1. Ăn uống: Mọi thứ vào miệng không tốt và không đúng đều là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Mà dinh dưỡng đúng thì hầu hết bệnh tật đều có thể chữa lành ( không đề cập vấn đề tôn giáo ). Mọi con đường đến La Mã để giải quyết bệnh tật đều thông qua dinh dưỡng đúng.
- Dinh dưỡng mất cân đối: Cái cần ăn thì ăn không đủ, ít. Cái hạn chế ăn thì ăn nhiều.
Vd: Ăn ít rau xanh hoa quả, nhiều tinh bột, nhiều đường, nhiều protein, nhiều thực phẩm chế biến sẵn,... ( kể cả ăn mặn và ăn chay ).
- Ăn không đúng: Thói quen ăn chín, nấu sôi làm mất đi khoáng, vitamine, trường sinh khí prana, enzym.
Vd: Rau củ cần ăn tươi sống để nhận trọn vẹn enzym, khoáng, vitamin, sinh khí prana thì nấu trên lửa thật kỹ, đậy vung thật kín. Nhiệt đã làm dinh dưỡng trong rau củ không còn, chúng ta chỉ ăn cái vỏ không hồn của rau củ. Nên nhiều người nói tôi ăn rất nhiều rau xanh, nhưng rau củ đã chế biến thì người đó vẫn thiếu khoáng, vi lượng từ rau mang lại vì thực sự thì họ chỉ ăn cái xơ còn lại trong rau củ mà thôi.
- Ăn chất béo không đúng: Ăn nhiều chất béo bão hoà ( mỡ động vật, bơ, sữa động vật ), chất béo đồng phân trans ( dầu thực vật tinh luyện, magarine,... ) làm tăng cholesterol máu, máu có nhiều cục đông, nhớt, nhiều mảng bám, dễ tắc nghẽn, khiến cơ thể dễ viêm. Trái ngược với hai nhóm chất béo trên thì nhóm chất béo không bão hoà ( chứa nhiều Omega 3, Omega 6 từ cá, dầu các loại hạt ép lạnh nguyên chất ) sẽ làm thông thoáng máu, giảm cholesterol, giảm mảng bám, độ nhớt, tắc nghẽn của mạch máu, do đó các loại omega có tính kháng viêm. Tỉ lệ vàng Omega trong cơ thể để điều hoà viêm sưng là 3 phần Omega 6 và 1 phần Omega 3 ( dầu hemp có tỉ lệ này Omega 6-3 tỉ lệ 3:1 ).
- Ăn Carbs không đúng: Ăn nhiều carbs đơn ( gạo trắng, bột mì tẩy, bánh kẹo công nghiệp, nước ngọt, đường tinh luyện,... ) sẽ gây ra vụ nổ năng lượng trong cơ thể nhanh và nhiều hơn so với carbs phức ( từ ngũ cốc nguyên cám ). Carbs đơn có thể dẫn đến sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Trong khi đó, carbs phức sẽ cung cấp năng lượng từ từ và bền vững hơn. Vì sao? Vì các loại carbs đơn chỉ chứa một hoặc hai loại đường như fructose (loại tìm thấy trong trái cây) và galactose (tìm thấy trong các sản phẩm sữa), không có xơ, không có vitamine, khoáng nên khi vào cơ thể đường hấp thu rất nhanh. Còn carbs phức thì chứa 3 loại đường trở lên và chứa xơ, khoáng, vitamine nên đường vào cơ thể sẽ được hấp thu từ từ và chậm.
Ví dụ: Trái cây nên ăn thô để ăn ở dạng carbs phức vì ăn cả xơ trong trái cây, cơ thể nhận đường trong trái cây chậm hơn. Ép juice uống nên ép nhiều rau xanh hơn trái cây. Và ưu tiên trái cây có vị chua hơn trái cây có vị ngọt đậm.
Việc ăn nhiều carbs đơn cũng là nguyên nhân gây tăng cục đông, mảng bám và độ nhớt cho máu, gây viêm. Tuy nhiên, nếu không ăn carbs ( chế độ ăn kiêng No carb hoàn toàn ) sẽ khiến cơ thể lấy protein làm nhiên liệu hoạt động cơ bắp. Việc ăn nhiều protein gây ra hậu quả gì lên sức khoẻ lại nói đến tiếp theo dưới đây.
- Ăn quá nhiều protein: Trong cơ thể, carbs được phân giải thành các đơn vị đường nhỏ hơn, như glucose và fructose. Ruột non hấp thụ các đơn vị nhỏ này, sau đó, chúng sẽ được hòa vào dòng máu và đi tới gan. Gan chuyển hóa tất cả các loại đường này thành glucose, rồi chúng sẽ theo máu vận chuyển đi khắp cơ thể, kèm với insulin, để chuyển đổi thành năng lượng cho mọi chức năng cơ bản của cơ thể và hoạt động thể chất của chúng ta.
Nếu glucose không được sử dụng ngay lập tức cho nhu cầu năng lượng, cơ thể có thể lưu trữ chúng với lượng tương đương khoảng 2.000 Calo trong gan và cơ xương dưới dạng một đại phân tử có tên glycogen. Khi lượng glycogen đạt tới mức không thể lưu trữ thêm nữa, carbs lúc này mới được chuyển thành mỡ.
Ngược lại, nếu bạn cung cấp quá ít carbs, cơ thể sẽ phải lấy protein làm nhiên liệu. Nó là một vấn đề, bởi cơ thể cần protein để tạo cơ bắp. Sử dụng protein thay vì carbs để làm nguồn nhiên liệu sẽ đặt áp lực lên cho thận, dẫn tới tạo thành những chất gây hại trong nước tiểu.
Việc ăn nhiều protein khiến cơ thể mất cân bằng kiềm toan. Vì protein đa phần có tính acid ( thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu ). Để cân bằng kiềm toan, cơ thể sẽ rút canxi và các khoáng kiềm trong xương để cân bằng lại. Thế nên ăn nhiều protein sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ: tăng áp lực làm việc lên gan, tăng tính thải lên thận, tăng nguy cơ loãng xương và mất xương. Trẻ con đang lớn mà cho ăn nhiều protein, coi chừng, chúng không cao như ba mẹ mong đợi đâu.
- Ăn thiếu xơ: Chế độ ăn đồ chế biến sẵn, thiếu rau xanh hoa quả, thiếu xơ làm cho nhu động ruột không khoẻ mạnh. Xơ là thức ăn cho hệ vi sinh vật ở đường ruột. Chế độ ăn giàu xơ sẽ giúp xây dựng miễn dịch ruột tốt. Ruột là miễn dịch cơ thể, là bộ não thứ hai của cơ thể. Mọi hỷ, nộ, ái, ố, cảm giác no, đói, ngon miệng,... đều có liên quan đến cái ruột khoẻ hay không. Thử xem: táo bón thường xuyên, đại tràng vớ vẩn đi vệ sinh cả ngày xem có vui buồn, tức giận, cau có chập cheng không?
Để xây dựng vi sinh cho đường ruột khoẻ mạnh thì yếu tố enzym rất quan trọng. Nên ăn rau củ quả ở chế độ tươi sống để nhận được đầy đủ enzym, trường sinh khí thì sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hoá, hệ vi sinh cũng hoạt động tốt hơn.
- Ăn liên tục và ăn quá nhiều: Ngày ăn ba bữa chưa đủ, nhiều người còn ăn khuya, ăn cả trước lúc đi ngủ. Lượng ăn mỗi bữa cũng nhiều, no ních bụng. Ăn theo sở thích, thói quen. Việc ăn nhiều khiến cơ thể phải mất nhiều năng lượng để tiêu hao thức ăn. Các cơ quan phải làm việc liên tục, liên tục, không có thời gian được nghỉ ngơi. Việc ăn nhiều cũng để lại dư thừa chất nhiều trong gan, thận, ruột, gây mệt mỏi cho nội tạng. Ruột bẩn do dư thừa nhiều thức ăn lâu ngày không thải ra hết dẫn đến táo bón kinh niên, sinh ra vô vàn vi sinh vật có hại, khí độc trong ruột, rò rỉ ra máu dẫn đến nhiều chứng bệnh tự miễn. Nên kết thúc bữa ăn cuối cùng trong ngày trước 19h.
2. Lối sống, thói quen sinh hoạt:
- Thiếu vận động thể chất: Sự thiếu vận động thể chất khiến cơ thể không giải quyết hết được năng lượng đưa vào quá nhiều từ việc ăn uống. Cơ bắp không được sinh nhiệt để làm ấm cơ thể khiến thân nhiệt cơ thể thấp, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Việc vận động thể chất cũng khiến sự trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, tim tăng áp lực bơm máu sẽ khiến máu huyết lưu thông giảm sự tắc nghẽn, giảm mảng bám, độ nhớt của máu sẽ giảm viêm. Thân nhiệt tăng lên khi vận động cũng khiến cơ thể đào thải độc tố qua đường mồ hôi tốt hơn, giảm áp lực thải độc qua thận, uống được nhiều nước để làm sạch cơ thể nhưng lại không gây áp lực cho thận vì thải qua mồ hôi khi vận động. Vận động thể chất cũng khiến sản sinh ra hooc mon testosterone và estrogen giúp duy trì sự thanh xuân cho cơ thể ( sự tụt giảm các hooc mon giới tính khiến tích luỹ mỡ ở vùng bụng, da không tươi nhuận; vòng ngực, vòng ba không nở nang, cơ bị teo, tóc dễ rụng, tắt kinh sớm, mãn dục sớm, suy giảm chức năng sinh lý, lão hoá sớm, già nhanh... ).
- Ngủ, nghỉ thiếu: Thói quen ngủ trễ khiến các cơ quan nội tạng không được thải độc vào các khung giờ thải độc khi ta ngủ. Nên ngủ trước 23h. Tốt nhất vẫn là ngủ lúc 21h và dậy lúc 5h sáng hôm sau.
- Stress: Stress tàn phá sức khoẻ một cách kinh khủng dù có ăn uống đúng. Stress diễn ra sẽ khiến tuyến thượng thận tiết nhiều cortisol để điều hoà Stress. Stress lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi thượng thận. Lão hoá nhanh, bệnh tự miễn cũng đến từ stress.
- Hít thở không đúng: Việc hít thở ngắn khiến phổi không làm việc hết dung tích. Hít sâu, thở chậm sẽ thải được hết lượng carbon dioxide ta hít vào cả ngày từ môi trường sống. Dư thừ carbon dioxide trong cơ thể lâu ngày cũng khiến máu bị nhiễm toan.
Một cơ thể khoẻ mạnh bên trong hay không, hãy quan sát hình tướng bên ngoài: da có tươi sáng, rạng rỡ hay không? Tóc thế nào? Cơ thể có tích luỹ mỡ thừa ở vùng bụng hay không? Nếu da, tóc đẹp mà không cần đến một mỹ phẩm đắt tiền nào để làm đẹp, mỡ không tập trung nhiều ở bụng thì về cơ bản, các chức năng bên trong cơ thể ấy vận hành tốt.
Từ hàng ngàn năm trước, người dân ở các quốc gia có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Italia cũng đã biết sử dung toàn bộ các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây chùm ngây để vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc. các bộ phận của cây Chùm Ngây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cũng cung cấp nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol.
Vì vậy, muốn phòng ngừa bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang, đừng bỏ qua loại thực phẩm cực tốt này: LÁ CHÙM NGÂY!
ST trên net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét