Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

7 công dụng của rau lang và 3 điều cần tránh

Trong dân gian, khoai lang là vị thuốc chữa bệnh đã được dùng từ rất lâu, có nơi còn gọi là “Sâm Nam”. Theo nhiều nhà khoa học, giá trị dinh dưỡng trong rau khoai lang còn cao hơn trong củ lang rất nhiều. Chẳng hạn như hàm lượng vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, còn hàm lượng vitamin C thì cao gấp 5 lần.

Trong Đông y, rau khoai lang có vị ngọt, tính bình, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. 

Một số bài thuốc trị bệnh từ rau khoai lang mà bạn có thể tham khảo:

1. Trị mụn

Lá khoai lang có tác dụng hút mủ nhọt đã vỡ rất tốt, do đó có thể giã nhuyễn chúng để lấy tinh chất đắp lên mặt.

Chuẩn bị: 20g lá khoai lang non, 10g đậu xanh, 1/2 thìa muối tinh.

Cách làm: Rửa sạch lá khoai lang rồi cho tất cả nguyên liệu vào giã nhuyễn. Lấy vải mỏng bọc phần bã thu được rồi đắp lên mụn.

Rau lang có thể trị mụn, buồn nôn, ốm nghén... (Ảnh minh họa)
Rau lang có thể trị mụn, buồn nôn, ốm nghén... (Ảnh minh họa)

2. Chữa tình trạng băng huyết ở phụ nữ

Chọn những lá rau lang tươi rồi đem đi giã thành nước cốt để uống.

3. Trị buồn nôn, ốm nghén

Vì rau lang chứa nhiều vitamin B6 nên có tác dụng giảm buồn nôn, ốm nghén đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu. Ngoài ra ăn nhiều món ăn chế biến từ rau lang cũng giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng chán ăn hoặc ăn không ngon trong thời gian thai kỳ.

4. Nhuận tràng

Trong Đông y, rau lang có vị ngọt, mát, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng nên là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân nhuận tràng thì ăn rau lang luộc chín sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra, trong lá rau lang thường chứa hàm lượng chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường rất tốt.

5. Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Vì lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết nên đây sẽ là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nên nhớ là bạn chỉ nên dùng phần rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. 

Trong đọt rau lang đỏ chứa một chất gần giống insulin, tuy nhiên ở lá già không có chất này. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên chọn đọt của lá khoai lang non để ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn rau khoai lang luộc cũng sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh hiệu quả.

6. Chữa yếu sinh lý ở nam

Đối với nam giới có tình trạng sinh lý kém nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày món rau lang xào tỏi để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn có thể xào món này cùng với tôm, thịt bò hay thịt gà đều rất tốt. 

Mỗi tuần nên ăn 2 lần, duy trì một thời gian sẽ lấy lại được phong độ.

7. Thanh nhiệt, giải độc

Trong Đông y, rau lang không có tính độc, tự thận âm, có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt giúp thanh nhiệt, giải độc vào những ngày tiết trời oi bức. Hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về nhiệt (nóng), bạn cũng có thể ăn rau lang để giúp hạ nhiệt. 

Những sai lầm không nên mắc khi ăn rau lang

Rau lang rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên để chúng phát huy được hoàn toàn tính hiệu quả thì cần tránh những sai lầm sau.

- Tránh ăn rau khoai lang sống vì sẽ gây bệnh táo bón. 

- Không được ăn quá nhiều rau lang một lúc thì có thể làm dư thừa canxi, hình thành nên sỏi thận, không tốt cho sức khỏe. Phải ăn rau lang xen kẽ với những loại rau khác để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Có thể ăn rau lang kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dinh dưỡng.

- Khi đói thì không được ăn rau lang vì có thể làm cơ thể mệt mỏi do lượng đường huyết lúc này đã giảm thấp.

Cách ăn rau lang đúng cách

Khi dùng nước rau lang để ăn và chữa bệnh thì nên dùng lần nước thứ hai. Bởi lần nước đầu tiên thường có vị hăng và đắng, không phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Ngoài ra, để rau lang phát huy tốt nhất công dụng chữa bệnh thì nên chế biến chúng thành những món luộc, vừa tận dụng được nước rau mà còn thuận tiện trong khâu chế biến. Mùa hè bạn nên ăn rau lang luộc để dễ tiêu và có tác dụng thanh mát cho cơ thể. Mùa đông thì có thể chuyển sang món rau lang xào với tỏi thì phù hợp hơn.

 

Theo Tuoitre online

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

Thịt Nướng

 Thịt nướng là món ăn rất phổ biến vì gây "khoái khẩu", vậy nên mình hay học lóm để coi kiểu nào ngon. Bữa nay mình giới thiệu với các bạn món Thịt Nướng kiều này, xem có giống cách của các bạn không nhé! 


 Nguyên liệu

500g thịt nạc vai / dăm hay ba chỉ

1M tỏi băm

1M hành băm

1M sả băm

2M mè trắng

1/2M mật ong

1M dầu hào

 1M nước màu/ hàng

1M dầu điều hay dầu ăn thông thường cũng được

 Cách làm

Thịt rửa sạch với nước muối loãng, để ráo. Muốn dễ thái gói lại bằng giấy wrap, cho vào ngăn đá 15 phút cho se lại. Thái dày 2-3mm là được.

Lần lượt cho hành + tỏi + sả vào thịt trộn đều cho thịt thơm.

Sau đó mới cho mật ong, trộn lên. Cho tiếp dầu hào, trộn tiếp cho thấm đều.

Cuối cùng cho mè và dầu ăn vào trộn đều tất cả, rồi cho vào ngăn mát ướp 2-3 tiếng, xiên vào que rồi đem nướng.

Nếu dùng lò nướng thì đừng bật quạt, nếu không sẽ bị khô.

Bichnga biên soạn theo Nấu Ăn Không Khó

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

Loại thực phẩm nào đặc biệt gây bất lợi cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.

Loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên tránh xa

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi nhưng người bệnh có thể kiểm soát được sự phát triển của bện. Đặc điểm của căn bệnh này là lượng đường trong máu cao, tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều và giảm cân. Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến mắt, thận và rối loạn thần kinh... 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường liên quan đến chế độ ăn uống, yếu tố di truyền và sự kích thích của thuốc. Nếu bệnh tiểu đường phát triển nặng sẽ gây mù lòa và đe dọa tính mạng của người bệnh. Đối với căn bệnh này, các biện pháp điều trị hiện nay bao gồm kiểm soát chế độ ăn uống. Đặc biệt, các bác sĩ khuyên rằng người bị tiểu đường không nên ăn mỡ lợn. Bởi loại thực phẩm này là tác nhân ảnh hưởng tương đối xấu đến mức lipid máu của bệnh nhân tiểu đường.

1 món ăn không hề ngọt nhưng là

Ăn mỡ lợn có thể làm tăng lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường tăng vọt. Nếu bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao, họ cũng có lượng lipid trong máu cao , dễ dẫn đến xơ vữa động mạch hoặc bệnh tim mạch vành. Bệnh nhân tiểu đường cuối cùng có thể phải chịu những hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.

Một cuộc khảo sát cho thấy, mỡ lợn đốin được mệnh danh là "vua tăng đường huyết". Bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm tương đương với việc ăn trực tiếp một cân đường.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên ăn chế độ ăn ít muối, ít chất béo, nhẹ nhàng và giảm lượng chất béo ăn vào, đồng thời nên kiểm soát tổng lượng calo hàng ngày và giảm lượng thức ăn có chỉ số đường huyết cao.

Tổng lượng calo nạp vào cơ thể có thể được tính toán dựa trên cân nặng tiêu chuẩn của bệnh nhân và mức độ hoạt động hàng ngày. Trong đó, 50% -60% tổng lượng calo nên được cung cấp bởi carbohydrate, tức là gạo và mì. Năng lượng còn lại có thể được cung cấp bằng protein, một lượng nhỏ chất béo, rau tươi và thực phẩm không chứa nhiều đường.

3 thực phẩm bất lợi cho người tiểu đường

Ngoài mỡ lợn, người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn 3 loại thực phẩm này

1. Đồ ăn cay

Bệnh nhân tiểu đường thường bị đói, khát nước nhiều. Các loại thực phẩm cay như ớt, gừng, mù tạt, hạt tiêu… có tính ấm, dễ tiêu hao dịch âm và làm trầm trọng thêm tình trạng khô, nóng, thiếu nước. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn những loại gia vị như vậy.

1 món ăn không hề ngọt nhưng là

2. Các loại hạt

Thực phẩm như các loại hạt chủ yếu bao gồm protein, đường và dầu, ngoài ra còn chứa một số nguyên tố vi lượng và vitamin . Ăn một lượng nhỏ các loại hạt rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn quá nhiều hạt có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.

Điều quan trọng hơn cần lưu ý là những thực phẩm này rất giàu chất béo. Ăn nhiều hạt cũng có hại như việc ăn dầu, mỡ, không có lợi cho việc cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít thực phẩm có nguồn gốc từ hạt.

1 món ăn không hề ngọt nhưng là

Bạn có thể ăn một nắm nhỏ hạt vào buổi sáng hoặc buổi trưa, nhưng bạn không thể dùng hạt để thỏa mãn cơn đói hoặc ăn vặt thiếu kiểm soát. Nếu ăn quá nhiều các loại hạt, bạn chỉ có thể đạt được sự cân bằng lượng calo bằng cách giảm lượng thực phẩm không chủ yếu khác. Và các loại hạt có lượng calo rất cao, chẳng hạn như hạt dẻ. Mỗi 100g hạt dẻ chứa 727kJ calo, và có chỉ số GI cao.

3. Cháo gạo trắng

photo-1721549596676

Cháo là một loại carbohydrate nấu chín, tinh bột trong nó đã được hồ hóa hoàn toàn nên rất dễ hấp thụ. Nếu bạn ăn cháo bạn sẽ rất nhanh cảm thấy đói trở lại và có thể muốn ăn nhiều thêm, điều này không có lợi cho việc kiểm soát lượng thức ăn tổng thể.

Nguyên nhân quan trọng hơn là tinh bột trong cháo được hấp thu rất nhanh sau khi bị hồ hóa hoàn toàn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Nếu bạn theo dõi lượng đường trong máu của một bệnh nhân ăn cháo, bạn có thể thấy rằng lượng đường trong máu của anh ta đạt đỉnh điểm đáng kể khoảng nửa giờ sau bữa ăn.

Theo Lưu Ly- Cafebiz

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

Bánh bò 3 không : đường Thốt Nốt, lò nướng, nồi chiên không dầu

 Mới học được " bài" này nên mình viết tiếp bài "Bánh Bò"! Khi nhà không có đường Thốt Nốt, không lò nướng, cả không nồi chiên không dầu, ta cũng có Bánh Bò măm nè các bạn!

 

Nguyên liệu

100g bột năng

5g bột gạo

100g đường cát

15g = 1M nước 

135g nước cốt dừa

2 trái trứng gà (55g-60g/trái)

8g = 1/2M dầu dừa  

6g bột nở

Cách làm

Cho đường vào soong + nước, để cho nước thấm đều đường, rồi nấu trên lửa nhỏ vừa cho tan chảy và cho ra màu vàng nâu. Chỉ vàng nâu chứ không nâu đen sẽ bị đắng. Thỉnh thoảng láng soong cho vàng đều.


 Cho nước cốt dừa vào nấu, khuấy đến khi hòa đều  vào nhau thì tắt bếp để Thật Nguội.

Đập 2 trái trứng ra tô, khuấy cho tan đều, rồi lược qua rây lỗ nhỏ 2 lần cho thật mịn. Cho qua soong đường, khuấy cho đều. Nhớ khuấy 1 chiều nhé các bạn!

Cho bột gạo + bột năng vào chung 1 cái rây, Từ từ rây bột vào soong nước đường, và cũng khuấy đều theo một chiều, cho đến hết bột và hòa quyện với nhau.

Cho tiếp dầu ăn, nếu có dầu dừa càng tốt. Khuấy đều.

Rắc bột nổi vào, khuấy đều, rồi chờ cho đến khi hỗn hợp có bột khi nổi lên nhiều là được.


Phết dầu ăn chung quanh lòng chảo tráng men hay chảo không dính đường kính chừng 22-25 cm. Đổ hỗn hợp qua chảo này bằng một cái rây lỗ to. 

Đậy nắp, nấu trên lửa nhỏ vừa chừng 20 phút. Mở nắp, lật bánh , nướng tiếp mặt kia 10 phút hay bánh rám vàng là được. Các bạn cũng có thể thử bằng que tăm. 


 Bánh như vầy là đạt yêu cầu heng các bạn!

Bichnga biên soạn theo Pinterest!


 





Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

Bệnh Bạch Hầu - và thực phẩm thích hợp

 Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng vắc xin và mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi và những người chưa có miễn dịch với bệnh do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Ca bệnh bạch hầu gần nhất ghi nhận tại TP.HCM vào năm 2020 là một người từ tỉnh thành khác đến học tập và sinh sống tại thành phố.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. 

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bệnh nhân mắc bạch hầu thường xuất hiện triệu chứng ban đầu điển hình như sốt, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc hai bên có thể lẫn máu. 

Sau khoảng 2 - 3 ngày, xuất hiện giả mạc ở amidan hoặc thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.

Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan, bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. 

Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Người bị bệnh bạch hầu nên kiêng những món gì?

Người mắc bệnh bạch hầu nên ưu tiên ăn đồ lỏng, mềm, xay nhuyễn, ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Tránh thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm chưa qua chế biến...

Người bị bệnh bạch hầu nên ưu tiên ăn đồ lỏng, mềm, xay nhuyễn - Ảnh minh họa

Người bị bệnh bạch hầu nên ưu tiên ăn đồ lỏng, mềm, xay nhuyễn - Ảnh minh họa

Bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacteria diphtheria gây ra. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em nếu không được điều trị.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, khi mắc bệnh bạch hầu, người bệnh thường mệt mỏi, khản tiếng, đau họng dẫn đến chán ăn. Ở một số người, đặc biệt là trẻ em thường khó ăn uống dễ dẫn đến suy nhược, tắc nghẽn đường hô hấp có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Ngoài điều trị tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa biến chứng, chống tái phát thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bạch hầu cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh bạch hầu cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng tùy theo lứa tuổi. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu vẫn trong độ tuổi, không cai sữa lúc này.

Người trưởng thành nên duy trì BMI (chỉ số khối) của cơ thể ở mức bình thường từ 18,5 - 24,9kg/m2.

Những thực phẩm nên tăng cường

- Nhóm cung cấp chất bột đường: Gạo, bún, phở, bánh mì, ngô, khoai và các sản phẩm chế biến từ bột đường...

- Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt, cá, các loại thủy hải sản, trứng, sữa, các loại đậu hạt và sản phẩm chế biến. Nên chế biến dưới dạng mềm, nhừ.

- Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ: Rau lá, rau củ quả, nên chọn rau, củ, quả tươi, theo mùa. Lựa chọn các loại rau lá ít xơ, sợi mềm, dễ nuốt.

- Nhóm cung cấp chất béo: Dầu, mỡ, các loại hạt có dầu (lạc, vừng…). Nên ăn dầu thực vật, dầu cá, hạn chế mỡ động vật.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa được tiệt trùng: Nên sử dụng sữa, sữa chua ít đường và ít béo. Người bệnh có bệnh lý nền kèm theo nên sử dụng sữa chuyên biệt theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

- Uống đủ nước: Không uống quá nhiều nước một lần, mà nên uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để giữ cổ họng luôn ẩm. Nên sử dụng nước ấm, hạn chế nước lạnh, nước đá.

- Muối: Không nên ăn mặn. Lượng muối một ngày nên duy trì ở mức 5g/ngày (1g muối tương đương 1 gạt thìa ăn sữa chua, 1 thìa cà phê nước mắm 5ml, 7ml xì dầu, 1,5g bột canh và 2,2g bột nêm).

Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh nhiễm khuẩn, nhiễm các loại vi sinh vật khác.

Lưu ý khi ăn uống

Bệnh nhân bạch hầu cần tránh thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm chưa qua chế biến (rau salad, cà chua, xà lách…) hoặc thực phẩm chưa chế biến kỹ (gỏi, tái…).

Ở giai đoạn đầu, do đau họng nên người bệnh bạch hầu thường gặp khó khăn về ăn uống, nuốt, vì vậy nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (ăn 5 - 6 bữa/ngày).

Nên ưu tiên ăn đồ lỏng, mềm, xay nhuyễn. Có thể sử dụng cháo, mì, phở. Đối với cháo nên bổ sung thêm 1 thìa dầu ăn nhằm tăng thêm đậm độ năng lượng. Nên sử dụng sữa vào các bữa phụ trong những ngày ăn cháo để bù đủ năng lượng.

Nên sử dụng đồ ăn ở nhiệt độ vừa phải, tránh quá nóng hoặc quá lạnh. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục có thể dùng cơm kèm với các món ăn mềm, nhừ, hạn chế xơ sợi. Ngoài ra, nên ăn chậm, nhai kỹ, cố định giờ ăn trong ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh bạch hầu nên ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh căng thẳng, stress quá mức.

Hoạt động thể lực cường độ nhẹ, vừa (đi bộ, đạp xe, yoga…) ít nhất 30 phút/ngày. Người bệnh nên tập với cường độ nhẹ rồi tăng dần.

Chăm sóc trẻ bệnh bạch hầu thế nào cho đúng?

Theo bác sĩ Trần Hồ Trung Tín - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, khi chăm sóc trẻ bị bệnh bạch hầu cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối và cách ly từ 2 - 3 tuần. Nghỉ ngơi rất quan trọng, nhất là những trường hợp có biến chứng viêm cơ tim.

Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng, mắt, tai, mũi. Vệ sinh da và xoay trở ngừa loét. Tẩy uế các chất bài tiết của người bệnh đúng quy cách.

Cho trẻ ăn thức ăn sệt ở người liệt vòm hầu để tránh sặc. Đảm bảo ăn đủ năng lượng.

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Hiện tại vắc xin bạch hầu thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc xin khác giúp phụ huynh tiện lợi trong việc đưa bé đi tiêm ngừa.

 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

Bánh bò Thốt Nốt chén

Ai là tín đồ bánh bò Thốt Nốt, Đừng bỏ qua công thức này nhé!

Nguyên liệu

150g bột gạo

50g bột năng

150g đường Thốt Nốt

250ml nước cốt dừa

150ml nước dừa

1/4m muối 

1m men nổi

Cách làm

Đập nhỏ đường Thốt Nốt, nấu với nước dừa + muối cho tan. Để lửa nhỏ lại, cho tiếp nước cốt dừa vào khuấy đều là được( không cần sôi). để cho nguội bớt.

Rây bột gạo + bột năng vào chung 1 cái tô. Sau đó cho men vào trộn đều.

Khi nước đường vẫn còn nong nóng, rót từ từ vào bột, khuấy đều, rồi ủ trong 1g30 phút cho bột dậy lên. Đây là bước quan trọng nhất, nên cần mua men hạn sử dụng còn xa để bột nổi tốt.

 Đun xửng nước sôi lên, cho chén / khuôn nhỏ vào vỉ trước 5 phút.

 Rót hỗn hợp vào khoảng 2/3 khuôn.

Đậy nắp, hấp 20 phút là được. Lấy ra để nguội. 

Khi ăn chấm muối mè, hoặc chan nước cốt dừa đều ... hấp dẫn.

* Phần nước cốt dừa chan lên trên (nếu thích): 150ml nước cốt dừa + 1M đường hòa tan. Hòa 2m bột gạo + 2M nước cho tan, cho vào soong nước cốt dừa. Nấu soong cốt dừa sôi lên, tắt bếp.


Bíchnga biên soạn



Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

4 cách giảm nguy cơ ung thư

Ăn theo chế độ Địa Trung Hải, tập thể dục hàng ngày, hạn chế thực phẩm bổ sung và không hút thuốc là 4 cách giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

88% những người mắc ung thư là trên 50 tuổi và tỷ lệ sống sót đã cải thiện trong vài thập kỷ gần đây, theo Hội Ung thư Mỹ. Tuy nhiên, số ca ung thư ở người dưới 50 tuổi tăng nhanh thời gian qua. Theo một nghiên cứu năm 2023 công bố trên tạp chí BMJ Oncology, số mắc ung thư dưới tuổi 50 tăng từ 1,82 triệu năm 1990 lên 3,26 triệu người vào năm 2019 trên toàn cầu, tăng 80%.

Các yếu tố nguy cơ cho một số loại ung thư đã được biết đến, như hút thuốc gây nguy cơ ung thư phổi. Tuy nhiên, với nhiều loại ung thư khác, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ vì sao tỷ lệ mắc tăng lên ở người trẻ. Bác sĩ Daniel Landau, chuyên gia về ung thư tại Mỹ, cho rằng một trong những lý thuyết phổ biến nhất là các yếu tố sinh hoạt hiện đại như ít vận động hơn và ăn nhiều chất béo bão hòa, có thể đã đóng góp vào việc tăng tỷ lệ mắc ung thư.

Dưới đây là cách Landau áp dụng để giảm nguy cơ ung thư:

Ăn theo chế độ Địa Trung Hải

Landau không tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt mà áp dụng phương châm "mọi thứ vừa phải". Ông cố gắng duy trì các nguyên tắc của chế độ ăn Địa Trung Hải, bao gồm nhiều hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein ít chất béo như cá. Chế độ này cũng hạn chế thịt đỏ, rượu và thực phẩm chế biến sẵn.

Theo Landau, chế độ ăn Địa Trung Hải tốt cho sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra chế độ này giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Bác sĩ Landau duy trì chế độ ăn uống chủ yếu theo phong cách Địa Trung Hải. Ảnh: Business Insider

Bác sĩ Landau duy trì chế độ ăn uống chủ yếu theo phong cách Địa Trung Hải. Ảnh: Business Insider

Tập thể dục mỗi ngày

Landau tập thể dục hàng ngày với mục tiêu giảm nguy cơ mắc ung thư. Ông dành từ 30 đến 60 phút mỗi ngày cho các hoạt động này, bao gồm cả tập luyện cường độ và các hoạt động cardio, bởi tin rằng cả hai đều có lợi cho ngăn ngừa ung thư.

Một nghiên cứu năm 2022 công bố trên tạp chí Y học Thể thao Anh cho thấy chỉ cần 30 phút tập luyện cường độ để tăng cơ bắp có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg đã đề xuất trong nghiên cứu năm 2023 rằng duy trì mức độ thể dục cardio tốt khi còn trẻ có thể giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư sau này đến 42%.

Không dựa vào các loại thực phẩm bổ sung

Landau khuyên không nên dựa vào các loại thực phẩm bổ sung. Một số nghiên cứu chỉ ra nghệ, trà xanh và vitamin D có thể có lợi cho phòng ngừa ung thư, nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh tính hiệu quả của chúng. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung cũng có thể gây tác dụng phụ. Một nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D và canxi có nguy cơ tử vong do ung thư vú thấp hơn 7%, nhưng lại tăng 6% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có thể do sự tích tụ canxi trong các động mạch thận.

Landau không sử dụng thực phẩm bổ sung ngoại trừ bột protein sau khi tập luyện vất vả. "Đối với tôi, nguồn dinh dưỡng tốt nhất vẫn là từ thực phẩm chúng ta ăn, chứ không phải từ các bổ sung chúng ta uống", ông nói.

Không hút thuốc

"Hút thuốc lá có mối liên hệ mạnh mẽ với nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư bàng quang", Landau cho biết. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, 9/10 ca tử vong do ung thư phổi là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Hút thuốc cũng có thể ngăn cản cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo VNExpress

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Chả Giò Chay

 Hôm nay, ngày 30 tháng 5 âm lịch, tự nhiên mình nghĩ đến món Chả Giò Chay. Mặc dù ăn nhiều lần, nhưng mỗi lần mình lại muốn mang đến một cách làm mới!. Mời các bạn cùng xem! Thích thì cùng làm với mình nhé!

Nguyên liệu

400g khoai môn bào sợi

130g cà rốt bào sợi

300g củ sắn bào sợi 

30g bún tàu ngâm cắt ngắn

20g nấm mèo ngâm cắt nhỏ

80g đậu xanh không vỏ, ngâm nở, hấp chín

20g boa rô xắt nhỏ

1 chén bắp Mỹ bào

Gia vị: bột nêm, bột ngọt, đường, muối, tiêu

Dầu chiên, bánh tráng

Cách làm

Chiên sơ qua khoai môn, vớt ra để ráo dầu.

Cà rốt, ướp với chút muối để 10 phút vắt ráo nước.

Đậu xanh hấp xong, giã nhẹ vài cái cho dập dập.

Phi boa rô cho thơm, vớt ra 2/3. Để lại 1/3 xào qua củ sắn cho trong là được. 

Xào tiếp bắp cho thơm rồi tắt bếp.

Cho các loại rau củ vào thố lớn và các nguyên liệu còn lại vào chung.

Cho luôn phần boa rô phi cỏn lại + 1,5 m bột nêm + 1/2m bột ngọt + 1m tiêu + 1/2m đường +1/2m muối. Trộn bằng tay cho nguyện liệu thấm đều và quyện vào nhau. Để 10 phút cho thấm rồi cuốn chả giò.

Tùy loại bánh các bạn thích như bánh đa nem, hay bánh pía đậu xanh đều ngon.

Nên để vào tủ lạnh cho chả giò săn lại rồi chiên rất ngon.

Kèm thêm rau sống, bún nữa là tuyệt rồi phải không các bạn?

Bichnga soạn theo Net 

* Một công thức Nước Mắm Chay đơn giản: 200g đường cát vàng + 1m muối + 450ml nước +1m bột ngọt + 3 lát thơm. 

Lấy 4M đường + 4M nước nấu cho tan đường rồi để lửa nho nhỏ cho cạn thành caramen nâu nhẹ. Từ từ cho hết nước vào caramen, cho tất cả các nguyên liệu vào nấu lửa vừa. Sôi để riu riu 10 phút là được, vớt thơm ra.

 Để nguội rồi cho ớt băm + nước cốt chanh như mắm thường, theo khẩu vị gia đình.




Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

Xông Mặt

 Xông hơi mặt là một cách thư giãn, chăm sóc da. Tác dụng của nó bao gồm làm sạch da, tăng cường tuần hoàn, tăng hấp thu các sản phẩm dưỡng da và thư giãn cho da.

Vậy, có nên xông hơi mặt mỗi ngày?

Theo chuyên gia, chỉ nên xông hơi một lần mỗi tuần, giới hạn mỗi lần tối đa 10 phút để tránh gây kích ứng da.

Ngoài ra, để xông hơi an toàn và hiệu quả, nên uống nước và rửa mặt sạch trước khi xông. Cần đặt mặt không quá gần nguồn hơi nước để đảm bảo cảm giác dễ chịu, hơi nước vừa đủ ấm. Khi xông nên nhắm mắt và cảm nhận nhiệt độ của hơi nước, nếu nóng quá cần điều chỉnh tránh gây bỏng.

Sau khi xông hơi nên rửa mặt nước ấm và thấm khô, thoa serum hoặc kem dưỡng ẩm lên da và massage nhẹ nhàng.

Người bị các bệnh về da như chàm hay vảy nến, xông hơi có thể giúp tạo cảm giác dễ chịu tạm thời nhưng nên giới hạn thời gian xông trong vài phút vì xông lâu có thể làm tăng kích ứng trên các vùng da viêm. Đối với người bị mụn trứng cá đỏ, nên hạn chế xông hơi vì nhiệt độ có thể làm tăng giãn mạch, làm tăng đỏ da cho người bệnh.

 

Theo VNexpress