Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Sự Tích Cây Huyết Dụ

Ngày xưa có một anh chàng chuyên về nghề giết lợn đem thịt ra chợ bán. Anh ta sống gần một ngôi chùa, mỗi sáng khi nghe tiếng chuông đổ anh giết lợn để kịp phiên chợ.

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSlDg0EecM8zKXUxJ6qZJul72pn3zKZGQnJHClAMMjOnz26DWjQ

Cây huyết dụ

Một hôm vị trụ trì ngôi chùa nằm mơ thấy một người đàn bà dẫn đàn con đến xin cứu mạng. Vị thiền sư liền hỏi bằng cách gì thầy có thể cứu mạng. Người thiếu phụ nói ngày mai khi dậy tụng kinh xin thầy đừng đánh chuông thì mẹ con nàng sẽ được cứu, vị trụ trì nhận lời.
Sáng hôm sau, sư cụ lẳng lặng dậy tụng kinh mà không thỉnh chuông công phu như thường lệ. Không nghe tiếng chuông báo thức nên chàng đồ tể ngủ thẳng giấc, đến khi tỉnh dậy mặt trời đã lên cao, nếu giết lợn không còn kịp thời gian của phiên chợ nữa.
Anh chàng bực mình lên chùa hỏi sư cụ sao không đánh chuông khiến anh phải lỡ dở công việc. Vị thầy kể lại giấc mơ. Anh ta liền về nhà, chạy ra chuồng lợn xem thì thấy con lợn nái mình định mổ thịt đã sinh một đàn con. Anh tự nghĩ loài súc vật cũng có linh hồn, cũng tham sống sợ chết, cũng vì con sẵn sàng hy sinh cho con thế mà lâu nay vì sinh kế anh đã giết bao nhiêu sinh mạng. Anh liền bỏ đao đồ tể, quyết chí tu hành sau nầy trở thành vị A-la-hán.
Chỗ con dao anh cắm xuống hôm sau mọc lên một loại cây, thân cây có đốt ngắn giống thân cau rừng nhưng lá giống những lưỡi dao có màu đỏ như máu, người dân nơi đây gọi là cây huyết dụ hay cây phật dụ. Ngày xưa con dao đồ tể đã giết bao nhiêu sinh mạng, ngày nay với lá cây huyết dụ đã cứu biết bao phụ nữ bị bịnh sản hậu…
Chuyển bài từ The Old Cottage

Tâm Hoa

Cây huyết dụ có hai loại: loại có lá đỏ cả hai mặt và loại có lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại đều dùng làm thuốc nhưng loại lá hai mặt đỏ tốt hơn. Cây thường được trồng làm cảnh, thân to bằng ngón tay, cao 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không có cuống, hẹp, dài khoảng 30cm. Hoa mọc thành chùy dài. Quả mọng chứa 1-2 hạt.
Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét