Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Sẽ Là Nỗi Nhớ - Một sản phẩm âm nhạc của tập thể cựu giáo chức và sinh viên SPKT

Í ới gọi nhau lũ bạn xưa

Cho dù trời nắng hay trời mưa  

Ngày ngày đèn sách thời hoa bướm

Giờ gặp lại nhau vẫn như xưa



Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Một số món ăn để được lâu : cải Bắp thảo muối xổi

 Trong thời gian này, việc dự trữ rau để dùng dần cũng là biện phạm thiết thực

Các bạn tham khảo nha!


 Nguyên liệu

1 cây cải thảo khoảng 1 kg

1,5 M muối biển

2 cây hành lá

100g hẹ

Xốt trộn: 50g ớt bột Hàn Quốc, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1/2 muỗng canh gừng bào, 1.5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh giấm gạo, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước.

Cách làm

 
Cải thảo cắt gốc, tách lá rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Hòa muối với 1 lít nước, cho cải vào ngâm khoảng 1 giờ, thỉnh thoảng đảo đều. Vớt cải ra, xả nước nhiều lần cho bớt mặn.
Hành lá, hẹ cắt khúc. Trộn đều hỗn hợp xốt.
Trút cải thảo, hành lá, hẹ và xốt vào thố, trộn thật đều.
Cho cải thảo muối xổi vào hộp hay hũ thủy tinh, đậy kín lại, để ở nhiệt độ phòng khoảng nửa ngày là có thể ăn được. 

Nếu không dùng hết thì bảo quản tủ lạnh.

 Theo trang Bạn net

Đàn phong cầm (khoai tây) chiên

 Một chút đa dạng cho món khoai tây sẽ làm các bạn thêm phần thích thú.


 Nguyên liệu

1kg khoai tây củ lớn tròn dài

2M bơ đã tan chảy

1 nhúm ngò tây thái nhỏ

1 nhúm hương thảo thái nhỏ 

Muối + tiêu đen xay còn mới

Cách làm

Gọt khoai , cắt 2 đầu cho bằng.

Cắt lát theo chiều dài , dày 1cm.

Đặt 2 cây xiên 2 bên mi61ng khoai và cắt theo chiều dọc 1-2mm. Que xiên giúp cúng ta không cắt đứt miếng khoai.

Lật lại mặt kia và cũng cắt như thế, nhưng theo đường chéo. Kh bạn kéo miếng khoải ra , bạn sẽ được một "cây đàn" phong cầm tuyệt đẹp. Hihi..

Dùng một que ghim từ đầu này qua đầu kia, kéo căng miếng khoai ra và xoáy nhẹ. Đặt những miếng khoai này lên khay nướng có lót giấy nướng.

Trộn bơ + mùi + hương thảo + muối + tiêu lên cho đều.

Phết hỗn hợp trên lên khoai tây, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 200'C trong 25'. Khoai chín vàng đẹp là được.

Lấy ra thưởng thức cái "đàn" của bạn sẽ thấy thơm ngon biết chừng nào.

 

Bichnga soạn theo Pinterest

 


Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

3 BƯỚC ĐƯA MÁU LÊN NÃO - NẰM XUỐNG LÀ NGỦ NGON ĐẾN SÁNG

 Với vài động tác đơn giản, chúng ta sẽ giúp giảm thiểu bệnh thiếu máu não. Các bạn xem nè!


 

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Bánh cuốn tôm thịt

Những ngày Sài Gòn "phong thành", tháng 7 2021, hầu như mọi người trong gia đình cảm thấy gần gũi nhau hơn, chăm chút nhau hơn. Những món ăn hàng ngày vẫn chạy ra hàng quán giờ được làm ở nhà. Dù ngon hay dở vẫn thể hiện tình cảm với nhau giữ các thành viên trong gia đình.

Bánh cuốn một món dễ ăn, và cũng rất dễ làm, nếu như chúng ta thật sự quan tâm đến ẻm. Với mình, đây cũng thật sự là lần đầu tiên "ra tay" đấy ạ! 

