Làm sao để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô?
Nếu bạn thắt dây đai an toàn cho con quá
lỏng, đứa trẻ sẽ bị ngã hoặc văng ra khỏi ghế trong trường hợp xảy ra
tai nạn. Bố mẹ có thể kiểm tra xem dây đai an toàn đủ chặt chưa bằng
cách gập chúng lại, nếu bạn không thể gập lại được chứng tỏ dây đã đủ độ
căng.
Tuyệt đối đừng để dây đai bị xoắn lại.
Nếu có tai nạn xe hơi, dây đai an toàn bị xoắn sẽ tạo áp lực nhiều lên
cơ thể trẻ chứ không giữ cho chúng được an toàn.
Nếu đặt kẹp ngực quá thấp thì nó có thể
tác dụng lực mạnh vào các phần mềm của cơ thể còn nếu đặt kẹp ngực quá
cao thì nó có thể gây bầm tím cổ của bé. Vì vậy hãy đặt kẹp ngực ngang
nách của bé.
– Điều ưu tiên nhất là phải có ghế an toàn dành cho trẻ: Khi
chọn ghế ngồi cho con, cần đặc biệt chú trọng về kích thước và chủng
loại. Ví dụ, có loại dành cho trẻ sơ sinh dưới 10kg, có loại dành cho
trẻ từ 13-16kg, có loại dành cho trẻ dưới 18kg… bạn cần chọn cho con một
loại phù hợp nhất thì trẻ mới có thể thoải mái và ngồi vững chắc, tránh
va đập, rơi khi đi đường gập ghềnh. Bên cạnh đó, bạn cần lắp đặt đúng
cách vào xe, buộc chặt ghế vào ô tô hết mức có thể để bảo đảm dây an
toàn không bị lỏng hoặc căng quá, khi cho con ngồi ở tư thế ngay ngắn
thì thắt dây an toàn cẩn thận.
– Không nên để trẻ ngồi ghế trước: Tham
gia giao thông luôn có nhiều tình huống nguy hiểm phát sinh đột ngột.
Chẳng hạn như tài xế phanh gấp khiến trẻ va đầu vào kính lái, táp lô
theo quán tính.
– Khóa cửa xe: Tính tò mò khiến
trẻ hay chú ý tới những đồ vật trước mặt. Khi xe bắt đầu di chuyển, cha
mẹ nên nhớ bấm khóa, chốt cửa an toàn hoặc nhắc tài xế việc này.
– Những vật dụng nguy hiểm: Bật lửa, bao diêm, bình xịt tạo khí, dao kéo… nên cất cẩn thận.
– Không để trẻ một mình trên xe: Đây là điều rất tối kỵ vì trẻ dễ bị ngộ độc khí CO2 dẫn tới tử vong nếu ngồi lâu trong xe mà không bật điều hòa, đóng kín cửa.
Theo DKN