Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Các loại cá chép phổ biến ở Việt Nam - Cá nào ăn được

Hiện tại, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều loài cá chép khác nhau, không chỉ là loại cá chép phóng sinh mà còn nhiều loại khác nữa. Hôm nay, hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu về các loại cá chép phổ biến ở Việt Nam nhé.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Cách pha rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy thanh mát cho ngày hè

 Bạn đã biết cách pha rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy thanh mát cho ngày hè chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Rau má và đậu xanh là hai thực phẩm giải nhiệt rất tốt cho ngày hè. Vì vậy hôm nay cùng vào bếp với Bách hóa XANH thực hiện ngay món nước giải khát rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy, thanh mát nhé!

Nguyên liệu 

  • 250g rau má
  • 100gđậu xanh cà vỏ
  • 200ml nước cốt dừa
  • 70ml sữa đặc
  • Gia vị:muối, đường
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, soong, rây, lọc, tô, ly
     

Rau má bạn nên chọn những lá còn non, cọng mọng nước, có màu xanh tươi. Bạn không nên mua rau má già, màu xanh đậm sẽ khiến thành phẩm nước rau má đậu xanh bị đắng, uống thấy vị gắt ở cổ họng.

Đậu xanh chất lượng phải có mùi thơm tự nhiên, do đó bạn cần tránh mua đậu xanh có lẫn mùi hóa chất hay ẩm mốc, ăn vào sẽ bị bở, không ngon. 

Cách làm

Rau má bạn nhặt bỏ những cọng, lá bị héo, úa, mang đi rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối pha loãng tầm 10 phút. Hết 10 phút bạn vớt rau má lên, để ráo nước.

Đậu xanh rửa qua với nước cho sạch hết bụi bẩn, sau đó mang đi ngâm trong vòng 4 tiếng hoặc để qua đêm để đậu xanh nở đều. Chắt nước và rửa đậu xanh thêm 1 lần nữa, rồi để ráo.

Trong quá trình ngâm đậu xanh, hòa vào ½ muỗng cà phê muối để đậu xanh không bị chua.

Bắc 1 cái soong, cho đậu xanh vào cùng 600ml nước sau đó bật bếp đun sôi. Khi nồi đậu xanh sôi lên, bạn tiến hành vớt bọt liên tục để khi bảo quản, đậu xanh không bị chua hay hư hỏng.

Nấu đậu xanh đến khi toàn bộ hạt được nở bung, mềm ra và lượng nước cạn đi hơn nửa thì bạn tắt bếp, cho 150g đường vào nồi, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại, ủ đậu xanh trong 15 phút. Bỏ toàn bộ đậu xanh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Sau đó cho đậu xanh vừa xay vào nồi, bật bếp và sên đậu xanh tầm 2-3 phút, đến khi hỗn hợp đậu xanh sôi bùng lên 1 lần nữa thì tắt bếp.

Cho vào 200ml nước cốt dừa + 70g sữa đặc vào một cái soong, khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa tan sau đó bật bếp đun sôi. Cho thêm ⅓ muỗng cà phê muối. Khi hỗn hợp sôi nhẹ, sủi tăm thì tắt bếp.

Cho rau má vào máy xay sinh tố + 500ml nước uống rồi bật máy xay lên. Xay đến khi hỗn hợp rau má thật nhuyễn thì bạn đổ rau má qua một cái rây để lọc cặn rau má ra và lấy hỗn hợp nước cốt.

Bây giờ bạn chuẩn bị 1 cái cốc lớn, múc đậu xanh vào, tiếp đến cho vào vài viên đá lạnh, sau đó rót nước rau má đến gần đầy ly rồi rưới lên trên 1 lớp sữa dừa, cuối cùng là khuấy đều lên và thưởng thức.

Rau má đậu xanh cốt dừa ngọt nhất khi uống lạnh. Nếu bạn không thích béo quá thì không cần phải cho thêm cốt dừa cũng rất ngon. Ngoài ra, bạn có thể thay đậu xanh bằng khoai môn cũng là một sự kết hợp lạ miệng nhưng cực ngon.

Bài viết trên là cách pha rau má đậu xanh cốt dừa béo ngậy thanh mát cho ngày hè. Thay vì uống những loại giải khát có ga nhiều đường thì hãy thử làm ngay 1 bình rau má đậu xanh cốt dừa để cả gia đình giải nhiệt trong mùa hè này bạn nhé! Đảm bảo thơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều đấy!

* Rau má là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không được dùng với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, cho con bú, người đang dùng thuốc an thần, trầm cảm,... Vì vậy bạn cần lưu ý uống rau má đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Theo Bách Hóa Xanh 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Ba nắm rau mỗi ngày giúp người phụ nữ chữa bệnh không cần thuốc

Chỉ sau một năm, chỉ số đường huyết của người phụ nữ giảm mạnh nhờ thói quen ăn rau đều đặn.

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả lượng insulin - hormone điều hòa lượng đường trong máu. Tăng đường huyết là hậu quả phổ biến của bệnh tiểu đường và theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2014, có 8,5% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường. Năm 2019, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu. 

Dù bệnh có tính chất nguy hiểm nhưng lại có thể giảm mức độ gây hại nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt. Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping (Trung Quốc) chia sẻ về một bệnh nhân nhanh chóng giảm được đường huyết nhờ một thói quen trong ăn uống. 


Chế độ ăn nhiều rau xanh tốt cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Ugaoo

Tác dụng của ba nắm rau mỗi ngày

Theo Chinatimes, người phụ nữ 70 tuổi mắc bệnh tiểu đường đã kiểm soát được mức đường huyết chỉ sau một năm. Khi hỏi kỹ, chuyên gia Li Wanping được biết bệnh nhân thường xuyên ăn ba nắm rau mỗi ngày. Ăn thực vật thường xuyên có thể làm giảm sự biến động của lượng đường trong máu và tăng cảm giác no, giảm lượng tinh bột hấp thụ vào. Ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng nên ăn đủ rau để ngăn ngừa các bệnh mạn tính và duy trì sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping cho biết bệnh nhân rất vui vẻ khi chỉ số đường trong máu được cải thiện rõ rệt. Trước đây, chỉ số HbA1c của bệnh nhân là 8%, hiện chỉ còn 6% đến 6,5%. Chỉ số HbA1c cho thấy mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng, dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7% tới 6,4% là tiền đái tháo đường, trên 6,4% là đái tháo đường. 

Điều khiến chuyên gia Li Wanping ngạc nhiên là bệnh nhân có thể kiên trì ăn nhiều rau mỗi ngày trong suốt một năm, không phải ai cũng làm được như vậy. 

Ngoài ra, bác sĩ nội tiết Li Chenyu đề cập rằng trong bữa cơm, bạn nên ăn rau đầu tiên vì rau giàu chất xơ, phải mất thời gian để hấp thụ, do đó tránh được tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến trong thời gian ngắn. Ngoài ra, ăn rau trước còn có thể tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cảm giác no, giảm tổng lượng calo nạp, tốt cho việc giảm cân. 


Chiếc đĩa minh họa chế độ ăn lành mạnh. Ảnh: Senicessm

Các cách giảm đường huyết khác

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, lâu dài. Các triệu chứng bao gồm cảm thấy rất mệt mỏi, dễ khát nước, nhìn mờ, thường xuyên đi tiểu. 

Các bác sĩ có thể đưa ra những giải pháp để giảm đường huyết như sau: 

Tích cực vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định. 

Uống thuốc theo hướng dẫn: Nếu lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao, bác sĩ có thể thay đổi lượng thuốc bạn dùng hoặc thời điểm uống. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Mỗi bữa, bạn có thể tính lượng thức ăn theo đĩa như sau: Một nửa đĩa là các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như xà lách, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và cà rốt. Một phần tư đĩa là protein nạc như thịt gà, đậu, đậu phụ hoặc trứng. Phần tư còn lại là carb như ngũ cốc, rau có tinh bột (khoai tây), gạo, mì, sữa chua. Bạn nhớ chọn nước lọc hoặc đồ uống ít calo như trà đá không đường. 

Theo VNnet

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Rau Má - Bài thuốc - Thực phẩm p2

 Rau má vừa làm nước uống vừa để nấu ăn vào mùa nắng, nực quả thật tuyệt vời.

Một tô canh rau má thịt băm hay tôm non thật tuyệt.

Nguyên liệu

100g tôm 

300g rau má cọng nhỏ

Gia vị : bột nêm, muối, đường.

Cách làm

Rau má rửa sạch , để ráo.

Tôm bóc vỏ, băm sơ sơ, ướp với chút bột nêm.

Cho tôm vào soong để lửa vừa, xào sơ qua cho xăn lại.

Cho vô soong tôm 1 lít nước, nấu sôi, hớt bọt rồi cho rau vào cùng 1M bột nêm.

Khi nồi canh sôi lại dằn thêm chút muối, chuối đường cho hợp khẩu vị gia đình. 

Rau má loại nhỏ rất mau mềm, nấu canh ăn rất mềm ngon mát lắm.

Cách nấu canh rau má thịt băm cũng nấu như nấu với tôm.


Bichnga biên soạn



Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Rau Má - Bài thuốc - Thực phẩm p1

 1. Rau má có những đặc điểm như thế nào?

Tên khoa học của rau má là Centella asiatica. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Loại rau này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, bờ mương, thung lũng,… Loại rau này có một số đặc điểm như sau: 

Rau má là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam

Rau má là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam

- Phần rễ cây có màu trắng kem và có lớp lông tơ bao quanh rễ. Ngoài rễ chùm ở gốc, cây rau má còn có các rễ đốt mọc ở đốt thân. 

- Đây là loại thân bò, nhẵn, có màu xanh lục hoặc màu ảnh đỏ. 

- Lá rau má có màu xanh, hình thận, đỉnh lá tròn, cuống lá dài, có gân dạng lưới, 

- Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ. 

- Quả rau má có hình mắt lưới dày đặc.

2. Một số tác dụng của rau má

Rau má là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng như một vị thuốc, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Người ta có thể dùng rau má để ăn sống, hoặc chế biến theo rất nhiều cách khác nhau như luộc, xào, nấu canh, dùng làm nước ép,… 

Trong Y Học Cổ Truyền, đây là một loại thảo dược có thể sử dụng để làm thuốc điều trị những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay do một số loại ký sinh trùng, chẳng hạn một số bệnh cụ thể như sau: 

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu.

+ Bệnh tả, phong, lỵ. 

+ Bệnh zona.

+ Bệnh giang mai

+ Bệnh cúm.

+ Lao.

+ Bệnh sán máng.


Rau má giúp giảm mụn

Rau má cũng có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn tâm thần. Những thành phần dưỡng chất trong rau má còn giúp cải thiện trí nhớ rất tốt nên có thể phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, rau má cũng được cho là một loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc chữa lành vết thương, giúp lưu thông máu, cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. 

Theo dân gian, loại thảo dược này còn có tác dụng trị say nắng, đau dạ dày, viêm amidan, vàng da, viêm gan, viêm màng phổi, lupus đỏ hệ thống, động kinh,…

Trong y học Ấn Độ, rau má được sử dụng để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể và là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả. 

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng, rau má có tác dụng chữa viêm loét dạ dày rất hiệu quả, giúp những tổn thương nhanh lành hơn. 

Theo các chuyên gia, rau má có chứa lượng lớn saponin – có tính kháng khuẩn và chống viêm da cũng như chữa lành da rất hiệu quả. Vì thế mà rau má có thể tái tạo vùng da bị tổn thương rất hiệu quả, tránh để lại sẹo ngay từ giai đoạn kết da non. Do đó, nhiều người sử dụng rau má thoa lên da để vùng da tổn thương mau lành và tránh để lại sẹo.

Bên cạnh đó, trong rau má còn có chứa các axit amin, axit béo beta carotene và chất phytochemical,… Đây là những dưỡng chất có thể giúp da săn chắc, làm chậm nguy cơ lão hóa và bảo vệ da hiệu quả. Đó cũng chính là do vì sao rau má rất phổ biến trong các công thức làm đẹp da của chị em. 

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau má

- Để chữa mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,… Dùng 30 đến 100g rau má tươi rửa sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc giã lấy nước uống hàng ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp sử dụng cùng với rau sam hay rau kinh giới. 

- Vàng da do thấp nhiệt: Dùng khoảng 30 đến 40g rau má kết hợp với 30g đường phèn. Sau đó sắc lấy nước uống.

- Chữa đi ngoài ra máu: Cần chuẩn bị một nắm ích mẫu thảo và một nắm rau má, sau đó đem đi rửa sạch và giã nát hoặc xay lấy nước uống.

Nước ép rau má thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe

Nước ép rau má thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe

- Để điều trị bệnh sởi: Dùng khoảng 30 đến 60g rau má tươi. Sau đó rửa sạch, dùng để sắc uống. Có thể kết hợp với rau rệu để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

- Điều trị tiêu chảy: Dùng khoảng 30g rau má sắc với nước gạo.

- Táo bón: Sử dụng 30g rau má tươi giã nát. Phần bã dùng để đắp lên rốn và phần nước dùng để uống. 

- Áp-xe vú: Những trường hợp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cách dùng rau má và vỏ quả cau để sắc lấy thuốc uống. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm với một chút rượu trắng để tăng hiệu quả điều trị. 

- Những trường hợp bị đau bụng hành kinh: Có thể dùng rau má khô tán thành bột. Mỗi ngày sử dụng khoảng 30g.

4. Lưu ý khi dùng rau má 

Rau má rất tốt cho sức khỏe nhưng cần sử dụng đúng cách thì mới có được hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, việc sử dụng sai cách có thể gây ra một số hậu quả không đáng có. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn: 

- Những người không nên uống rau má: Loại rau này thường rất lành tính nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Những trường hợp không nên sử dụng rau má bao gồm bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mong muốn có thai, người mắc bệnh gan, người mắc bệnh tiểu đường, người đang dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…

- Tuy rau má rất lành tính nhưng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 30 đến 40g rau má. Đặc biệt, không nên dùng trong thời gian dài. Nếu như không có chỉ định của bác sĩ thì không nên dùng rau má trong khoảng 6 tuần liên tiếp.

Theo Medlatec

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Gỏi Mít Non

 Mít non có thể làm được nhiều món ngon. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về món Gỏi Mít nhé!

Nguyên liệu

500g mít non đã sử lý sơ qua.

300g tôm tươi

300g thịt ba chỉ

Đậu phộng rang, cà rốt, hành tây, hành tím.

Rau răm, hành phi, nước mắm, tỏi, ớt, chanh, tương ớt

Bánh đa nướng.

Cách làm

Luộc chín thịt và tôm với chút muối và củ hành đập dập, cho qua tô nước đá vài phút, rồi vớt ra để ráo.

 Cà rốt xắt sợi ướp đường, Hành tây xắt mỏng ngâm vào nước đá. Ớt xắt sợi.

Bóc tôm; thịt cắt như cọng đũa.

Pha 1 thố nước muối nhạt với chút nước chanh, xắt mít thịt mỏng cho vào ngâm 5 phút, rồi vớt lên để ráo.

Pha nước trộn gỏi : 1M vun đường + 1M nước mắm + 1M tương ớt + 2M nước cốt chanh khuấy cho tan đường. Cho tiếp tỏi ớt băm trộn cho đều.

Cho mít + tôm + thịt + cà rốt + hành tây + ớt vào thố, rưới nước trộn gỏi. trộn đều.

Cho thêm 1/2 rau răm, đậu phộng, trộn lên. 

Cho Gỏi ra dĩa và rắc thêm rau răm, đậu phộng , hành phi.

Gỏi Mít ăn kèm với bánh đa nướng.

P/S: Nếu không muốn ăn mít sống, có thể cắt mít cỡ cọng đũa và trụng nước sôi vài phút rồi vớt lên để ráo để làm gỏi.

Theo Bếp cô Mai

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

Mít Non

 Tuy là một loại trái cây non, nhưng mít cũng có nhiều công dụng, có lợi cho sức khỏe chúng ta. Mời các bạn xem nhé!

Trong một lát mít non chứa khoảng 155 calo, 2g protein, 3g chất xơ, cung cấp khoảng 15% lượng vitamin C cơ thể cần, kali, thậm chí cả omega-3. Khi kết hợp 1 chiếc bánh sandwich với nhiều loại rau, đậu nướng và vài lát mít non lại có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho một người trưởng thành.
Còn theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Những món ăn như canh nấu mít non lá lốt, cá kho mít non, gỏi mít non, mít non xào sả ớt, mít non xào hến… tuy bình dị, mộc mạc nhưng ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà của nó.
Một số công dụng của quả mít non:
1. Tốt cho tiêu hóa
Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn.
Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bênh ruột già (đại tràng). Vì thế nếu bạn ăn mít sẽ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Phòng ngừa chứng quáng gà
Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bênh về mắt như chứng quáng gà.
3. Tăng cường sinh lực
Mít được xem là trái cây tạo năng lượng nhờ sự hiện diện của các thành phần giống đường như fructose và sucrose- các chất giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn.
Mặc dù mít là trái cây giàu năng lượng, nhưng nó không có chứa chất béo bão hòa hay các cholesterol nên đây là một trong những trái cây lành mạnh để thưởng thức.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít rất giàu vitamin C cũng như các chất chống oxy hóa nên có thể khẳng định thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bênh tật.
5. Ổn định huyết áp
Mít là loại trái cây rất giàu hàm lượng kali (303 milligram kali trong 100 gram mít), nên nó có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể.
Thường xuyên tiêu thụ mít có thể giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát. Mít cũng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bênh khác liên quan đến tim và đột quỵ.
6. Ngăn ngừa thiếu máu
Mít là một trong những loại hoa quả rất giàu chất sắt. Vì vậy, nó giúp ngăn ngừa các vấn đề thiếu máu ở phụ nữ. Mít giúp khắc phục tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường trong cơ thể.
- CƯỜNG VĂN
Báo Phụ nữ & Gia đình

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

Giò heo hầm bông a-ti-sô

 Một món ăn bổ dưỡng thích hợp với mùa hè được nhiều người biết đến của a-ti-sô là món Giò Heo Hầm A-ti-sô. Nhớ thử nha các bạn!

Nguyên liệu

4 khoanh giò heo

1 bông a-ti-sô khoảng 400g

1 củ cà rốt

1M hành tím băm

Dầu ăn, gừng, hành ngò

Gia vị : bột nêm, muối, đường phèn, (bột ngọt)

Cách làm

Nấu nước sôi, cho 2 lát gừng vào, cho giò heo vào trụng, vớt ra rửa lại cho sạch để ráo, ướp 1m bột nêm.

Thân a-ti-sô tước xơ, xắt chéo để nấu lấy nước.

Cà rốt tỉa hoa.

Bông chẻ hai, ngâm nước muối 5 phút. Rửa dưới vòi nước, và tách nhẹ cánh cho trôi hết đất cát.

Xào sơ chút hành cho thơm trong nồi, cho 2 lít nước vào, cho 2m bột nêm + 1m đường.

Cho giò heo và bông a-ti-sô và cà rốt vào. Đậy nắp nấu sôi. Từ lúc sôi để thêm 15 phút nữa là giò heo chín mềm.

Nếu nấu nồi thường thì nấu khoảng 40 phút. 

Bichnga biên soạn


Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

Bí quyết hạ đường huyết, thanh lọc cơ thể từ ‘thần dược’ ngọt tự nhiên ngay tại Việt Nam

 

Atiso, một loại thực vật gai lá hằng năm, bắt nguồn từ khu vực phía Nam của châu Âu gần Địa Trung Hải, đã từng được người Hy Lạp và La Mã cổ đại trồng để sử dụng búp hoa như một loại rau. Ở Việt Nam, atiso rất phổ biến và được canh tác nhiều ở các khu vực như Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo.