Nguyên liệu

1 1/4 cup bột gạo ( 5 phần bg)

3/4 cup bột năng (3 phần bn)

4 cup nước (16 phần nước)

Nếu dùng dụng cụ đo lường khác thì cũng theo tỷ lệ như vậy

200g thịt nạc dăm xay

30g nấm mèo cắt nhỏ

50 g tôm tươi, xắt hạt lựu

Nước, hành tím, tỏi, tiêu, đường, bột nêm, nước mắm, ớt, dấm và dầu ăn

Rau ăn kèm tùy vào khả năng của mỗi gia đình trong mùa này : xá lách, giá, dưa leo, rau thơm các loại...

Cách làm

Hòa bột gạo + bột năng + nước cho đều rồi để bột nghỉ. Nên ngâm đêm hôm trước và gạn nước vài lần (2-4 lần)  cho bánh được thơm ngon. Khi gạn nước nhớ lường phần nước lấy ra, để bù lại đúng lượng nước đó).  Sáng hôm sau gạn lần cuối, rồi cho vào 1/2m muối + 4 M dầu ăn khuấy đều cho hòa tan hết vào nhau. Chọn một cái vá có lượng bột vừa với cái chảo dùng tráng bánh để bánh được đều đẹp.

Phi hành vàng để ráo cho giòn. Dùng dầu phi hành để tráng bánh, xào nhân rất thơm nha mấy bạn.


Thịt xay ướp chút hành tỏi băm nhuyễn + 1/4m muối + 1/4 m bột nêm + 1/4m đường + 1/4m tiêu.

Ướp tôm giống ướp thịt nhưng không cho muối.

15 Phút sau, phi hành băm cho thơm, rồi cho thịt vào xào chín tới, cho tôm vào xào tiếp, rồi mộc nhĩ, đảo đều tay cho chín đều. Cuối cùng cho 1/2 M nước mắm đảo đều, tắt bếp cho thêm 1/2m tiêu là được.

Nấu nước mắm theo tỷ lệ : 100ml nước mắm + 100g đường + 200ml nước lạnh + 30ml giấm. Nấu sôi, để nguội, cắt ớt cho vào. Ai thích có thêm ít tỏi thì băm thêm vào. Nếu thích chua hơn thì nặn thêm chút chanh cho vùa ý.

Tráng bánh: cho dầu vào chảo tráng đều. Nên dùng cái phới vét bột, phết dầu lên chảo, lên mâm lấy bánh rất đều và đỡ hao, đỡ ngán (vì nhiều dầu). Để chảo lên bếp lửa vừa (tùy vào loại bếp sử dụng chỉnh cho hợp lý), chờ vài giây cho nóng (đưa bàn tay cách mặt chảo 10 cm thấy nóng là ok), cầm chảo ra ngoài đổ bột ngay giữa lòng chảo, còn tay kia xoay chảo, bột sẽ láng đều mặt chảo ( đổ vài lần là đẹp à!). Đậy nắp! Chờ (15 giây) bánh trong, tróc ra, đem ra mâm úp chảo xuống cho khéo là được ! Lại tiếp tục lần lượt cho đến hết bột. Với cái chảo 28cm có thể tráng được khoảng 20 cái bánh (như hình)


Bánh cho ra mâm, bỏ nhân vô giữa cuộn sao cho vừa ý chủ nhân là được.

Mình cho nhân vào giữa, cuộn 2 đầu lại cho đơn giản, mau chóng vì chỉ có một mình làm. Sợ bánh trên chảo cháy mất! Hihi...

Rau tới ngày hôm nay chỉ còn được cải carol và ít ngò thôi à!  Ăn tạm vậy qua ngày 13/07/2021.

 

Chúc các bạn thành công và ngon miệng! 

Bichnga đi học lóm mấy chục năm giờ mới làm ạ!



 

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

cải cúc - tần ô

Không nhớ mình đã post mấy bài về cúc tần. Nhưng hôm nay thấy bài này lại mang về để mọi người cùng xem. Cúc tần, tần ô, cải cúc vừa là rau ăn vừa là thuốc 2 trong in. Thật là tiện lợi!


Giải cảm

Lấy rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này giúp giải cảm rất nhanh và hiệu quả.

Chữa ho ở trẻ em

Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày.

Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh

Rau cải cúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.

Trị đau đầu kinh niên
Cải cúc là món ăn - vị thuốc không thể thiếu với những người bị mắc bệnh đau đầu kinh niên.

Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

Chọn những cây cải cúc già, phơi khô cả rễ để dùng dần trong những mùa không có cải cúc.

Hạ huyết áp

Rau cải cúc có tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp.

Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.

Chữa tiêu chảy

Cải cúc có thể chữa được bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng rất hữu hiệu. Lấy 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.

Trị hoa mắt, chóng mặt

Dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ.

Làm sạch cá diếc, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị.

Làm trong liệu trình 10 ngày, tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Trị đau mắt

Lấy 1 nắm rau cải cúc thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm).

ST

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Điều cần biết cho nhưng ai đã, đang và sẽ "gặp" covid : 6 lời khuyên giúp hồi phục sức khỏe sau khi hết COVID-19

Nhiều bệnh nhân COVID-19 gặp tình trạng bị kéo dài các triệu chứng dù đã khỏi bệnh. Một bác sĩ Ấn Độ tiết lộ 6 bí quyết giúp loại bỏ các triệu chứng và hồi phục nhanh hơn.

6 lời khuyên giúp hồi phục sức khỏe sau khi hết COVID-19 - Ảnh 1.

Dầu trái bơ là chất béo tốt cho cơ thể - Ảnh: SCMP

"COVID và hồi phục sau COVID" là quyển sách mới xuất bản của bác sĩ người Ấn Độ Vishakha Shivdasani. 

Mở đầu sách là lời tâm sự của một bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh được một tháng: "Bác sĩ ơi, sống sót không giống như bình phục. Tôi đã thoát COVID-19 nhưng tôi không còn là con người như trước nữa. Tôi vẫn chưa khỏe".

"COVID-19 kéo dài" là hiện tượng đang được các nhà khoa học nghiên cứu từ Đông sang Tây. Nhiều bệnh nhân COVID-19, dù nhẹ hay nặng, kể họ vẫn bị triệu chứng hành hạ nhiều tháng sau khi xét nghiệm âm tính với virus, bao gồm khó thở, cơ bắp yếu, tâm thần không ổn...

"Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp - từ bệnh nhân hoàn toàn không triệu chứng đến những người bị virus quật ngã - mắc COVID kéo dài" - bác sĩ Shivdasani cho biết.

Từ kinh nghiệm lâu năm giúp bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim và béo phì, bác sĩ Shivdasani đưa ra 6 lời khuyên về dinh dưỡng và lối sống có thể giúp bệnh nhân COVID-19 chữa dứt các triệu chứng còn sót lại và đẩy nhanh tốc độ hồi phục:

1. Chọn thực phẩm khôn ngoan

Hãy bắt đầu một ngày mới với protein (đạm), đừng chọn carbohydrate (bột, đường...). Đừng sợ dầu mỡ, chế độ ăn có mỡ sẽ giúp bạn không ăn nhiều. Tránh các loại mỡ xấu như dầu hạt, chọn mỡ tốt như dầu oliu, dầu dừa, dầu trái bơ, dầu mù tạt.

Không nên ăn đường - đây là loại thực phẩm gây viêm và ức chế hệ miễn dịch. Tránh cả thực phẩm chế biến.

2. Bảo vệ sức khỏe đường ruột

Giữ đường ruột khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng hệ vi khuẩn tốt chống lại tác nhân lạ, bao gồm virus gây COVID-19. Ăn chất xơ (như tỏi, dâu, hành tây, táo...) và men vi sinh (như yogurt, kefir, kim chi, củ quả ngâm...) sẽ giúp vi khuẩn tốt sinh sôi.

Hãy dùng các loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau trong bữa ăn.

3. Ngủ ngon

Hãy nghe theo nhịp sinh học của bạn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Cần 6-7 tiếng ngủ ngon mỗi đêm để giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh.

4. Hãy vận động

Tập thể dục giúp giảm tình trạng viêm và cải thiện hệ miễn dịch. Hãy đi ra ngoài để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

5. Đừng căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra các cytokin gây viêm, buộc hệ miễn dịch phải làm việc quá mức. Ngồi thiền và tập thở sẽ giúp giảm nhịp tim, huyết áp và tình trạng viêm, kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh tốt như serotonin, dopamine.

6. Đẩy nhanh hồi phục bằng vitamin bổ sung

Vitamin D chống oxy hóa và kháng viêm tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D sẽ khiến phổi hoạt động không tốt. Vitamin C thì giúp giảm protein CRP - dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị viêm nặng do COVID-19.

Magie - được mệnh danh "thuốc an thần tự nhiên" - có thể giúp ngủ ngon, giảm viêm, giảm lo lắng và ổn định nhịp tim. Trong khi đó, kẽm đóng vai trò quan trọng tạo ra tế bào T cho hệ miễn dịch.

6 lời khuyên giúp hồi phục sức khỏe sau khi hết COVID-19 - Ảnh 2.

Bác sĩ Shivdasani dặn dò một số điều còn lại: "Hiện chưa có sách vở hay hướng dẫn hồi phục chính thức nào cho bệnh COVID-19 như các bệnh khác. May mắn là thống kê cho thấy số người hồi phục hoàn toàn vẫn nhiều hơn những người bị di chứng.

Tình trạng viêm mãn tính ở những người mắc bệnh nền là nguyên nhân khiến COVID-19 trầm trọng, khắc phục điều này sẽ giúp họ chống chọi bệnh tốt hơn.

Hãy tranh thủ nâng cao sức khỏe và đề kháng của bạn. Chúng ta không thể kiểm soát virus, nhưng chúng ta có thể cải thiện sức khỏe bằng nhiều công cụ sẵn có".

Theo TTO

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Salad dưa leo

 Lúc này, dịch covid đã lên đỉnh điểm, rau cỏ thật khan hiếm thì dĩa salad dưa leo sẽ khiến ta mát lòng. Nhớ thử nha các bạn! Dễ làm lắm!

Nguyên liệu

250g dưa leo

3/4 M muối

2 tép tỏi lớn, băm nhỏ

1m giấm

1,5M đường

1m ớt bột Hàn Quốc hay ớt thường cũng được

1m dầu ớt 

1/2m dầu mè

Ít mè trang trí

Cách làm
 
Rửa dưa, cắt miếng vừa ăn, thêm muối, trộn đều, cho vào tủ lạnh 15 phút.
Trộn giấm + đường + tỏi + dầu + ớt bột cho đều và nhớ đường tan hoàn toàn.
Vớt dưa ra cho ráo nước, cho hỗn hợp dầu giấm vào dưa, trộn đều.
Múc ra dĩa trên rắc chút mè làm ... duyên.

Mời các bạn làm thử. Bảo đảm ngon miệng!

Bichnga soạn theo ai quên mất rồi. Sorry bạn!

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Chả nấm

Việt Nam mình cũng có nhiều món chả chay làm bằng tàu hũ, nhưng mình vẫn mang món này về làm phong phú thêm cho món ăn Việt mình nhá các bạn! Nhớ thử nha!

Nguyên liệu

2 miếng tàu hũ trắng ( 500g)

5 tai nấm hương hoặc đông cô

50g cà rốt
1 nhúm lá tía tô
1 trái trứng gà
3M tinh bột khoai tây
2M rượu sake
2m nước tương
1 m muối 
Cách làm 
Tàu hũ rửa sạch,cuốn trong giấy thấm cho thật ráo, rồi bóp nhuyễn.
Nấm ngâm nở thái nhỏ. 
Cà rốt bào nhỏ cho chút muối, để vài phút cho mềm, vắt ráo nước.
Lá tía tô thái nhuyễn.
Đập trứng vào thố bột khuấy cho đều, rồi cho vào thố tàu hũ.
Cho tất cả các nguyên liệu và gia vị còn lại vào trộn đều, rồi nặn thành những viên tròn dẹt.
Để chảo dầu nóng vừa, cho chả vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
Món này chả nấm có thể dùng làm món ăn chơi hay ăn mặn cũng được. Cũng có thể ăn kèm với tương ớt.
 
Bichnga soạn theo Món Nhật