Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

Nước sốt xào "thần thánh"

 Mời các bạn cùng "thử nghiệm" loại nước sốt xào đặc biệt này nhé! Nước sốt này thích hợp với các loại  xào, từ các loại rau củ khác nhau cùng với các nguyên liệu bò, heo ... hay hải sản.

Nguyên liêu

30ml dầu ăn

10g tỏi băm

10g hành tím băm

2g tiêu xay

200ml nước

50g dầu hào, 30ml nước mắm, 50g nước tương

20g tương ớt, 10g bột ngọt, 10g đường, 5g dầu mè

Cách làm

Cho dầu vào soong, để nóng.

Cho tỏi + hành vào phi vàng. Cho tiếp tiêu cho thơm.

Cho nước vào. Lần lượt cho dầu hào + nước tương + nước mắm + tương ớt + đường + bột ngọt khuấy đều và đun cho sôi trên lửa vừa.

Cho dầu mè vào khuấy đều, nấu tiếp 10 giây nữa rồi tắt bếp. Nếu bạn nào không thích dầu mè thì bỏ qua bước này.

Nấu trước nước sốt giúp việc nêm nếm đơn giản hơn, món ăn được thấm đều các gia vị, và giữ cho món ăn được đảm bảo chất lượng. Với lượng sốt này có thể dùng cho một kg nguyên liệu. 

 

Theo đầu bếp Quốc Võ

 



Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 1

Nhiều thói quen lành mạnh có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe tổng thể của bạn, từ việc ăn đủ rau đến ngủ đủ giấc và chất lượng mỗi ngày. Trong đó, duy trì hoạt động tích cực có thể là một trong số đó. Xét cho cùng, việc vận động trong ngày của bạn có liên quan đến một số lợi ích khá ấn tượng — ngay cả khi bạn chỉ có thể cam kết thực hiện 30 phút mỗi ngày. Vậy cụ thể điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Những lợi ích sức khỏe từ việc duy trì luyện tập 30 phút mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên là một công cụ mạnh mẽ để duy trì lối sống lành mạnh. Và việc đưa việc vận động vào thói quen hàng ngày có thể mang lại lợi ích sâu sắc cho sức khỏe của bạn.

1. Có thể hỗ trợ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 2

Một lợi ích đáng kể của việc tập thể dục thường xuyên là tác động tích cực của nó đối với chức năng nhận thức. Theo một nghiên cứu nhỏ năm 2021 được công bố trên Tạp chí Bệnh Alzheimer, tập thể dục nhịp điệu, hay đi bộ và đạp xe,... có thể giúp giảm tình trạng suy giảm nhận thức. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường hoạt động thể chất thậm chí có thể giúp ngăn ngừa khoảng 3% tổng số trường hợp mất trí nhớ, theo một đánh giá năm 2021 trên tạp chí Nutrients.

2. Có thể làm giảm huyết áp tim

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 3

Tập thể dục thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Cụ thể, việc tăng nhịp tim sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hơn nữa, nó hỗ trợ duy trì mức huyết áp ở mức bình thường, do đó làm giảm căng thẳng cho tim, theo một đánh giá năm 2020 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Ngoài ra, hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể giúp giảm mức cholesterol đồng thời tăng tỷ lệ cholesterol HDL (còn được gọi là “tốt”), từ đó giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.

3. Có thể hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 4

Tập thể dục cũng có thể giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của xương. Theo một đánh giá năm 2022 được công bố trên Frontiers in Endocrinology, các bài tập chịu trọng lượng và sức đề kháng, như chạy, nhảy hoặc nâng tạ, sẽ kích thích sự phát triển và củng cố xương. Điều này giúp tăng mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương trong cuộc sống sau này. Hơn nữa, việc tập thể dục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, giảm khả năng té ngã có thể dẫn đến chấn thương xương.

4. Có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 5

Tập thể dục thường xuyên không chỉ mang lại lợi ích cho chức năng nhận thức, sức khỏe của tim và mật độ xương mà còn hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Cụ thể, hoạt động thể chất có thể góp phần mang lại giấc ngủ ngon và yên tĩnh hơn bằng cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn. Theo một đánh giá năm 2018 trên tạp chí Sleep Medicine Reviews, nhiệt độ cơ thể tăng lên khi tập thể dục được cho là cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách giúp nhiệt độ giảm xuống trong khi ngủ. Bạn cũng có thể cảm thấy tỉnh táo hơn và bớt buồn ngủ vào ban ngày hơn.

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tâm trạng và giải tỏa tâm trí, giống như thiền, có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5. Có thể nâng cao mức năng lượng của bạn

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 6

Tập thể dục cũng là một cách tăng cường năng lượng tự nhiên và bền vững. Khi bạn tập thể dục, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên, đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng và oxy quan trọng được vận chuyển hiệu quả đến các tế bào của bạn. Quá trình này hỗ trợ chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng có thể sử dụng, nâng cao sức chịu đựng của bạn và giảm cảm giác mệt mỏi. Hơn nữa, hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện chức năng trao đổi chất, dẫn đến mức năng lượng ổn định hơn suốt cả ngày.

6. Có thể cải thiện tâm trạng của bạn

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày? - Ảnh 7

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tinh thần bằng cách cải thiện tâm trạng của bạn. Cụ thể, theo một bài báo năm 2021 trên tạp chí Biomolecules, tập thể dục kích hoạt giải phóng endorphin, thường được gọi là "hormone tạo cảm giác dễ chịu", dẫn đến cảm giác hạnh phúc và hưng phấn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng bằng cách thúc đẩy sự thư giãn và tăng cường khả năng xử lý căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra, hành động đơn giản là tập trung vào tập thể dục có thể giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực gây lo lắng và trầm cảm.

Tóm lại, trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn luyện tập 30 phút mỗi ngày?” Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tập thể dục nên được điều chỉnh phù hợp với mức độ thể lực và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Điều cần thiết là lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi khi cần thiết. Tập thể dục thường xuyên, khi được thực hiện đúng cách, có thể là một cách an toàn và hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích tới quý bạn đọc nhé!

Theo Phunutoday

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

Bánh Bò Đường Thốt Nốt kiểu Tây

 Bánh bò là món quà vặt dân dã nông thôn miền Nam. Với nhiều cách làm và hình thức rất đa dạng. Hôm nay mình mang về đây cách làm Bánh Bò bằng đường thốt nốt với phương pháp "lai" tây đơn giản mà lại thơm ngon, ai cũng có thể làm được. Không sợ bánh bị chua hay bò ra "đầy " nhà nữa nhé!

Nguyên liệu

200g bột năng

200g đường thốt nốt

1,5M bột gạo

250ml nước cốt dừa 

4 trái trứng gà 

1M dầu dừa 

1m vani hay 4 ống bột

1gói bột nổi Alsen

Cách làm

 Hòa bột năng + bột gạo.

Cho 2M nước + 200g đường thốt nốt nhuyễn. Lắc nhẹ trên lửa nhỏ. Khi đường chuyển qua màu nâu thành caramen cho thêm 1M nước nữa, rồi tắt bếp, khuấy cho caramen tan đều.


Cho tiếp 250ml nước cốt dừa khuấy đến khi còn âm ấm, cho qua hỗn hợp bột. 

Dùng phới trộn nhẹ , hay dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ trung bình 5-10 phút cho mịn đều

Lược 4 trái trứng qua rây vào thố. Cho va ni khử mùi tanh.

Sau khi cho trứng qua bột thì lược lại 2-3 lần cho mịn đều.

Cho dầu dừa vào khuấy nhẹ cho đều.  * Nhớ khuấy theo một chiều.

Cho khuôn 17 cm vào lò, sau khi đã phết dầu dừa, để 200'C trong 10 phút, 2 lửa trên dưới. Mở cửa lò ra chờ 5 phút để cho bột nở vào.

Cho gói Alsen vào khuấy nhẹ cho lên bọt khí, * Nhớ mua loại còn mới để bọt khí lên tốt.

Khi đổ bột vào khuôn, dùng một cái rổ đổ bột qua rổ để tạo rễ tre (sẽ nghe xèo xèo)

Nhanh chóng cho vào lò nướng.

Chỉnh nhiệt độ 180'C - 8 phút, rồi 160'C trong 47 phút ( tc 55'). Thử tăm không dính là bánh đã chín.

Hé lò 30 phút sau mới lấy bánh ra cho bánh đứng, không bị xẹp.

 


Nhìn thấy đã không mấy bạn? Nhớ thử nhé! Chúc các bạn thành công !


Theo Sức Khỏe Tâm Sinh


Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Đường thốt nốt giàu dinh dưỡng, được bác sĩ khen hết lời

 

Đường thốt nốt là một loại đường được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn, đặc biệt là các món chè. Loại đường này có vị ngọt thanh, rất dễ chịu khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Không những vậy, loại đường này còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nếu bạn tiêu thụ ở mức hợp lý.

1. Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt được chế biến từ dịch của nhị hoa cây thốt nốt. Vị ngọt dễ chịu, có vị thơm và khi uống vào có cảm giác thanh mát hơn đường mía và đường củ cải.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt được làm từ dịch của nhị hoa thốt nốt

Người nông dân sẽ thu hoạch hoa từ cây thốt nốt sau đó hứng lấy phần dịch hoa để thực hiện nấu đường. Cách chế biến sản phẩm này như sau:

- Cho phần dịch hoa vừa được thu hoạch vào trong một chảo lớn và đun lên.

- Trong khi đun, dùng đũa tre để quấy đều cho đến khi cô đặc, sền sệt lại.

- Sau đó cho phần đường này sang một chiếc chảo khác, đun với lửa nhỏ đến khi thành những hạt đường vàng ươm, thơm mát.

- Cho đường vào khuôn tuy theo nhu cầu của người sản xuất, có thể là khuôn vuông hoặc tròn.

- Dùng lá thốt nốt để bọc lại phần đường vừa chế biến được.

Loại đường này có thể được sử dụng để nấu các món chè, nấu ăn trực tiếp hoặc cũng có thể được sử dụng để pha trà. Một trong những món ăn rất quen thuộc sử dụng đường thốt nốt đó là chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt.

2. Đường thốt nốt có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như thế nào?

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của đường thốt nốt nếu bạn bổ sung một cách hợp lý:

- Ngăn ngừa thiếu máu: Đường được làm từ thốt nốt có chứa nhiều sắt, trung bình 100g có thể chứa khoảng 11mg sắt. Do đó, khi bổ sung loại đường này vào chế độ ăn hàng ngày, bạn đã có thể bổ sung cho cơ thể một lượng sắt đáng kể, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Hơn nữa, chất sắt từ đường cũng được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn so với một số thực phẩm khác.

Đường thốt nốt chứa nhiều sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu

Đường thốt nốt chứa nhiều sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu

- Hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa: Một số người cho rằng, đường từ cây thốt nốt có thể hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và hạn chế nguy cơ táo bón. Thậm chí, một số người còn thường sử dụng loại đường này sau bữa ăn với mong muốn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục, xác nhận lợi ích này.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Đường từ cây thốt nốt có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa một số bệnh ung thư, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ. Vì thế, nhiều người đã sử dụng thay cho đường trắng.

- Tốt cho xương: Trong đường làm từ cây thốt nốt có chứa một số khoáng chất như canxi, phốt pho,… có thể góp phần giúp cho hệ thống xương khớp của chúng ta khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn.

3. Một số nguy cơ sức khỏe nếu lạm dụng đường thốt nốt

Đường thốt nốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng, ăn quá nhiều hoặc là đối tượng không phù hợp với loại đường này, bạn có thể gặp phải một số rủi ro sức khỏe nhất định. Do đó, nếu bạn có bệnh lý nền, tình trạng sức khỏe không tốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Dưới đây là một số nguy cơ sức khỏe khi sử dụng đường thốt nốt không đúng cách:

Tăng lượng đường trong máu

Đường thốt nốt cũng giống như tất cả những loại đường khác. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh lý mạn tính khác. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng có ảnh hưởng nhất định đến lượng insulin trong máu giống như những loại đường khác. Chính vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại đường này.

Đường làm từ cây thốt nốt làm tăng nguy cơ béo phì

Đường làm từ cây thốt nốt làm tăng nguy cơ béo phì

Tăng nguy cơ béo phì

Tuy có những giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng loại đường này cũng vẫn có thể làm tăng nguy cơ béo phì giống như những loại đường khác. Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để tránh dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Tăng nguy cơ gây ra những vấn đề về đường ruột

Đường thốt nốt được chế biến thủ công có nguy cơ mang theo vi khuẩn và khi sử dụng có thể tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe đường ruột và thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Do đó, hãy lựa chọn loại đường được chế biến theo quy trình đạt chuẩn để hạn chế nguy cơ gây ra các bệnh đường ruột.

Dù tốt cho sức khỏe người dùng nhưng bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng loại đường này để có được hiệu quả tối ưu nhất.

4. Một số lưu ý khi sử dụng đường thốt nốt

Khi sử dụng đường thốt nốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Không sử dụng những loại đường đã bị chua, chảy nước. Nếu ăn phải đường bị ôi thiu có nguy cơ bị tiêu chảy, tích nhiệt độc, gây ảnh hưởng thị lực, ngộ độc thực phẩm, tăng cholesterol,…

- Thốt nốt sau khi được thu hoạch nên được bảo quản lạnh càng sớm càng tốt vì nó rất dễ lên men ở nhiệt độ thường.

Chỉ nên ăn đường thốt nốt với lượng vừa phải

Chỉ nên ăn đường thốt nốt với lượng vừa phải

- Chỉ nên ăn đường với lượng vừa phải. Ăn quá nhiều đường có nguy cơ bị tiểu đường, nổi mụn hoặc mắc một số bệnh về răng miệng.

Trên đây là những thông tin về đường thốt nốt, những lợi ích sức khỏe của nó, đồng thời là những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nếu bạn sử dụng quá nhiều loại đường này. 

Theo MedLatec

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Cá chép kho riềng

 Cá chép kho riềng - Cá kho của "Làng Vũ Đại ngày ấy", giờ được các bà nội trợ miền Nam chế biến như thế nào, mời các bạn cùng xem! 

Nguyên liệu

500g cá chép

50g thịt ba chỉ

200g lá trà xanh

100g riềng

2 khúc mía 10 -15cm

1M dầu màu điều, 1m nước màu, hành lá, ớt hiểm, ớt sừng, nước tương Phú Sĩ, hạt nêm.


Cách làm

Rửa sạch cá chép, ướp 1m muối 10 phút cho ra nhớt. Bỏ nước nhớt.

Xắt 5-7 lát riềng. Phần còn lại giã lấy 3M nước cốt.

Ướp 1/2m muối + 1/2m tiêu + 1/2m tiêu giã dập +1m bột nêm + 5M nước tương + 1m nước màu + 1M dầu màu điều + 3M nước cốt riềng + 1M đầu hành lá băm + ớt hiểm đập dập.

Thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn.

Cho riềng lát vào chảo dầu, chiên sơ cá cho thơm. Không cần chiên vàng.

Mía chẻ 4. Hành lá cắt khúc. Ớt sừng khoanh

Vò trà xanh, xối qua nước sôi, bỏ đi. Dùng 3 chén nước sôi hãm trà lấy ra 3 chén nước trà.

Xếp mía dưới đáy nồi đất, cho cá chiên vào nồi, cùng nước gia vị + riềng lát chiên + ớt hiểm, thịt ba chỉ đun sôi. 

Khi nồi cá sôi, cho nước trà vào đun tiếp. Cá sôi lại, hớt bọt, đậy nắp và hạ lửa nhỏ đun riu riu, khi nước rút xuống còn 1/3 là được. Cho ớt sừng + hành lá cắt khúc lên trước khi ăn.

* Trong bài này cá kho với nước tương để tạo một hương vị mới. Bạn nào không thích thì thay bằng nước mắm, đường, bột ngọt theo khẩu vị gia đình.


Theo Món Ngon Mỗi Ngày


 


Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Các loại cá chép phổ biến ở Việt Nam - Cá nào ăn được

Hiện tại, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều loài cá chép khác nhau, không chỉ là loại cá chép phóng sinh mà còn nhiều loại khác nữa. Hôm nay, hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu về các loại cá chép phổ biến ở Việt Nam nhé.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Cách pha rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy thanh mát cho ngày hè

 Bạn đã biết cách pha rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy thanh mát cho ngày hè chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Rau má và đậu xanh là hai thực phẩm giải nhiệt rất tốt cho ngày hè. Vì vậy hôm nay cùng vào bếp với Bách hóa XANH thực hiện ngay món nước giải khát rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy, thanh mát nhé!

Nguyên liệu 

  • 250g rau má
  • 100gđậu xanh cà vỏ
  • 200ml nước cốt dừa
  • 70ml sữa đặc
  • Gia vị:muối, đường
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, soong, rây, lọc, tô, ly
     

Rau má bạn nên chọn những lá còn non, cọng mọng nước, có màu xanh tươi. Bạn không nên mua rau má già, màu xanh đậm sẽ khiến thành phẩm nước rau má đậu xanh bị đắng, uống thấy vị gắt ở cổ họng.

Đậu xanh chất lượng phải có mùi thơm tự nhiên, do đó bạn cần tránh mua đậu xanh có lẫn mùi hóa chất hay ẩm mốc, ăn vào sẽ bị bở, không ngon. 

Cách làm

Rau má bạn nhặt bỏ những cọng, lá bị héo, úa, mang đi rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối pha loãng tầm 10 phút. Hết 10 phút bạn vớt rau má lên, để ráo nước.

Đậu xanh rửa qua với nước cho sạch hết bụi bẩn, sau đó mang đi ngâm trong vòng 4 tiếng hoặc để qua đêm để đậu xanh nở đều. Chắt nước và rửa đậu xanh thêm 1 lần nữa, rồi để ráo.

Trong quá trình ngâm đậu xanh, hòa vào ½ muỗng cà phê muối để đậu xanh không bị chua.

Bắc 1 cái soong, cho đậu xanh vào cùng 600ml nước sau đó bật bếp đun sôi. Khi nồi đậu xanh sôi lên, bạn tiến hành vớt bọt liên tục để khi bảo quản, đậu xanh không bị chua hay hư hỏng.

Nấu đậu xanh đến khi toàn bộ hạt được nở bung, mềm ra và lượng nước cạn đi hơn nửa thì bạn tắt bếp, cho 150g đường vào nồi, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại, ủ đậu xanh trong 15 phút. Bỏ toàn bộ đậu xanh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Sau đó cho đậu xanh vừa xay vào nồi, bật bếp và sên đậu xanh tầm 2-3 phút, đến khi hỗn hợp đậu xanh sôi bùng lên 1 lần nữa thì tắt bếp.

Cho vào 200ml nước cốt dừa + 70g sữa đặc vào một cái soong, khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa tan sau đó bật bếp đun sôi. Cho thêm ⅓ muỗng cà phê muối. Khi hỗn hợp sôi nhẹ, sủi tăm thì tắt bếp.

Cho rau má vào máy xay sinh tố + 500ml nước uống rồi bật máy xay lên. Xay đến khi hỗn hợp rau má thật nhuyễn thì bạn đổ rau má qua một cái rây để lọc cặn rau má ra và lấy hỗn hợp nước cốt.

Bây giờ bạn chuẩn bị 1 cái cốc lớn, múc đậu xanh vào, tiếp đến cho vào vài viên đá lạnh, sau đó rót nước rau má đến gần đầy ly rồi rưới lên trên 1 lớp sữa dừa, cuối cùng là khuấy đều lên và thưởng thức.

Rau má đậu xanh cốt dừa ngọt nhất khi uống lạnh. Nếu bạn không thích béo quá thì không cần phải cho thêm cốt dừa cũng rất ngon. Ngoài ra, bạn có thể thay đậu xanh bằng khoai môn cũng là một sự kết hợp lạ miệng nhưng cực ngon.

Bài viết trên là cách pha rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy thanh mát cho ngày hè. Thay vì uống những loại giải khát có ga nhiều đường thì hãy thử làm ngay 1 bình rau má đậu xanh cốt dừa để cả gia đình giải nhiệt trong mùa hè này bạn nhé! Đảm bảo thơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều đấy!

* Rau má là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không được dùng với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, cho con bú, người đang dùng thuốc an thần, trầm cảm,... Vì vậy bạn cần lưu ý uống rau má đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Theo Bách Hóa Xanh