Hiện tại, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều loài cá chép khác nhau, không chỉ là loại cá chép phóng sinh mà còn nhiều loại khác nữa. Hôm nay, hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu về các loại cá chép phổ biến ở Việt Nam nhé.
Cá chép là một loại cá nước ngọt, sống ở hầu hết các châu lục trên thế giới, đặc biệt nhiều nhất ở châu Á và châu Âu. Chúng ta thường thấy cá chép trong những ngày cúng ông Táo cuối năm. Môi trường sống của chúng có thể là sông, suối, ao hồ, đồng ruộng. Một số loại cá chép phổ biến như chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép lưng gù, chép thân cao,...
Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu các loại cá chép phổ biến tại Biệt Nam nhé.
1.Cá chép cảnh
Cá chép trắng
Cá chép trắng có toàn thân màu trắng, đuôi và vây khá dài và to. Đối với loại cá chép trắng này thì nhỏ hơn các loại cá chép khác. Thường thì cá chép trắng không để ăn mà để làm cảnh là khá đẹp. Nhiều người kinh doanh cá chép trắng này với giá lên đến tầm 200.000 VNĐ/con.
Cá chép đuôi dài
Cá chép vảy rồng là loại cá chép đuôi dài hay còn được gọi là cá chép đuôi bướm cá chép rồng, cá chép phụng. Đây là một trong những loài cá thuần Việt, được nuôi trong hồ, bể cá. Chúng ta có thể nhận thấy bộ đuôi và vây thướt tha và uyển chuyển khi bơi của chúng nên khá nhiều người mua loại này về để làm cảnh.
Cá chép vàng
Cá chép vàng có tên khoa học là Carassius auratus, là một loài cá cảnh được nuôi làm cảnh từ rất sớm. Hoa văn trên thân cá đa dạng và chia ra nhiều dòng với nhiều hoa văn khác nhau.
Là một loại cá cảnh phổ biến, nhiều người cũng thắc mắc là cá chép vàng ăn được không? Câu trả lời là được, nhưng thịt cá không ngon như những loại cá chép khác. Bên cạnh đó, cá chép vàng được coi là con vật linh thiêng, đưa ông Táo về trời nên người ta cũng không ăn loại cá này.
Cá chép Koi
Cá chép Koi hay còn gọi là Cá chép Nishikigoi, Cá chép thổ cẩm là một loại cá chép được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong hồ cá, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản và Việt Nam. Cá Koi có quan hệ họ hàng gần với cá vàng.
Các hình xăm trên mình cá Koi được người Nhật quan niệm là đem lại nhiều may mắn.
Cá Koi được chia ra làm hai loại: Koi chuẩn và Koi bướm.
- Koi chuẩn: có hình dáng giống như cá nguyên thủy, khi nhìn từ trên xuống, bạn sẽ thấy cá được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp, thích hợp nuôi trong ao.
- Koi bướm: Koi bướm hay còn gọi là cá chép vây dài, cá chép rồng, chúng có vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng.
Bên cạnh đó, còn có giống cá chép đỏ, là các sản phẩm lai giống từ biến thể của cá chép Koi thân ngắn, có màu sắc đỏ hoặc vàng đỏ.
2.Cá chép dùng để chế biến món ăn
Cá chép hồng
Cá chép hồng là loại cá chép có vây màu hồng được tìm thấy ở sông và thường là vào mùa nước lớn thì mới dễ dàng tìm thấy loại cá này. Cá chép hồng một con khá to, tầm 1 - 2 kg, có những con to hơn. Loại cá này có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như cá chiên, cá chép hồng nấu cháo hạt sen hoặc cá chép hồng hấp.
Bạn có thể tham khảo thêm cách phân biệt cá chép, cá trắm, cá trôi để chọn mua đúng loại nhé!
Cá chép hồ Lắk
Loại cá chép này là loại cá chép bản địa, trước đây chúng được người dân khai thác rất nhiều nhưng hiện tại thì loại này rất hiếm và cần được bảo tồn. Cá chép hồ Lắk thân trắng bạc, phần lưng màu sẫm, cân đối, gốc vây màu hồng và đặc biệt là có 2 râu ngắn. Cá này khá nặng, tầm 5 - 6 kg một con.
Cá chép kính
Loại cá chép kính này có màu vàng nâu, một điều đặc biệt là cá không có vảy, đầu hơi múp, thân màu vàng sáng, mắt cá lồi. Cá chép kính được tìm thấy ở Ninh Bình, loài này có tập tính là ở các hang sâu, mùa đông mới bơi ra. Khi chế biến món ăn thì thịt cá tương đối thơm, nhiều người bảo ăn như thịt lợn.
Cá chép giòn
Bạn có biết, cá chép giòn khác cá chép thường như thế nào không?
Cá chép giòn là loại cá lai giữa cá chép ta và cá chép giòn của Nga và Hungary. Cá có màu nhạt, thân hình của thon và dài hơn cá chép thường. Thịt cá chép giòn khi nấu chín sẽ dai, ngon và giòn.
Món ngon từ cá chép giòn phải kể đến như: Cá chép giòn nướng muối ớt, lẩu cá chép giòn, cá chép giòn xào lăn, cá chép giòn chiên giòn, cá chép giòn nấu riêu, cá chép giòn nấu măng chua, cá chép giòn nhúng mẻ,...Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, đậm và béo của cá.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về một số loại cá chép tại Việt Nam. Hy vọng bạn sẽ có được thông tin hữu ích về các loại cá chép được chọn mua được loại cá cho dịp cúng ông Công ông Táo sắp tới nhé.
Theo Bach Hóa Xanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét