Thông tin nhiễu loạn
Một
số loại thực phẩm được cho là gây chết người khi kết hợp như mật ong
với bột sắn dây, mật ong với sữa đậu nành, trứng ngỗng với tỏi, thanh
long với bình bát. Bên cạnh đó, ăn kết hợp khoai tây với cà chua, gan ăn
với giá đỗ được cho là gây ung thư. Nước luộc gà với rau cải xanh, canh
trứng, cà chua với hành lá gây độc, trứng vịt với tỏi gây ngộ độc...
Thông
tin từ người này truyền tai qua người khác khiến nhiều người hoang mang
không dám ăn chung các loại thực phẩm này với nhau.
Bà
T.T.Đ. (48 tuổi) kể khoảng một năm trước, khi được người hàng xóm cho
xem mẩu giấy có công thức các loại thực phẩm kết hợp với nhau gây độc,
thậm chí chết người, từ đó không bao giờ bà dám ăn món gì theo sự kết
hợp đó nữa.
"Như
lúc trước nhà tôi thường nấu canh củ quả, có cà chua và khoai tây, món
gan heo xào giá đỗ cũng thỉnh thoảng ăn. Canh trứng gà, cà chua và hành
lá cũng là món thường ăn. Nhưng mà nghe nói ăn chung với nhau bị ung
thư, sợ quá nên thôi" - bà Đ. nói.
Không có cơ sở khoa học
Thạc
sĩ dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường - khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh
viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết theo y học phương Tây, chưa có
nghiên cứu rõ ràng, bằng chứng cụ thể nào để nói những loại thực phẩm đó
ăn với nhau gây ra những tác hại như trên.
Ngoài ra,
các nguyên nhân gây ung thư cũng chưa biết chính xác từ đâu nên không
thể xác định được các thực phẩm đó ăn cùng với nhau gây ung thư.
Bác
sĩ Nguyễn Minh Nhiên - khoa y học cổ truyền Bệnh viện Bình Tân, TP.HCM -
cho biết mỗi loại thực phẩm dùng trong ăn uống hằng ngày theo Đông y
cũng được xem như một vị thuốc. Cơ bản, các thực phẩm khi kết hợp với
nhau sẽ làm tăng hoặc giảm hoạt chất của thực phẩm đó, không gây nguy
hiểm chết người như đồn thổi.
Thạc
sĩ Khuê Tường khuyến cáo chế độ ăn phải đủ các nhóm chất dinh dưỡng bột
đường, đạm, béo và các vitamin, không nên nghe theo những đồn thổi mà
hạn chế kiêng khem không đúng khoa học.
Tuy
nhiên, tùy theo cơ địa, bệnh lý nền trong cơ thể mà có sự kết hợp thực
phẩm phù hợp để tránh tình trạng bệnh nặng hơn hoặc cơ thể khó chịu
nhiều hơn.
Theo bác sĩ Nhiên, thành phần chính của một
bài thuốc sẽ gồm 3 phần: thuốc chính hay còn gọi là chủ dược có tác dụng
điều trị bệnh, sẽ được kết hợp với một vị thuốc hỗ trợ giúp tăng hoặc
điều tiết hoạt tính của thuốc chính hơn và phối hợp với tá dược nhằm gia
giảm hoạt chất của thuốc hấp thu vào cơ thể tốt hơn (thông thường là
các vị thuốc bổ).
Kết hợp thực phẩm trong ăn uống hằng
ngày cũng tương tự nguyên tắc trên, dùng một loại thực phẩm phụ để làm
tăng tác dụng của thực phẩm chính. Thức ăn chính có tính hàn sẽ kết hợp
với một loại gia vị có tính nóng, giảm tính hàn giúp tăng tiết dịch vị
tiêu hóa dễ hơn, không lạnh bụng (gây tiêu chảy) hoặc đầy hơi, chướng
bụng, khó tiêu...
Để phân biệt được thực phẩm có tình hàn hay nóng sẽ nhìn vào màu sắc hoặc vị của thực phẩm đó.
Ví dụ đối với thịt cá, thực phẩm có màu trắng là tính hàn và màu đỏ là tính nóng.
Đối
với rau củ quả, thực phẩm nào càng chua nhiều tính hàn càng cao, cũng
như thực phẩm nhiều tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi chất làm tăng
độ chua gây chướng bụng là thực phẩm có tính hàn...
Thạc
sĩ Tường cho biết có một số chất khi kết hợp với nhau có tạo ra chất kết
tủa, nhưng chất kết tủa đó có gây khó tiêu, đau bụng hay không thì
không phải chất nào cũng có nghiên cứu.
Bác
sĩ Minh Nhiên lưu ý tùy vào nhu cầu mỗi người mà nguyên lý hoạt động
của cơ thể điều chỉnh để việc kết hợp thực phẩm sẽ trở nên khoa học,
hiệu quả, an toàn hơn.
Ví dụ theo nguyên tắc thời gian, sau 45 phút hoạt động mới nên ăn, thức ăn vào dạ dày co bóp, đưa xuống ruột non và dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể. Nhưng người muốn tăng cân thì sau 20-30 phút hoạt động có thể ăn để khả năng hấp thu cao hơn (80-90%).
Ví dụ theo nguyên tắc thời gian, sau 45 phút hoạt động mới nên ăn, thức ăn vào dạ dày co bóp, đưa xuống ruột non và dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể. Nhưng người muốn tăng cân thì sau 20-30 phút hoạt động có thể ăn để khả năng hấp thu cao hơn (80-90%).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét