Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

6 cách ‘làm sạch ruột' ngay tại nhà

 Một số sản phẩm được quảng cáo trên mạng về khả năng thải độc, làm sạch ruột nhưng dẫn tới tiền mất, tật mang. Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh (Bệnh viện K), bạn có thể chọn cách làm sạch hệ tiêu hóa an toàn hơn.

Tôi làm công việc văn phòng nên ngồi nhiều, ít vận động, tích tụ mỡ bụng. Tôi còn bị táo bón thường xuyên. Gần đây, tôi nghe quảng cáo về trà thải độc, trị táo bón, giảm béo bụng, một năm, chỉ cần uống 1 hộp là vòng eo giảm 4-5cm, không lo mắc bệnh tiêu hóa. Xin bác sĩ tư vấn việc làm sạch ruột như vậy có hiệu quả hay không? (Lê Việt Hằng - 28 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đức Cảnh - Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) trả lời:

Có nhiều quảng cáo trên mạng về súc rửa, làm sạch ruột để ruột hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, chống táo bón, giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có ung thư.

Tuy nhiên, nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua các sản phẩm quảng cáo về tháo thụt, làm sạch ruột. Không chỉ có nguy cơ tai biến, súc rửa hệ tiêu hóa còn phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại hoặc mầm bệnh sinh sôi với số lượng lớn dẫn đến các bệnh đường ruột. 

Thay vào đó, bạn có thể thực hiện 6 cách làm sạch hệ tiêu hóa đơn giản, chuẩn y khoa ngay tại nhà như sau:


Thứ nhất, uống đủ nước và ăn nhiều hoa quả như dưa hấu, cà chua, rau diếp. Trung bình mỗi ngày, bạn cần uống 2,5 lít nước, chia làm nhiều lần trong ngày, không đợi khát mới uống.

Thứ hai, làm sạch ruột với muối. Bạn pha loãng hai thìa cà phê muối biển hoặc muối hồng Hymalaya vào 1 lít nước ấm. Bạn uống khi bụng đang đói. Chú ý, biện pháp này không dùng cho bệnh nhân cao huyết áp.


 

Thứ ba, áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ và các loại rau quả, ngũ cốc. Rau xanh, trái cây được xem là bài thuốc quý giúp con người sống khỏe hơn, không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung nhiều vitamin.

Thứ tư, uống nước ép rau quả và sinh tố. Trong nước ép, sinh tố có nhiều chất giúp làm sạch đại tràng. Ngoài ra, loại nước này còn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.

Thứ năm, bổ sung probiotics trực tiếp hoặc gián tiếp qua các loại sữa chua.

Thứ sáu, sử dụng các loại trà thảo mộc giúp điều trị táo bón và làm sạch hệ tiêu hóa rất tốt. Bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trà thảo dược và chỉ uống ở một mức độ vừa phải để không gây tác dụng phụ.

Theo VNnet

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Lòng heo xào cải chua

 Mùa dưa cải đã về, món Lòng heo xào cải chua là món nhậu dân dã được nhiều người ưa chuộng , mà ăn với cơm trắng cũng rất ngon. Mời các bạn làm thử nhé!

Nguyên liệu

300g ruột non

200g dưa cải

200g thơm chín

Hành lá, cần tàu

1M hành tỏi băm

Dầu ăn, bột nêm, đường nước mắm bột ngọt, tiêu, chanh, ớt

Cách làm

Để làm ruột non mau sạch, rạch thẳng một đường dài cho phía trong lòng mở ra.

Rắc bột vào phía trong lòng, chà nhẹ, cho bột vón hết chất nhờn.

Vắt chanh + muối chà lại toàn bộ phần ruột cho hết mùi hôi và sạch sẽ. 

Bắc bếp nấu nước sôi, cho chút muối vào. Khi nước sôi, nhúng ruột vào trụng cho săn lại, cho ra thố nước lạnh cho nguội, vớt lên để ráo, cắt miếng vừa ăn.

Thơm xắt miếng vừa ăn. 

Cải rửa sạch, vắt ráo, xắt miếng dày chừng 2cm.

Hành cần cắt khúc 4cm. Ớt xắt lát xéo cho đẹp.

Phi hành tỏi cho thơm xào trước, rồi cho lòng vào xào sau.

Cho 1/2m bột ngọt + 1m bột nêm + 1/2M nước mắm + 1/2m đường đảo đều cho thấm.

Cho cải vào trộn đều.

Cho  hành cần, ớt vào đảo lên là được.

Vậy là có món lòng heo xào cải rồi đó. Chúc các bạn ngon miệng!

Bíchnga




Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

Loại rau dân dã ở Việt Nam chứa chất ngừa ung thư

Rau lang có nhiều tác dụng cho sức khỏe như phòng bệnh tim mạch, ung thư. Loại rau này không tốn công chăm sóc, phát triển nhanh.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Văn Giang (Hưng Yên), rau lang có tính bình, vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, vitamin B6 gấp 3 lần, riboflavin gấp 10 lần. 

Y học cổ truyền cho rằng, rau lang không độc, thích hợp cho mọi đối tượng. Các tác dụng bao gồm nhuận tràng, chống táo bón, thanh nhiệt, phòng chống béo phì, tăng cường thị lực, bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và di tinh ở nam giới... Đây được xem là loại rau phòng chống các bệnh viêm đường tiêu hóa, thậm chí ung thư.

Theo các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K (Hà Nội), rau lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, β-caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phốt pho, canxi, natri, kali, mangan, kẽm, đồng, sắt. Gần đây, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.

rau lang ot.png
Rau lang là loại rau dân dã nhưng có nhiều tác dụng tốt. Ảnh: Rauxanh

Rau lang có đặc tính chống oxy hóa nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…. Nghiên cứu ghi nhận, vận động viên dùng 200g rau lang mỗi ngày trong 1-2 tuần giảm quá trình oxy hóa lipid, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ rau lang có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và phổi. Các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP tách chiết từ rau lang có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.  

Tại châu Phi và Indonesia, rau lang còn được sử dụng làm bài thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số nghiên cứu mô hình trên chuột đã ghi nhận tác dụng làm giảm lipid máu và chống xơ vữa mạch máu của rau lang. Các chất xơ không hòa tan trong rau lang cản trở sự hấp thu lipid ở ruột non.

Các hợp chất flavonoid và quercetin trong rau lang làm giảm sự hấp thu axit béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và axit béo ở biểu mô.

Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong rau lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là làm giảm khả năng kháng insulin, chống lại bệnh tiểu đường. Tác dụng này đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên động vật.

Mặc dù các nghiên cứu trên người khẳng định tác dụng của rau lang chưa nhiều để đưa ra khuyến cáo và liều lượng sử dụng an toàn, việc dùng rau lang vẫn được khuyến khích. Trong đó, hấp là phương pháp nấu hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống oxy hóa của loại rau này. 

Theo VN net

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Bánh mì bí đỏ

 Để thay đổi khẩu vị cho gia đình, mời các bạn làm thử món bánh mì bí đỏ vừa đẹp, ngon, lại nhiều chất bổ dưỡng.

Nguyên liệu

4,5 - 5,5 cup bột mì đa dụng

4,5m bột nở chậm hay men bánh mì

1/3 cup đường nàu

1m muối

1 cup sữa ấm khoảng 50'c

1 cup bí đỏ tán nhuyễn

1m hương bí đỏ

5M bơ mềm

1 trái trứng để bên ngoài

2M bơ tan chảy để phết lên mặt bánh

Cách làm

Trộn 3 cup bột + men + đường nâu + bí đỏ + hương bì đỏ + muối + sữa ấm + bơ  và trứng trong một cái thố lớn cho đều. 
 
Hay dùng máy trộn tốc độ chậm nhất, cho đến khi bột hòa quyện mịn màng, gia tăng tốc độ lên , nhào thêm 2 phút nữa cho trộn đều.
 
Cho thêm 1/2 cup bột trộn tiếp cho đều. Rồi lại thêm 1/2 cup bột nữa trộn tốc độ trung bình cho đến khi hình thành một khối bột mịn màng.
 

Có thể cho thêm nếu thấy bột còn nhão.
 
Khi thấy bột chỉ còn dính nhẹ, xốp, không còn dính thố nữa là được.
 
Cho khối bột này ra một cái thố sạch khác rắc chút bột vào lòng thố cho khỏi dính. Phủ một miếng vải cô - tông để bột nghỉ 45 phút và bột nở tăng kích cỡ lên gấp đôi.
 
Làm nóng lò 375'F 

 
Chia khối bột ra thành 24 miếng cân cho bằng nhau, vo tròn cho vào khay nướng.
 
Nướng bánh từ 12-15 phút chín vàng, lấy ra phết bơ lên cho bóng mượt. 
 

 Bánh ăn ngay rất ngon, hoặc

Để nguội, cho vào bao nilon cũng được 3 ngày.

Chúc các bạn có một món bánh mì Bí Đỏ thật ngon miệng
 
 Bichnga soạn theo Mom on Timeout

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

Món ăn nào giúp giảm 30% nguy cơ bệnh gây đột quỵ

 Món ăn phổ biến với người Việt giúp giảm 30% nguy cơ bệnh gây đột quỵ

Một nghiên cứu lớn từ Nam Phi - Ý - Tây Ban Nha - Áo đã phát hiện ra tác động ngoạn mục lên nguy cơ đau tim, đột quỵ của món ăn cực kỳ quen thuộc với các quốc gia có biển, sông ngòi trù phú.

Nhóm nghiên cứu quốc tế đầu đầu bởi TS Cristian Ricci từ Đại học North-West (Nam Phi) khẳng định chỉ cần ăn cá - đặc biệt là cá dầu - vài lần mỗi tần, bạn đã có thể đẩy lùi nguy cơ mắc các biến cố tim mạch gây chết người hàng đầu như đột quỵ, đau tim.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, các tác giả đã tổng hợp dữ liệu của hơn 36.000 người đến từ Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Ý, Tây Ban Nha, Đức Úc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Món ăn phổ biến với người Việt giúp giảm 30% nguy cơ bệnh gây đột quỵ - Ảnh 1.

Chỉ cần ăn cá thường xuyên hơn, bạn đã đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch cùng một loạt biến cố chết người đi kèm nó như đột quỵ, đau tim - Ảnh minh họa từ Internet

Họ được thu thập chi tiết về chế độ ăn, tình trạng bệnh tim mạch, các tai biến liên quan bao gồm các trường hợp tử vong và không tử vong. Các biến cố tim mạch gây tử vong hàng đầu bao gồm đột quỵ và đau tim.

Phân tích cho thấy chỉ cần ăn 2-3 phần cá, mỗi phần 150 g mỗi tuần, bạn sẽ giảm được 8% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chết người.

Mức giảm là tương tự ở người ăn 50 g cá mỗi lần nhưng ăn hàng ngày.

Nguy cơ sẽ giảm tới 30% nếu bạn là người rất thích ăn cá và tiêu thụ 150 g hàng ngày.

Theo Báo NLĐ

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Bánh khoai lang nướng

 Chỉ khoai lang nướng thôi đã hấp dẫn rồi, giờ còn làm bánh nữa. Chắc là ngon lắm đây! Mời các bạn cùng xem!

 
Nguyên liệu

1,5 cup khoai lang nướng tán nhuyễn

6M bơ để tan chảy
1 cup sữa nguyên kem
3+1/4 cup bột
5m baking power
1/4m baking soda
1/2m muối
2M  đường
 
Cách làm
Làm nóng lò ở 400'F
Cho khoai + bơ + sữa vào thố, dùng máy đánh trứng trộn cho thật đều.
Trộn bột + bột nổi + đường + muối vào trộn đều, rồi cho qua thố khoai trộn cho thật đều.
Cho hỗn hợp bột khoai ra bàn, dùng tay nhồi 10 lần cho bột dẻo, rồi cán mỏng cỡ 1cm. Bột dính th2i rắc thêm bột khô cho dễ làm.
Dùng khuôn tròn ấn xuống cắt thành những miếng tròn.
Đặt những miếng bột này lên vỉ nướng 15-20 phút cho đến khi bán vàng dòn là được.
 

 
Nhớ ăn liền nha!
Có thể phết lên các loại mứt táo, dâu... hay kem cho thêm phần hấp dẫn.

Bii1chnga soạn theo Time out


 

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

4 loại trái cây tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

 

Quả bơ, táo, lựu và trái cây có múi giúp kiểm soát lượng đường trong máu, có ích cho các ca mắc bệnh tiểu đường.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết. Một thực đơn cân bằng có thể giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim và huyết áp cao.

Trái cây tươi có thể là một phần của bữa ăn bổ dưỡng, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, có một số quả đặc biệt tốt cho người bệnh: 

Quả bơ

qua bo.jpg
Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh. Ảnh: Tasting Table

Đây là một loại trái cây độc đáo vì chứa ít carb và nhiều chất béo. Một nửa quả bơ chỉ chứa 8,5g carb nhưng có gần 30g chất béo lành mạnh. Bơ đặc biệt chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Đánh giá dựa trên 24 nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn có liên quan đến kiểm soát đường huyết tốt hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với chế độ ăn nhiều carb hoặc chất béo không bão hòa đa.

Bơ cũng rất giàu chất xơ. Chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan đến cải thiện kiểm soát đường huyết, trọng lượng cơ thể, nồng độ lipid trong máu và các dấu hiệu viêm ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quả có múi

 Những tác dụng tuyệt vời của quả Cam mà bạn chưa biết hết

Cam, quýt, bưởi là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Có chỉ số đường huyết (GI) thấp, các loại quả này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ giảm viêm và kiểm soát đường huyết. 

Cam có chỉ số GI là 43, được coi thấp. Điều này đồng nghĩa cam sẽ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn hơn so với các loại trái cây có GI cao như dưa hấu.

Thường xuyên tiêu thụ trái cây có chỉ số GI thấp có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường giảm HbA1c (chỉ số đánh giá tình trạng bệnh), huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.

Trái cây họ cam quýt cũng chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa, bao gồm naringenin có đặc tính chống tiểu đường mạnh mẽ.

Táo 

tao 1a.jpg
Ăn một quả táo mỗi ngày có thể đẩy lùi bệnh tật. Ảnh minh họa: Britannica

Táo cũng là một loại trái cây có GI thấp và rất giàu chất dinh dưỡng quan trọng. Một quả táo cỡ trung bình cung cấp khoảng 5g chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.

Theo Health, các nghiên cứu chứng minh ăn táo có thể có lợi cho những người bị suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường huyết. Ăn một quả táo trước bữa ăn làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở nhóm người trên. Giới chuyên môn cho rằng chất xơ cũng như các hợp chất chống tiểu đường khác có trong táo mang lại lợi ích cho những người có lượng đường huyết cao. 

Lựu

 Điều bất ngờ từ quả lựu đỏ mọng

Ăn lựu có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol và cải thiện tình trạng kháng insulin. Hạt lựu và nước ép lựu là nguồn cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học tốt như ellagitannin, anthocyanin và axit hữu cơ, có thể giảm viêm và chống lại tổn thương tế bào.

Nghiên cứu năm 2019 cho thấy uống 200ml nước ép lựu mỗi ngày trong 6 tuần giúp giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với nhóm đối chứng.

Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Do đó, duy trì mức huyết áp khỏe mạnh bằng cách tiêu thụ thực phẩm có đặc tính hạ huyết áp là cách dễ dàng và hiệu quả để chăm sóc sức khỏe. 

Theo VNnet

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023

Giải trí cuối tuần

 Cuối tuần mời các bạn thư giãn với nhạc phẩm rất lãng mạn của nhạc sĩ Quốc Dũng "Kẻ Đau Tình"



Chè Khoai môn

 Chúng ta thường biết đến món chè Khoai Môn là món khoai nấu nếp, hôm nay các bạn sẽ biết thêm một kiểu chè Khoai Môn khác nữa nhé!

Nguyên liệu

500 khoai môn 

300g dừa nạo

120g đường phè

1M đường cát

2M sữa đặc

120g bột năng

lá dứa, muối

Cách làm

Gọt vỏ khoai môn, xắt hột lựu 1cm.

Nấu nước sôi 1 lít nước với vài khúc lá dứa +1M đường cát + 1m muối, cho khoai vào luộc trong 4 phút hoặc hấp vừa chín tới. Khoai chín không lấy ra ngay, mà chỉ tắt bếp để thêm 5 phút nữa cho chín om.

Vớt khoai ra, cho qua thố bột năng, xóc nhẹ cho khoai áo hết chung quanh miếng khoai. Vớt khoai ra lúc còn nóng, bột sẽ rất dinh vào khoai. Rây cho bột dư rớt lại. 


Nấu nước sôi, luộc lại khoai 1 lần nữa trong 1 phút, rồi vớt qua thau nước lạnh cho bột se lại.

Vắt dừa lấy 1/2 lít nước (không cần lấy nước cốt riêng). 

Nấu nước dừa với đường phèn, 1m bột năng + sữa đặc + 3 lá dứa và chút muối cho sôi lên. Cho khoai vào nấu, khi sôi lại là hoàn tất món chè.

Chúc các bạn có món chè hợp khầu vị

Bichnga biên soạn