quả của cây này
đều có thể sử dụng làm thuốc, trong đó, hoa có vị chua mát, thích hợp để
chế biến các món ăn giải nhiệt mùa hè.
Đơn cử, vị
chua nhẹ của hoa khi kết hợp với thịt bò, rau củ quả tạo nên món gỏi.
Ngoài ra, các gia đình có thể làm gỏi bằng lăng với tôm, tai heo hay
nguyên liệu mình yêu thích. Lưu ý, bạn nên chọn những bông hoa mới nở,
tách cánh hoa khỏi nhụy, nhẹ nhàng rửa sạch, để ráo nước rồi sơ chế.
Hạt
của quả bằng lăng có thể giúp ngủ ngon, trị lở loét, tổn thương ở vùng
miệng. Một số nghiên cứu chỉ ra lá bằng lăng có rất nhiều axit corosolic
có thể làm giảm đường huyết. Vì thế, bạn có thể hãm lá như trà uống,
tác dụng tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Công thức là 50 g quả bằng
lăng khô hoặc 50 g lá già đem hãm cùng với nửa lít nước sôi, uống mỗi
ngày 4-6 cốc thay nước.
Những người béo phì, thừa
cân có thể dùng trà từ lá bằng lăng mỗi ngày kết hợp với rèn luyện để
ngăn cản sự ứ trệ của carbonhydrate và ngăn không cho mỡ hình thành.
Ngoài ra cây bằng lăng còn được ứng dụng để trị các căn bệnh khác như
nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn, nhuận tràng và bỏng theo kinh nghiệm dân
gian.
Mình rất thích món Bánh Giò, vì vậy thấy cách làm này đơn giản, tiện lợi là mang về liền. Trời mưa lâm râm buổi sáng hay chiều, có chiếc bánh giò nóng thì thật tuyệt phải không các bạn. Cùng làm với mình nhé!
Nguyên Liệu
200g bột gạo, 20g bột năng
1,6 lít nước ấm
400g thịt heo xay , 20g nấm mèo băm
20 trứng cút đã luộc, bóc vỏ
2M hành tây băm nhỏ
3M củ sắn xắt nhỏ, vắt bớt nước
1,5 M nước mắm
1/4m tiêu xay, 1/2M hành tím băm, 1M hành bào, dầu ăn
Cách làm
Trộn bột gạo + bột năng cùng với nước + muối, để nghỉ ít nhất 30 phút. Nếu dùng nước hầm xương thì bớt muối lại. Thấy bột hôi, khi lắng xuống lấy 1 lượng nước ra, thay vào cùng 1 lượng nước đó, vài lần cho bột thơm.
Phi hành bào cho vàng thơm.
Trộn thịt + hành tím + hành tây + nấm mèo + tiêu + nước mắm + hành phi (bỏ dầu). Nếu dùng bột nêm thì bớt nước mắm lại.
Trước khi khuấy bột cho 2M dầu hành cho thơm, khuấy đều.
Bắc chảo lên bếp, đổ hỗn hợp bột vào khuấy nhẹ, luôn tay cho đến khi thấy đáy hơi dính, thì để lửa nhỏ khuấy cho đều. Đến khi bột sệt lại thì tắt bếp, nhưng vẫn tiếp tục khuấy cho bột mịn đều.
Nếu có lá chuối thì gói lá, nếu có ít thì lót chút là dưới lòng chén cho có mùi lá.
Còn
nếu không có lá chuối, thì bạn phết 1 chút dầu vào lòng chén rồi cho
1/3 chén bột, kế là nhân, trứng cút, rồi đến bột trên cùng.
Mỗi lần đều phết cho nguyên liệu nằm gọn gàng, mịn màng trong chén.
Hấp 30 phút. Sau đó để 30 phút sau mới lấy bánh ra dùng.
Trái mận chữa nhiều bệnh độc đáo ít người biết cách dùng
Không chỉ Đông y dùng trái mận (người dân phía Nam hay gọi
là mận Hà Nội) chữa nhiều bệnh, mà các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy
ăn mận sẽ giúp phòng chữa nhiều bệnh cả tiểu đường, tim mạch, ung
thư...
Nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe
Mận
đang vào mùa và đã bắt đầu chín ngọt. Giá mận cũng đã giảm từ giá
180.000 đồng/kg vài tuần trước xuống còn khoảng 1/3, thậm chí rẻ hơn với
mận loại ngon.
ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa đông
y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết mận tuy là loại quả hết
sức thông dụng trong đời sống người Việt, không thể thiếu trong Tết Đoan
ngọ nhưng lại là một vị thuốc rất độc đáo trong y học cổ truyền.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy ngoài chất xơ và các chất có giá trị dinh dưỡng cao như protein, vitamin C, canxi và sắt, mận
chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học: anthocyanins, axit chlorogenic,
các dẫn xuất của quercetin và catechin, giúp ngăn ngừa các bệnh tiểu
đường và tim mạch có liên quan đến béo phì.
Các hợp chất trên có
thể lần lượt đối phó với tế bào mỡ, đại thực bào và tế bào nội mô mạch
máu, do đó có thể phát huy công dụng đặc biệt chống béo phì, chống viêm
và chống bệnh tiểu đường.
Hơn
nữa, những chất này còn có thể giảm mức độ của LDL hay còn gọi là
cholesterol xấu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bác si Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, phân tích trong trái mận
có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là có chứa chất chống oxy hóa
và chất xơ. Bên cạnh đó, khi mận chín còn mang lại các chất như kali,
vitamin A, B, C, K, magie nên có tác dụng với nhiều bệnh:
- Giảm sự hấp thụ cholesterol:
Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa
trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể. Nhờ
vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp,
viêm khớp dạng thấp và hen suyễn...
- Chống ung thư: Trong
trái mận có chứa nhiều anthocyanins là chất chống oxy hóa có khả năng
trung hòa các gốc oxy gây ung thư và phá hủy tế bào. Vitamin C và chất
xơ trong mận giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết cực
hiệu quả.
- Tốt cho tim mạch: Mận rất giàu kali, có thể điều chỉnh huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ
- Tăng cường sự hấp thụ chất sắt: Vitamin
C khá cao trong mận là cơ sở để loại quả này giúp hấp thu chất sắt rất
hiệu quả, đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng
của cơ thể.
- Tốt cho tiêu hóa: Trong mận chứa nhiều chất
xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh
chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động
ruột, giảm nguy cơ táo bón. Nhiều người chữa trị bệnh táo bón bằng cách ăn mận khô hoặc mận tươi cho thấy hiệu quả rất cao.
- Tốt cho mắt: Ngoài
vitamin C, mận còn chứa beta carotene là những dưỡng chất đặc biệt có
lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái
hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt có thể dẫn tới mù lòa.
Kinh nghiệm chữa bệnh của cổ nhân
ThS
Toàn nhấn mạnh y học cổ truyền có nhiều bài thuốc dùng mận chữa bệnh
độc đáo. Theo Đông y, trái mận vị chua ngọt, tính bình, có công dụng
thanh can, điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, thường được dùng để chữa các
chứng bệnh như hư lao, âm hư nội nhiệt, môi khô họng khát, thủy thũng,
tiêu khát, tiểu tiện bất lợi...
Mận có tác dụng thanh nhiệt, sinh
tân dịch, giải khát, giúp dễ tiêu hóa thức ăn, lợi thủy, tiêu thũng,
dùng điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, viêm gan phúc thủy (bụng có báng
nước), khó tiểu tiện. Thường được dùng dưới dạng ăn sống hoặc giã nát
rồi ép lấy nước uống.
Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ, nhựa, lá, nhân, hạt... đều có tác dụng chữa bệnh. Đặc biệt là các bệnh lý sau:
- Chứng hay khô miệng: Mận tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, bỏ hạt, ngâm với đường trắng trong hai tuần, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 quả.
- Cổ trướng do xơ gan:
Hằng ngày nên ăn một lượng mận thích hợp. Hoặc vỏ rễ mận 30g, rễ khế
30g, phật thủ 6g, thanh bì 9g, xuyên luyện tử 6g, sắc uống.
- Táo bón:
Quả mận khô 400g, mật ong 100ml đem ngâm với 1,8 lít rượu trắng, sau 2
tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Hoặc nhân hạt
mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g, sắc uống.
- Thiếu máu: Nên ăn mận khô hoặc tươi.
- Thanh nhiệt giải nóng: Nước mận, nước dưa hồng, nước nho mỗi loại 10g, trộn đều uống.
- Làm đẹp da mặt:
Quả mận tươi 250g rửa sạch, bỏ hạt, giã nát ép lấy nước rồi hòa với
250ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi
lần 10 - 20ml.
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, mận hậu ăn vừa phải
sẽ tốt cho cơ thể, bổ sung vô số dưỡng chất cần thiết, thanh mát. Tuy
nhiên, nếu ăn quá nhiều mận có thể sinh đàm trợ thấp, gây thương tổn tỳ
vị, gây ra tình trạng nóng trong người, bồn chồn, nổi mụn, do đó nên
chỉ ăn chừng 3 - 4 quả là tốt nhất.
Sau khi ăn mận không nên uống
nhiều nước vì dễ bị tiêu chảy. Không dùng mận với thịt chim sẻ, thịt
hoãng, trứng vịt và mật ong vì có thể làm tổn thương ngũ tạng.
Những người nên hạn chế ăn mận
Người đang đói: Nên
tránh ăn mận khi đói. Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng
cồn cào, khó chịu. Hơn nữa thói quen ăn mận khi đói có thể làm tăng nguy
cơ sỏi thận. Bởi chất oxalate trong mận có thể cản trở quá trình hấp
thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến sỏi…
Phụ nữ có thai: Bà
bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể
sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị bệnh thận, sỏi tiết niệu: Trong
mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây
cản trở hấp thụ canxi trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong
thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Người có cơ địa nhiệt, nóng: Mận có tính nóng, nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt…
Người bị bệnh dạ dày:
Mận có tính axit cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng,
nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng. Nếu bạn bị bệnh dạ dày
mà ăn nhiều mận sẽ gây đau.
Mời các bạn cùng "thử nghiệm" loại nước sốt xào đặc biệt này nhé! Nước sốt này thích hợp với các loại xào, từ các loại rau củ khác nhau cùng với các nguyên liệu bò, heo ... hay hải sản.
Nguyên liêu
30ml dầu ăn
10g tỏi băm
10g hành tím băm
2g tiêu xay
200ml nước
50g dầu hào, 30ml nước mắm, 50g nước tương
20g tương ớt, 10g bột ngọt, 10g đường, 5g dầu mè
Cách làm
Cho dầu vào soong, để nóng.
Cho tỏi + hành vào phi vàng. Cho tiếp tiêu cho thơm.
Cho nước vào. Lần lượt cho dầu hào + nước tương + nước mắm + tương ớt + đường + bột ngọt khuấy đều và đun cho sôi trên lửa vừa.
Cho dầu mè vào khuấy đều, nấu tiếp 10 giây nữa rồi tắt bếp. Nếu bạn nào không thích dầu mè thì bỏ qua bước này.
Nấu trước nước sốt giúp việc nêm nếm đơn giản hơn, món ăn được thấm đều các gia vị, và giữ cho món ăn được đảm bảo chất lượng. Với lượng sốt này có thể dùng cho một kg nguyên liệu.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày?
Nhiều thói quen lành mạnh có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe
tổng thể của bạn, từ việc ăn đủ rau đến ngủ đủ giấc và chất lượng mỗi
ngày. Trong đó, duy trì hoạt động tích cực có thể là một trong số đó.
Xét cho cùng, việc vận động trong ngày của bạn có liên quan đến một số
lợi ích khá ấn tượng — ngay cả khi bạn chỉ có thể cam kết thực hiện 30
phút mỗi ngày. Vậy cụ thể điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Những lợi ích sức khỏe từ việc duy trì luyện tập 30 phút mỗi ngày
Tập
thể dục thường xuyên là một công cụ mạnh mẽ để duy trì lối sống lành
mạnh. Và việc đưa việc vận động vào thói quen hàng ngày có thể mang lại
lợi ích sâu sắc cho sức khỏe của bạn.
1. Có thể hỗ trợ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức
Một lợi ích đáng kể của việc tập thể dục thường xuyên là tác động tích cực của nó đối với chức năng nhận thức. Theo một nghiên cứu nhỏ năm 2021 được công bố trên Tạp chí Bệnh Alzheimer,
tập thể dục nhịp điệu, hay đi bộ và đạp xe,... có thể giúp giảm tình
trạng suy giảm nhận thức. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
việc tăng cường hoạt động thể chất thậm chí có thể giúp ngăn ngừa khoảng
3% tổng số trường hợp mất trí nhớ, theo một đánh giá năm 2021 trên tạp chí Nutrients.
2. Có thể làm giảm huyết áp tim
Tập
thể dục thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức
khỏe tim mạch. Cụ thể, việc tăng nhịp tim sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu tốt
hơn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hơn nữa, nó hỗ trợ duy
trì mức huyết áp ở mức bình thường, do đó làm giảm căng thẳng cho tim,
theo một đánh giá năm 2020 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Ngoài ra, hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể giúp giảm mức
cholesterol đồng thời tăng tỷ lệ cholesterol HDL (còn được gọi là
“tốt”), từ đó giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.
3. Có thể hỗ trợ sức khỏe xương khớp
Tập
thể dục cũng có thể giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của xương. Theo
một đánh giá năm 2022 được công bố trên Frontiers in Endocrinology, các
bài tập chịu trọng lượng và sức đề kháng, như chạy, nhảy hoặc nâng tạ,
sẽ kích thích sự phát triển và củng cố xương. Điều này giúp tăng mật độ
xương và giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương trong cuộc sống sau này.
Hơn nữa, việc tập thể dục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và phối
hợp, giảm khả năng té ngã có thể dẫn đến chấn thương xương.
4. Có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn
Tập
thể dục thường xuyên không chỉ mang lại lợi ích cho chức năng nhận
thức, sức khỏe của tim và mật độ xương mà còn hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Cụ thể, hoạt động thể chất có thể góp phần mang lại giấc ngủ ngon và yên
tĩnh hơn bằng cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn.
Theo một đánh giá năm 2018 trên tạp chí Sleep Medicine Reviews,
nhiệt độ cơ thể tăng lên khi tập thể dục được cho là cải thiện chất
lượng giấc ngủ bằng cách giúp nhiệt độ giảm xuống trong khi ngủ. Bạn
cũng có thể cảm thấy tỉnh táo hơn và bớt buồn ngủ vào ban ngày hơn.
Ngoài
ra, tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tâm trạng và giải
tỏa tâm trí, giống như thiền, có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5. Có thể nâng cao mức năng lượng của bạn
Tập
thể dục cũng là một cách tăng cường năng lượng tự nhiên và bền vững.
Khi bạn tập thể dục, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên, đảm bảo rằng
các chất dinh dưỡng
và oxy quan trọng được vận chuyển hiệu quả đến các tế bào của bạn. Quá
trình này hỗ trợ chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng có thể sử
dụng, nâng cao sức chịu đựng của bạn và giảm cảm giác mệt mỏi. Hơn nữa,
hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện chức năng trao đổi chất,
dẫn đến mức năng lượng ổn định hơn suốt cả ngày.
6. Có thể cải thiện tâm trạng của bạn
Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tinh thần
bằng cách cải thiện tâm trạng của bạn. Cụ thể, theo một bài báo năm 2021
trên tạp chí Biomolecules,
tập thể dục kích hoạt giải phóng endorphin, thường được gọi là "hormone
tạo cảm giác dễ chịu", dẫn đến cảm giác hạnh phúc và hưng phấn. Hoạt
động thể chất thường xuyên cũng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm
và lo lắng bằng cách thúc đẩy sự thư giãn và tăng cường khả năng xử lý
căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra, hành động đơn giản là tập trung vào tập
thể dục có thể giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực gây lo lắng
và trầm cảm.
Tóm lại, trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày?”
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tập thể dục nên được điều chỉnh phù hợp với
mức độ thể lực và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Điều cần thiết
là lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi khi cần thiết. Tập thể dục
thường xuyên, khi được thực hiện đúng cách, có thể là một cách an toàn
và hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể. Hy vọng những thông tin này
sẽ hữu ích tới quý bạn đọc nhé!
Bánh bò là món quà vặt dân dã nông thôn miền Nam. Với nhiều cách làm và hình thức rất đa dạng. Hôm nay mình mang về đây cách làm Bánh Bò bằng đường thốt nốt với phương pháp "lai" tây đơn giản mà lại thơm ngon, ai cũng có thể làm được. Không sợ bánh bị chua hay bò ra "đầy " nhà nữa nhé!
Nguyên liệu
200g bột năng
200g đường thốt nốt
1,5M bột gạo
250ml nước cốt dừa
4 trái trứng gà
1M dầu dừa
1m vani hay 4 ống bột
1gói bột nổi Alsen
Cách làm
Hòa bột năng + bột gạo.
Cho 2M nước + 200g đường thốt nốt nhuyễn. Lắc nhẹ trên lửa nhỏ. Khi đường chuyển qua màu nâu thành caramen cho thêm 1M nước nữa, rồi tắt bếp, khuấy cho caramen tan đều.
Cho tiếp 250ml nước cốt dừa khuấy đến khi còn âm ấm, cho qua hỗn hợp bột.
Dùng phới trộn nhẹ , hay dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ trung bình 5-10 phút cho mịn đều
Lược 4 trái trứng qua rây vào thố. Cho va ni khử mùi tanh.
Sau khi cho trứng qua bột thì lược lại 2-3 lần cho mịn đều.
Cho dầu dừa vào khuấy nhẹ cho đều. * Nhớ khuấy theo một chiều.
Cho khuôn 17 cm vào lò, sau khi đã phết dầu dừa, để 200'C trong 10 phút, 2 lửa trên dưới. Mở cửa lò ra chờ 5 phút để cho bột nở vào.
Cho gói Alsen vào khuấy nhẹ cho lên bọt khí, * Nhớ mua loại còn mới để bọt khí lên tốt.
Khi đổ bột vào khuôn, dùng một cái rổ đổ bột qua rổ để tạo rễ tre (sẽ nghe xèo xèo)
Nhanh chóng cho vào lò nướng.
Chỉnh nhiệt độ 180'C - 8 phút, rồi 160'C trong 47 phút ( tc 55'). Thử tăm không dính là bánh đã chín.
Hé lò 30 phút sau mới lấy bánh ra cho bánh đứng, không bị xẹp.
Nhìn thấy đã không mấy bạn? Nhớ thử nhé! Chúc các bạn thành công !
Đường thốt nốt là một loại đường được sử dụng
nhiều trong chế biến các món ăn, đặc biệt là các món chè. Loại đường này
có vị ngọt thanh, rất dễ chịu khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất
nhiều. Không những vậy, loại đường này còn mang đến nhiều lợi ích sức
khỏe nếu bạn tiêu thụ ở mức hợp lý.
1. Đường thốt nốt là gì?
Đường thốt nốt được chế biến từ dịch của
nhị hoa cây thốt nốt. Vị ngọt dễ chịu, có vị thơm và khi uống vào có cảm
giác thanh mát hơn đường mía và đường củ cải.
Đường thốt nốt được làm từ dịch của nhị hoa thốt nốt
Người nông dân sẽ thu hoạch hoa từ cây thốt nốt sau đó hứng
lấy phần dịch hoa để thực hiện nấu đường. Cách chế biến sản phẩm này
như sau:
- Cho phần dịch hoa vừa được thu hoạch vào trong một chảo lớn và đun lên.
- Trong khi đun, dùng đũa tre để quấy đều cho đến khi cô đặc, sền sệt lại.
- Sau đó cho phần đường này sang một chiếc chảo khác, đun với lửa nhỏ đến khi thành những hạt đường vàng ươm, thơm mát.
- Cho đường vào khuôn tuy theo nhu cầu của người sản xuất, có thể là khuôn vuông hoặc tròn.
- Dùng lá thốt nốt để bọc lại phần đường vừa chế biến được.
Loại đường này có thể được sử dụng để nấu các món chè, nấu
ăn trực tiếp hoặc cũng có thể được sử dụng để pha trà. Một trong những
món ăn rất quen thuộc sử dụng đường thốt nốt đó là chè thốt nốt, bánh bò
thốt nốt.
2. Đường thốt nốt có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như thế nào?
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của đường thốt nốt nếu bạn bổ sung một cách hợp lý:
- Ngăn ngừa thiếu máu: Đường được làm từ thốt nốt có chứa
nhiều sắt, trung bình 100g có thể chứa khoảng 11mg sắt. Do đó, khi bổ
sung loại đường này vào chế độ ăn hàng ngày, bạn đã có thể bổ sung cho
cơ thể một lượng sắt đáng kể, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Hơn
nữa, chất sắt từ đường cũng được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn so
với một số thực phẩm khác.
Đường thốt nốt chứa nhiều sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu
- Hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa: Một số người cho rằng,
đường từ cây thốt nốt có thể hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột
và hạn chế nguy cơ táo bón. Thậm chí, một số người còn thường sử dụng
loại đường này sau bữa ăn với mong muốn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
hơn. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để đưa ra nhiều bằng
chứng thuyết phục, xác nhận lợi ích này.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Đường từ cây thốt nốt có chứa
nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa một
số bệnh ung thư, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, phòng ngừa bệnh suy giảm
trí nhớ. Vì thế, nhiều người đã sử dụng thay cho đường trắng.
- Tốt cho xương: Trong đường làm từ cây thốt nốt có chứa
một số khoáng chất như canxi, phốt pho,… có thể góp phần giúp cho hệ
thống xương khớp của chúng ta khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn.
3. Một số nguy cơ sức khỏe nếu lạm dụng đường thốt nốt
Đường thốt nốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều
lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng, ăn quá nhiều hoặc là đối
tượng không phù hợp với loại đường này, bạn có thể gặp phải một số rủi
ro sức khỏe nhất định. Do đó, nếu bạn có bệnh lý nền, tình trạng sức
khỏe không tốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Dưới đây là một số nguy cơ sức khỏe khi sử dụng đường thốt nốt không đúng cách:
Tăng lượng đường trong máu
Đường thốt nốt cũng giống như tất cả những loại đường khác.
Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó làm
tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
và một số bệnh lý mạn tính khác. Đối với những người bị bệnh tiểu
đường, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng có ảnh hưởng nhất định đến
lượng insulin trong máu giống như những loại đường khác. Chính vì thế,
bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại đường này.
Đường làm từ cây thốt nốt làm tăng nguy cơ béo phì
Tăng nguy cơ béo phì
Tuy có những giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng loại đường
này cũng vẫn có thể làm tăng nguy cơ béo phì giống như những loại đường
khác. Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để
tránh dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Tăng nguy cơ gây ra những vấn đề về đường ruột
Đường thốt nốt được chế biến thủ công có nguy cơ mang theo
vi khuẩn và khi sử dụng có thể tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe đường ruột và
thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Do đó, hãy lựa chọn loại đường được chế biến theo quy trình đạt chuẩn để hạn chế nguy cơ gây ra các bệnh đường ruột.
Dù tốt cho sức khỏe người dùng nhưng bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng loại đường này để có được hiệu quả tối ưu nhất.
4. Một số lưu ý khi sử dụng đường thốt nốt
Khi sử dụng đường thốt nốt, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng những loại đường đã bị chua, chảy nước. Nếu
ăn phải đường bị ôi thiu có nguy cơ bị tiêu chảy, tích nhiệt độc, gây
ảnh hưởng thị lực, ngộ độc thực phẩm, tăng cholesterol,…
- Thốt nốt sau khi được thu hoạch nên được bảo quản lạnh càng sớm càng tốt vì nó rất dễ lên men ở nhiệt độ thường.
Chỉ nên ăn đường thốt nốt với lượng vừa phải
- Chỉ nên ăn đường với lượng vừa phải. Ăn quá nhiều đường có nguy cơ bị tiểu đường, nổi mụn hoặc mắc một số bệnh về răng miệng.
Trên đây là những thông tin về đường thốt nốt, những lợi
ích sức khỏe của nó, đồng thời là những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nếu bạn
sử dụng quá nhiều loại đường này.
Cá chép kho riềng - Cá kho của "Làng Vũ Đại ngày ấy", giờ được các bà nội trợ miền Nam chế biến như thế nào, mời các bạn cùng xem!
Nguyên liệu
500g cá chép
50g thịt ba chỉ
200g lá trà xanh
100g riềng
2 khúc mía 10 -15cm
1M dầu màu điều, 1m nước màu, hành lá, ớt hiểm, ớt sừng, nước tương Phú Sĩ, hạt nêm.
Cách làm
Rửa sạch cá chép, ướp 1m muối 10 phút cho ra nhớt. Bỏ nước nhớt.
Xắt 5-7 lát riềng. Phần còn lại giã lấy 3M nước cốt.
Ướp 1/2m muối + 1/2m tiêu + 1/2m tiêu giã dập +1m bột nêm + 5M nước tương + 1m nước màu + 1M dầu màu điều + 3M nước cốt riềng + 1M đầu hành lá băm + ớt hiểm đập dập.
Thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn.
Cho riềng lát vào chảo dầu, chiên sơ cá cho thơm. Không cần chiên vàng.
Mía chẻ 4. Hành lá cắt khúc. Ớt sừng khoanh
Vò trà xanh, xối qua nước sôi, bỏ đi. Dùng 3 chén nước sôi hãm trà lấy ra 3 chén nước trà.
Xếp mía dưới đáy nồi đất, cho cá chiên vào nồi, cùng nước gia vị + riềng lát chiên + ớt hiểm, thịt ba chỉ đun sôi.
Khi nồi cá sôi, cho nước trà vào đun tiếp. Cá sôi lại, hớt bọt, đậy nắp và hạ lửa nhỏ đun riu riu, khi nước rút xuống còn 1/3 là được. Cho ớt sừng + hành lá cắt khúc lên trước khi ăn.
* Trong bài này cá kho với nước tương để tạo một hương vị mới. Bạn nào không thích thì thay bằng nước mắm, đường, bột ngọt theo khẩu vị gia đình.