Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Thư giãn cuối tuần : ca khúc Gái Xuân

 Mời các bạn cùng thưởng thức nhạc phẩm Gái Xuân của nhạc sĩ Từ Vũ, được phổ từ thơ Nguyễn Bính. 



Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

Một số món ăn được làm từ Rau Tiến Vua

 Các món ăn làm bằng rau Tiến Vua như gỏi, xào, muối chua ...

Mời các bạn xem!

3. Cách nấu rau tiến vua thành các món ngon

Với loại rau này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn từ chay đến mặn. Sau đây là một số món ăn hấp dẫn gợi ý, mời bạn tham khảo.

3.1. Tiến vua xào chay

Nấm xào tiến vua chay là một món ăn chay đầy đủ hương vị được nhiều người yêu thích. Cùng theo dõi cách thực hiện món ăn hấp dẫn này nhé!

rau-tien-vua-6

Cách nấu tiến vua xào chay

Nguyên liệu

  • 30 gr rau tiến vua khô
  • 200 gr nấm bào ngư xám
  • 20 gr cà rốt xắt sợi
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ
  • Gia vị chay: dầu hào chay nước tương, tiêu, ngò

Cách nấu nấu xào rau tiến vua

Bước 1: Nấm cắt chân rửa sạch. Tiến vua khô bạn ngâm nở cắt bỏ phần già, cắt khúc 5cm.

Bước 2: Bắc chảo dầu phi thơm tỏi, thêm nấm và cà rốt vào xào, nêm gia vị, sau đó cho rau tến vua vào đảo nhanh tay. Rắc tiêu và hành ngò.

Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành món rau tiến vua xào chay rồi. Múc ra đĩa và thưởng thức nóng với cơm bạn nhé!

rau-tien-vua-7

Rau tiến vua xào chay

3.2. Gỏi tiến vua chay

Nguyên liệu

  • 50 gr tiến vua khô
  • 100 gr chả chay
  • 1 miếng đậu hũ
  • Rau thơm (ngò,răm,quế,…)
  • 50 gr cà rốt
  • 1 trái ớt sừng
  • 1 trái ớt hiểm
  • 3 tép tỏi
  • Hành phi
  • Nước mắm chay
  • Đường
  • Đậu phộng rang
rau-tien-vua-8

Cách nấu gỏi tiến vua chay: Nguyên liệu

Cách làm gỏi tiến vua chay

Bước 1: Sơ chế rau tiên vua

  • Tiến vua khô trong nước lạnh đến khi rau nở lớn gấp 5 lần.
  • Sau đó tiến hành rửa xả nước 3 lần. Dội nước sôi. Xả qua nước đá. Vắt ráo nước. Trộn đều với ít dấm và đường cho rau thấm trước.

Bước 2: Chả và đậu hũ chay xắt sợi

Bước 3: Pha nước mắm trộn gỏi rau tiến vua chay gồm 1 mc nước mắm chay, nước cốt 4 trái tắc, 1 mc đường, 1 mc tương ớt, tỏi băm, ớt băm

Bước 4: Trộn đều nguyên liệu với nước mắm trộn và rau thơm xắt nhỏ là hoàn thành.

Để thưởng thức bạn trút gỏi ra đĩa, rắc đậu phộng và hành phi lên. Dùng kèm bánh đa hoặc bánh phồng chay.

rau-tien-vua-9

Cách nấu gỏi tiến vua chay: Thành phẩm

3.3. Hướng dẫn làm rau tiến vua ngâm chua

Nguyên liệu

  • 100g Tiến vua khô
  • Tỏi: 1 củ
  • Ớt hiểm: 5 trái
  • 200g đường phèn
  • Muối hột
  • Lọ thủy tinh 1,5 lít: 1 cái
  • Tre chẻ để gài
  • Giấm gạo lên men

Cách làm

Bước 1: Rau tiến vua rửa sạch, ngâm nước ấm từ 3 đến 5 giờ đến khi rau nở. Tiến hành xả sạch, bỏ hết gân già, chẻ nhỏ những chỗ to, cắt khúc dài 4cm.

rau-tien-vua-10

Cách làm tiến vua ngâm chua: Sơ chế

Bước 2: Tỏi bóc vỏ, cắt lát. Ớt hiểm đập dập. Tre và nắp lọ trụng sơ trong nước sôi để tiệt trùng

Bước 3: Nấu nước giấm đường: cho vào nồi 1 lít nước, 200g đường phèn, 200ml Giấm gạo lên men LISA và 4m muối hột, nấu tan, lọc lại rồi để nguội.

Bước 4: Cho rau tiến vua, tỏi và ớt vào lọ, gài chặt, cho nước giấm đường vào ngập rau, ngâm 3 ngày là dùng được.

Khi tiến vua ngâm chua ăn được, bạn chỉ cần lấy rau ra đĩa, chấm kèm nước mắm tùy khẩu vị.

rau-tien-vua-11

Rau tiến vua ngâm chua

3.4. Cách làm tiến vua xào thịt bò

Nguyên liệu làm tiến vua xào thịt bò

  • 50g Rau tiến vua
  • 200g thịt bò
  • Dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt, tỏi băm, hành lá

Cách làm tiến vua xào thịt bò

Bước 1: Tiến vua ngâm trước 1 đêm, luộc mềm, để ráo nước

Bước 2: Lúc chảo nóng, cho dầu, phi tỏi, cho rau vào xào sơ

Bước 3: Cho thịt vào xào chung rồi nêm nếm vừa ăn

Bước 4: Sau cùng cho hành lá vào là bạn đã hoàn thành món rau tiến vua xào thịt bò trong thực đơn món ngon mỗi ngày của gia đình rồi.

rau-tien-vua-12

Rau tiến vua xào thịt bò

ngoài ra bạn có thể làm thêm những món khác như rau TV xào hải sản, rau TV nấu canh mọc, v.v. 

Chúc các bạn chế biến được nhiều món ngon nhiều chất bổ dưỡng từ rau Tiến Vua.

Theo Thongtinmebe.com

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Rau tiến vua là rau gì?

Rau tiến vua là một thực phẩm vừa quen thuộc vừa lạ lẫm với nhiều bạn. Nếu bạn chưa biết nhiều về loại rau này, đừng bỏ qua bài viết chi tiết sau đây cùng 5+ cách chế biến hấp dẫn sau đây nhé!

1. Rau tiến vua là rau gì?

  • Rau tiến vua còn gọi là rau công sôi, rau cần biển, rau câu hay rau cần khô. Loại cây này thường mọc ở vùng ven biển, khó thích ứng với nước ngọt.
rau-tien-vua-1

Rau tên tiến vua là gì

  • Rau có thân lá đôi. Tức là lá và thân là một và luôn chỉ có hai nhánh, có hình như một loại rễ củ.
  • Thân lá tiến vua mềm nhưng dai, có kích cỡ thường bằng ngón tay út hoặc có thể to hơn. Đó là ý do vì sao mà mình lúc trước lại nhìn vừa giống thân cây mềm, lại vừa giống rễ cây mọc dưới nước.
rau-tien-vua-2

Tiến vua là rau có thân bằng ngón tay út

  • Mùa rau tiến vua thường vào tháng 4 âm lịch hằng năm. Để bảo quản rau sẽ được phơi khô. Với phương pháp này bạn có thể sử dụng được trong 1 năm.
  • Loại rau này khá đặc biệt, khi cần dùng, bạn chỉ cần đem rau ngâm vào nước vài tiếng đồng hồ. Rau sẽ nhanh chóng khôi phục lại hình dáng ban đầu. Đặc biệt, dù là dạng khô hay tươi thì rau vẫn giữ nguyên những giá trị dinh dưỡng.
  • Hiện nay, trên thị trường thường bán loại rau ở dạng nhiều dạng như: tươi, khô, muối chua, ngâm chua ngọt,…
rau-tien-vua-3

Rau được bảo quản bằng cách phơi khô

Cách chọn rau tiến vua khô:

  • Chọn rau được làm khô mới là rau có màu xanh xám nhẹ. Nhìn màu còn tươi.
  • Nhìn bằng mắt thường: Các cọng rau đều nhau, chọn rau khô không có nấm mốc.
  • Về mùi hương: Rau chất lượng là rau có mùi hương đặc trưng của rau tiến vua, không có mùi hương lạ của nấm mốc
  • Lưu ý khi chọn rau đóng gói: Bạn hãy chú ý đến hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm nhé.
rau-tien-vua-4

Cách chọn tiến vua khô

2. Cách chế biến tiến vua khô và tươi

Với rau tiến vua tươi: Cách chế biến khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch, cắt khúc là có thể tiến hành nấu nướng và chế biến bình thường.

Với rau tiến vua khô: Cách chế biến hơi khác chút. Tiến vua khô có hai loại: Nguyên cây và cắt khúc

  • Nếu tiến vua khô nguyên cây khi mang vào chế biến bạn nên cắt khúc.
  • Trước khi chế biến thành món ăn, bạn lấy rau khô mang đi ngâm trong nước cho nó nở ra. Thời gian ngâm thường ít nhất là 3 tiếng. Thông thường bạn cần ngâm khoảng nửa ngày để rau nở hết.
rau-tien-vua-5

Cách chế biến tiến vua khô

  • Bạn nên ngâm rau tiến vua khô trong nước lạnh nó sẽ giòn hơn. Nếu bạn ngâm trong nước ấm rau nhanh nở hơn nhưng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Thêm vào đó rau không được giòn như khi ngâm nước lạnh.
  •  Rau khi ngâm xong, chỉ cần rửa sạch là có thể dùng để làm các món ăn như một loại rau thông thường.

Theo Thongtinmebe.com

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023

Cháo đậu xanh giải rượu

 Đậu xanh là thức ăn rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây không những là thức ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể xem như vị thuốc được ông bà ta sử dụng từ xa xưa. 


Trong Nam Dược Thần Hiệu của danh y Tuệ Tĩnh có nhắc đến công dụng của hạt đậu xanh như sau: “Lục đậu còn gọi là đậu xanh, vị ngọt, tính mát không độc, bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, thanh tiểu tiện, chữa lở, làm sáng mắt”. Lĩnh Nam Bản Thảo của danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng có đề cập đến đậu xanh: 

“Lục đậu tên gọi hột đậu xanh

Ngọt lạnh, không độc, vị hơi tanh

Trừ nhiệt bổ hư kiêm giải độc

Lợi thủy, tiêu sang, mắt sáng tinh”.

Như vậy, đậu xanh có thể được xem là vị thuốc có tính hàn, công dụng thanh nhiệt, tiêu được nhiệt độc trong cơ thể. Theo Y học cổ truyền, rượu là thức uống có tính đại nhiệt, khi uống vào sẽ hun đốt Trung tiêu, từ đó gây ra nhiều bệnh khác nhau liên quan đến nhiệt tích ở tỳ vị.

Để giải được rượu, dân gian ta đã dựa vào khả năng thanh nhiệt của đậu xanh để giải trừ nhiệt độc tích tụ do rượu gây ra. Bài thuốc cháo đậu xanh sử dụng đậu xanh chung với cháo nấu nhừ vì cháo có khả năng kiện tỳ ích vị, hồi phục chức năng tỳ vị sau những lần tiệc tùng ăn nhiều đồ béo ngọt, cay nóng.

Ngoài công dụng giải rượu, đậu xanh được dân gian sử dụng làm thức ăn giảm tiêu viêm, trị mụn lở. Chè đậu xanh ngon, bổ dưỡng, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực. Đậu xanh có thể kết hợp với các thức ăn khác cũng có tính hàn tăng tác dụng thanh nhiệt tiêu độc như rau má, nước dừa.

Mặc dù đậu xanh có nhiều công dụng nhưng không nên lạm dụng. Những người tỳ vị hư hàn với biểu hiện như dễ bị lạnh bụng, khó tiêu khi ăn đồ sống lạnh không nên lạm dụng đậu xanh. Đặc biệt khi ăn các thực phẩm có tính hàn như tôm, cua, ốc, lươn, các loại dưa… kèm đậu xanh sẽ làm cho bữa ăn mất cân bằng âm dương, có thể gây khó tiêu, lạnh bụng, đầy bụng, đau bụng ở những người có tỳ vị hư nhược. 

Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng Tín - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

Cách làm nước mắm chay

 Nước mắm chay cần thiết cho các bữa cơm chay. Các bạn hãy làm để dùng khi cần. Nước mắm chay cũng thích hợp nấu cho những món mặn, rất ngon. Mời các bạn thử nhé!

 


Nguyên liệu

600g thơm

1,2 lít nước dừa tươi

90g đường

120g muối hột

15g bột ngọt 

Cách làm

Thơm đã gọt vỏ còn 600g, cắt lát khoảng 0,5 -0,7cm 

Dùng 60g đường thắng caramen, khi đường sôi lăn tăn thì giảm lửa. Chỉ lắc nhẹ cho đường lan đều, không khuấy. Chờ cho đường tan hết và chuyển màu nâu, có bọt to thì cho nước dừa vào.


Cho thêm 30g đường + bột ngọt + muối + thêm thơm nấu sôi, hớt bọt. Nếu không dùng bột ngọt thì thêm 30g đường nữa cho mắm dịu lại. Nấu sôi lại, và bớt lửa.

Nấu thêm 1 tiếng nữa cho miếng thơm trong và ngót lại là được.

Vớt những miếng thơm ra, để nuội, cho vào keo, cho vào tủ lạnh ăn dần. 

Chúc các bạn thành công!



Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

Làm nóng 2 huyệt để ngủ được ngon

 Một trong những cách làm cho giấc ngủ được ngon, hãy làm nóng 2 huyệt mạch này nhé các bạn.

1. Huyệt thần khuyết: Ngay rốn.

2. Huyệt dũng tuyền



 Chúc các bạn có một giấc ngủ ngon

Bichnga biên soạn

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Rau câu Quýt

 Một món rau câu trái cây làm cho món tráng miệng hay ăn vặt vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.

Nguyên liệu

1kg quýt loại nhỏ, trái ngọt, 500ml sữa không đường, 1 gói râu câu dẻo

5 cây que xiên thịt nướng , 5 chai nước suối 500ml, 20g đường


 

Cách làm

Lột vỏ quýt, gỡ hết các tơ bám chung quanh.

Dùng que xiên, xỏ 4 trái vào ngay giữa trái thành xâu. 

Cắt bỏ phía trên vỏ chai nước suối.

Cho xâu quýt vào chai nước suối.
 

 

Nấu sữa + đường + rau câu dẻo trên lửa nhỏ. 

Khuấy nhẹ tay cho tan đường và rau câu hoà tan hoàn toàn trong sữa. 

Để hỗn hợp sữa nguội bớt mới đổ vào chai đựng quýt. 

Cho ngay những chai rau câu này vào tủ lạnh cho đông lại.

Khi ăn cắt khoanh nhìn đẹp và ăn ngon miệng.


Chúc các bạn thành công


Bichnga




Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

Giữ ấm phổi mùa đông

 Mùa đông là nàng thơ của các nhà thơ, nhạc sĩ , nhưng lại là kẻ thù của các trẻ nhỏ và người già. 

Vào lúc 03-05 giờ sáng của Phế kinh - phổi sẽ hoạt động mạnh nhất . Hãy tác động vào 3 huyệt vị này để giúp cho phổi hoạt động tốt hơn.

1. Trung phủ :


 2. Huyệt Khổng Tối

3. Huyệt Thái uyên


 




 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Mời các bạn thưởng thức một nhạc phẩm cây nhà lá vườn của nhóm SPKT : Đời Còn Dễ Thương

 Tác giả nói lên cảm nghĩ của mình trong thời gian công tác tại Tuy An - Qui Nhơn, về con người, về khung cảnh hữu tình nơi làm việc. 

Xin mời các bạn cùng theo dòng cảm nghĩ của tác giả.

 


Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Củ cải ngâm nước ... ngọt

 Mùa này rau củ vừa rẻ vừa ngon, các bạn làm thử món Củ Cải ngâm nước ngọt xem nha. Lạ miệng và rất ngon!


 Nguyên liệu

500g củ cải bào mỏng

2 trái ớt sừng tùy ý cay ít nhiều

1M đường

1M giấm

3 lát chanh vàng cho thơm

1m muối

1 lon sprite hay 7Up

Cách làm 

Cho cải bào vào một tô lớn.

Pha sprite + đường + muối +giấm hòa tan tất cả. Cho thêm mấy lát chanh + ớt xắt lát. 

Rót hỗn hợp sprite vào cải cho đều. 

Cho vào ngăn mát tủ lạnh, để chừng 20-30 phút là dùng được.

Món này dùng chung với những món rim, kho, luộc ... rất thích hợp mà lại nhanh gọn, lạ miệng!

Mời các bạn dùng thử.

Bichnga soạn theo Net



Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

Rượu Tỏi, công dụng và cách dùng

Rượu tỏi

Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được. 
 


Ðược Tổng Thống Nasser đồng ý WHO huy động nhiều chuyên gia y tế về Ai Cập nghiên cứu chia nhau đi xuống nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập các tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu (đông nhất là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản) nhận xét là ở Ai Cập nhà nào cũng có 01 lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay nước họ vẫn là thế.

Ngày xưa Ai Cập là một đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là xử dụng gươm dao chém giết nhau. Thời ấy làm gì có thuốc kháng sinh, nên họ chỉ dùng nước tỏi để uống & cũng để rửa các vết thương.
Ở các vùng tỏi được ngâm rượu theo những công thức khác nhau. Chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu và phân tích. Kết luận cái gì tốt rồi sau đo' thông qua một báo cáo gởi cho WHO. Sau đó WHO tổng kết & hội thảo về vấn đề này. Rồi đến năm 1980 họ thông báo:

Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh:
  • 1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
  • 2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư)
  • 3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
  • 4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử).
    Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 02 nhóm bệnh nữa là:
  • 5) Trĩ nội & trĩ ngoại.
  • 6) Ðại tháo đường (tiểu đường)
    Nhật cũng công bố:"-Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao".

    Con người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh. Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặt biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường (glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những chứng bệnh như trên.

    Trong tỏi có 02 chất quan trọng:
  • 1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.

  • 2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

    Rượu tỏi phòng và chữa bệnh

    Ai Cập tuy là một nước nghèo, khí hậu khắc nghiệt nhưng người dân lại khỏe mạnh và sống lâu. Tổ chức Y tế Thế giới đã điều tra và phát hiện, mỗi gia đình ở Ai Cập đều có một hũ rượu ngâm tỏi và đây có thể là lời giải thích cho hiện tượng trên.
    Y học cổ truyền nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam , đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...
    Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
    Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
    Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.

    Cách bào chế rượu tỏi

    Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.
    Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
    Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.

    BS Vũ Định
    Sức Khỏe & Đời Sống