Trong Y học cổ truyền, atiso được dùng để chế biến thuốc, nấu ăn, làm cao hoặc pha làm trà. Atiso có hương vị nhẹ, hơi chát và mát, giúp hỗ trợ chức năng gan thận, làm mát gan, tăng cường tiết mật, thanh lọc máu, thúc đẩy quá trình tiểu tiện, và có khả năng điều trị các bệnh như vàng da, sỏi mật, viêm khớp, và tiểu đường.

Trà atiso, được pha từ búp hoa hoặc lá atiso, có hương vị ngọt dịu tự nhiên, không những hấp dẫn về mùi vị mà còn được đánh giá cao vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Giảm lượng đường huyết

Dựa trên phân tích của 9 nghiên cứu được công bố trên National Library of Medicine của Hoa Kỳ, có bằng chứng cho thấy atiso cùng với các sản phẩm chế biến từ nó có khả năng giảm lượng đường trong máu khi đói một cách rõ rệt. Nghiên cứu tiến hành tại Nhật Bản và Ý cũng đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa có trong atiso có hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm lượng đường trong máu.

Atiso cùng với các sản phẩm chế biến từ nó có khả năng giảm lượng đường trong máu

Atiso cùng với các sản phẩm chế biến từ nó có khả năng giảm lượng đường trong máu

Điều hòa cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định chiết xuất atiso, bao gồm trà atiso, có khả năng hạ thấp các chỉ số chất béo trung tính, giảm cholesterol toàn phần và LDL (cholesterol xấu), giúp phòng chống các vấn đề về tim mạch liên quan đến mỡ máu. Cụ thể, một nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 700 người được phát hiện rằng việc tiêu thụ trà atiso hàng ngày trong khoảng từ 5 đến 13 tuần đã góp phần làm giảm mức cholesterol toàn phần và LDL.

Lợi ích đối với gan

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống trà atiso có thể kích thích sự sản xuất mật, hỗ trợ quá trình loại bỏ các chất độc hại ra khỏi gan. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 90 bệnh nhân mắc chứng gan nhiễm mỡ không do rượu, việc sử dụng 600mg chiết xuất atiso mỗi ngày trong hai tháng đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt trong chức năng gan của họ.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu được thực hiện tại Iran vào năm 2022 cũng đã chỉ ra rằng trà atiso có khả năng giảm các chỉ số men gan, vốn thường tăng lên do viêm hoặc tổn thương ở gan.

Trà atiso có khả năng giảm các chỉ số men gan

Nâng cao chất lượng hệ tiêu hóa

Atiso không chỉ là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào khi được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm, mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, và giảm triệu chứng của táo bón lẫn tiêu chảy. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã chỉ ra rằng uống trà atiso trong vòng 3 tuần có thể cải thiện cấu trúc của hệ vi sinh đường ruột.

Một nghiên cứu khác từ Đức cho biết chiết xuất atiso có khả năng giảm triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, và ợ nóng. Nghiên cứu vào năm 2016 cũng đã phát hiện ra rằng việc uống trà atiso kết hợp với gừng trước các bữa ăn có thể cải thiện động tác co bóp của dạ dày, làm giảm các vấn đề về tiêu hóa.

Bên cạnh những lợi ích đã nêu, trà atiso còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại quá trình lão hóa của da, hỗ trợ giấc ngủ sâu và giảm căng thẳng, từ đó mang lại cảm giác thư giãn cho cơ thể.

Trà atiso còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại quá trình lão hóa của da

Trà atiso còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại quá trình lão hóa của da

Hướng dẫn về việc dùng trà atiso

Trà atiso là thức uống phổ biến tại Việt Nam, có thể mua tại nhiều cửa hàng và siêu thị. Đối với những bông hoa atiso tươi, bạn nên tiêu thụ với liều lượng từ 10 - 20 gram mỗi ngày. Trong khi đó, nếu sử dụng atiso khô, liều lượng khuyến nghị là 5-10 gram mỗi ngày và phân chia thành các lần uống.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, atiso mang tính lạnh, vì vậy không nên dùng nhiều cho những người có tỳ vị hư hàn hay những ai đang gặp phải tình trạng tiêu chảy. Bệnh nhân mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến gan và thận cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng trà atiso.

 

Theo phunutoday