Củ sâm đất có nhiều nước, là thực phẩm dễ chế biến thành các món ngon, kích thích vị giác. Nếu dùng củ sâm đất hàng ngày có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về củ sâm đất và cách ăn củ sâm đất.
Củ sâm đất là gì?
Củ sâm đất hay còn gọi là khoai sâm vì bên ngoài trông rất giống với củ khoai lang.
Sâm đất là một loại thực phẩm rất lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Mỹ nhưng lại được nhập từ Trung Quốc. Hiện nay, củ sâm đất là đặc sản của tỉnh Lào Cai.
Tuy củ sâm đất có bề ngoài và ruột có màu vàng nhạt giống khoai lang nhưng mùi hương lại hơi giống nhân sâm. Ăn củ sâm đất sống thì sẽ thấy vị ngọt mát, nhiều nước. Khi nấu canh thì củ sâm đất dẻo thơm, rất ngọt.
Ngoài ra, củ sâm đất còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, cacbohydrat, chất béo, sắt, pectin và vitamin A, C, nhờ đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người.
Củ sâm đất có lợi gì cho sức khỏe?
Những công dụng của củ sâm đất đối với sức khỏe gồm:
Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng
Khi chúng ta dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn bệnh lý thì đồng thời cũng diệt luôn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, dẫn đến dễ làm rối loạn tiêu hóa. Củ sâm đất chứa nhiều chất fructooligosaccharide (FOS). Dưỡng chất này giúp điều chỉnh các vi khuẩn trong đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chất FOS làm giảm hàm lượng glucose trong gan, giúp cơ thể không hấp thụ đường đơn, tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Giúp hỗ trợ giảm cân
Chất FOS còn giúp hỗ trợ giảm cân cực kỳ hiệu quả bởi khả năng làm cho cơ thể nhanh no, đẩy nhanh quá trình bài tiết.
Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Củ sâm đất có tác dụng giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh liên quan tim mạch và ổn định huyết áp.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Thành phần prebiotic trong củ sâm đất giúp kích thích hệ vi sinh trong cơ thể phát triển, tăng khả năng hấp thụ tối đa các vitamin và khoáng chất cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra thành phần này còn làm giảm các chứng bệnh về hệ tiêu hóa như: Đầy hơi, viêm loét dạ dày, táo bón...
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chiết xuất của củ sâm đất có các thành phần giúp giảm chứng hạ đường huyết, giảm lượng natri trong máu, chống oxy hóa trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Giúp xương chắc khỏe
Sâm đất có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh loãng xương vì có chất giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và các khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe như photpho, magie.
Bỏ túi 3 cách ăn củ sâm đất
Nói đến cách ăn củ sâm đất, bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ củ sâm đất.
Gỏi củ sâm đất
Củ sâm đất xào thịt bò
Canh củ sâm đất hầm xương
Ai không nên ăn củ sâm đất?
Trong cách ăn củ sâm đất, bạn cũng cần lưu ý những nhóm đối tượng gặp tình trạng sau nên tránh dùng củ sâm đất vì không tốt cho sức khỏe:
Người dùng quá nhiều sâm đất
Nếu dùng quá nhiều sâm đất để bồi bổ trong một thời gian thì có thể bị ngộ độc, dễ buồn nôn và đổ mồ hôi nhiều. Khi gặp những triệu chứng này, bạn phải ngưng sử dụng ngay lập tức.
Người bị đầy bụng hoặc tiêu chảy
Củ sâm đất có chức năng nhuận tràng. Nếu người thường xuyên bị đầy bụng hay tiêu chảy dùng củ sâm đất sẽ khiến tình trạng trở nên tệ hơn.
Phụ nữ mang thai
Mặc dù củ sâm đất vẫn mang lại những lợi ích nhất định cho mẹ bầu như ngăn ngừa cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể và mau lành vết thương nhưng mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên dùng thực phẩm này vì thành phần dinh dưỡng không phù hợp với thai nhi.
Người bệnh gout hay đang điều trị rối loạn chức năng thận
Củ sâm đất sẽ làm mất đi tác dụng của loại thuốc đang điều trị bệnh gout hay rối loạn chức năng thận và còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Tóm lại, củ sâm đất có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Để tận dụng hiệu quả tối đa của thực phẩm này, bạn hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn trong bài viết "Cách ăn củ sâm đất" như trên.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Theo nhà thuốc Long Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét