Thiên Kinh biệt sách Linh khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”. Vì vậy, giữ cho kinh lạc được thông suốt là điều kiện cần để cơ thể được khỏe mạnh.
Thực
tế đã chứng minh, 12 kinh mạch trong cơ thể con người vừa có tính mẫn
cảm cao vừa có trở kháng thấp nên rất dễ dẫn truyền khi gặp kích thích
điện. Ngay từ xa xưa, Trung y đã sớm nhận ra hiện tượng này và gọi nó là
“đắc khí”. Một khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng điện sinh
học lập tức sẽ gây nên cảm giác mỏi, tê, trướng, chạy, v.v…
Trên
thực tế, hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch làm trung tâm để điều khiển
toàn bộ cơ thể. 12 kinh mạch này chia cơ thể thành 12 vùng, mỗi vùng do
một kinh mạch phụ trách. Mỗi kinh mạch lại liên kết với một cơ quan nội
tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận trong cơ thể người đều có mối quan hệ
mật thiết với hệ thống kinh lạc.
Sinh
lý học bệnh lý kinh lạc cho rằng kinh lạc phản ánh bệnh. Bất kỳ sự bất
thường nào của kinh mạch cũng đều được thể hiện ra bên ngoài thông qua
những hội chứng tương ứng.
Ngoài
ra, kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý bình thường
của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật. Trong điều kiện
bình thường, mọi chức năng sinh lý của cơ thể người như hô hấp, tuần
hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, v.v… đều do kinh lạc quản lý. Khi cơ thể
bị bệnh, kinh lạc vừa có tác dụng phản ánh bệnh vừa được dùng để chữa
trị.
Khí huyết ngưng trệ sẽ gây nên
các thực chứng như: đỏ, sưng, nóng, đau (còn những biểu hiện như tê bại
cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy yếu chức năng… là thuộc về chứng hư). Khi
kinh lạc không đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kỵ rét (dương hư
tắc hàn). Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ
khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội (âm hư nội nhiệt) hoặc sốt
toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt nguồn từ tình
trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh lạc.
Bên
cạnh những thủ pháp điều chỉnh kinh khí, các món ăn, thuốc uống mà
chúng ta sử dụng hàng ngày để thông qua khí huyết tác động đến các kinh
mạch, phủ tạng tương ứng nhằm điều chỉnh âm dương hư thực trong chúng,
từ đó tạo nên hiệu quả trị liệu, thì thả lỏng được xem là phương pháp
đơn giản nhất mang lại hiệu quả thông kinh lạc tiêu trừ đi tà khí giúp
cơ thể kiện khang.
Phương pháp thả lỏng cơ thể giúp thông kinh lạc
Muốn
làm được điều này, ta phải chủ động thả lỏng mọi lúc mọi nơi. Ví dụ,
khi đứng hay ngồi quá lâu, ta nên xem bộ vị nào đang chịu lực nhiều hơn
để thay đổi tư thế. Dồn trọng lực sang các bộ vị khác, thả lỏng bộ vị
đó.
Nói cách khác, trong mọi trường
hợp, ta nên chú ý thả lỏng bộ vị đang chịu lực nhiều nhất của cơ thể.
Đặc biệt khi nằm ngủ, ta nên xem mình có đang chau mày không, nếu có thì
lập tức hãy day huyệt Ấn đường rồi thả lỏng toàn thân.
Cách
thả lỏng tốt nhất là tưởng tượng các khớp xương của mình đang rời ra,
cơ bắp nhão ra hoặc thực hiện một bài tập nặng cho đến khi xương cốt rã
rời thì toàn thân sẽ không còn điểm chịu lực. Sau đó, hít thở thật sâu
và nhẹ để kinh khí lan tỏa khắp cơ thể. Làm như vậy, cơ thể bạn sẽ nhẹ
nhõm vô cùng vì kinh lạc đã thông suốt.
Liệu
pháp thả lỏng tốt hơn cả hẳn là những bài tập nhẹ nhàng khoan thai hay
thiền định như Yoga, Thái Cực quyền, Pháp Luân Công… Tại Trung Quốc cũng
có những nghiên cứu về phương diện này.
Năm
1998, Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc cùng các nhà nghiên cứu y
khoa đã tiến hành 5 đợt điều tra quy mô lớn trên các học viên Pháp Luân
Công tại các tỉnh Quảng Đông, địa khu Đại Liên, thành phố Vũ Hán, thành
phố Bắc Kinh (2 đợt). Đây là các khu vực là đại biểu cho các khu vực dân
cư đông đúc nhất Trung Quốc, với số người tu luyện Pháp Luân Công nhiều
nhất.
Cuộc điều tra đã thu về 35.000
phiếu. Kết quả tổng hợp cho thấy những người tập Pháp Luân Công đến từ
mọi tầng lớp lớp xã hội, có trình độ giáo dục khác nhau, trong đó giới
tính nữ chiếm 72,9%, người ở độ tuổi 50 trở lên chiếm 62,1%, số người có
một loại bệnh trở lên trước khi tu luyện chiếm 90%.
Các
loại bệnh tật phân bố rất rộng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương,
bệnh khớp, và bệnh tim là nhiều nhất. Có thể nói đại đa số học viên đã
bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với hy vọng thông qua luyện công sẽ đạt
được mục đích chữa bệnh khỏe người.
Tại tỉnh Quảng Đông, thành phố Bắc Kinh và địa khu Đại Liên, kết quả điều tra đối với 28.571 học viên cho thấy:
- 23.619 học viên sau khi luyện công đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%;
- 4.616 học viên sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%;
- 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%.
Nói chung hiệu quả chữa bệnh khỏe người lên tới 98,8%.
Ngoài
sự cải biến ngoạn mục về sức khỏe thân thể ghi nhận được, đợt điều tra
kể trên cũng phát hiện trạng thái tinh thần và tâm lý của người tập có
cải thiện rất lớn.
Báo cáo của tỉnh
Quảng Đông và thành phố Bắc Kinh cho thấy có 86,5% học viên cho rằng sau
khi tu luyện Pháp Luân Công thì tâm tính cải biến tốt, đạo đức bản thân
được nâng cao, tâm tính hoàn toàn đề cao và điều hòa bản thân. Thông
qua tu luyện, đa số học viên đã bỏ những thói quen không tốt.
Theo ĐKN