Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Cách chữa mất ngủ tại nhà bằng gừng

    Giấc ngủ ngon là việc cần thiết của các độ tuổi. Nhưng việc dùng thuốc sẽ làm cho sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn. Ngoài tập thể dục, việc dùng một số thảo dược tự nhiên rất thích hợp cho sức khỏe con người thật là hữu ích như gừng. Mời các bạn xem những phương thuốc tại nhà sau đây thích hợp cho việc giúp mất ngủ của chúng ta.

     Cách 1 : Thái nhỏ 100g gừng để nguyên vỏ + 500ml nước + 1 miếng đường phèn . Nấu sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút. Để nguội lọc lại uống 2 lần vào lúc sáng và trưa. Có thể làm nhiều để uống 2-3 ngày.


    Cách 2: Nấu 1 trái chuối xanh cắt miếng + 500ml nước đến khi chuối chín. Để nguội lọc lấy nước trong, lấy 150ml cho thêm 1m bột quế, khuấy đều rồi uống trước khi đi ngủ 1 tiếng. Có thể ăn luôn những miếng chuối luộc.

     
    Cách 3 : Thái gừng để nguyên vỏ lấy 3-4 lát, rồi giã nát + chút muối. Hòa với 100ml nước nóng. Lóng lấy nước gừng ấm uống vào trưa và chiều
     
     
    Theeo Tạp chí Đông Y
     

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Rau câu flan cheese

Món rau câu cà phê phô mai tráng miệng cho lựa chọn ngày hè.
 

Nguyên liệu
 

Bột rau câu jelly 1 gói
Nước 1,3l
Đường 200g + 50g
Cà phê hòa tan 120ml
Phô mai con bò cười 100g
Whipping cream 100g
Sữa tươi không đường 200ml
Sữa đặc 90g
Trứng gà 5 quả
Ngoài ra chúng ta chuẩn bị thêm 1 khuôn đế liền nhé, hình dáng kích cỡ tùy các bạn lựa chọn. Có thể tận dụng nồi nấu ăn ở nhà chúng mình để làm khuôn đấy.

Cách làm


 Ngâm phần bột rau câu với nước trong 30 phút rồi cho vào nồi nấu đến khi sôi, chú ý khuấy đều tay để rau câu không bị bén nồi

 Sau khi rau câu sôi thì vớt hết bọt và cho 200g đường vào khuấy đều cho đường tan rồi tắt bếp

 Phô mai, sữa tươi, whipping cream, sữa đặc, 50g đường cho vào chung một nồi khác để lửa vừa đến khi phô mai và đường tan hết. Trứng đánh tan rồi cho từ từ vào hỗn hợp sữa, vừa cho vừa khuấy đều tay để trứng không bị vón cục. Lọc hỗn hợp này qua rây để hỗn hợp được mịn

Hỗn hợp rau câu sau khi nấu ở bước 2 thì chia đôi, 1 nửa cho thêm phần cà phê vào, 1 nửa cho vào phần flan đã rây mịn ở bước 3. Giữ 2 nồi rau câu luôn nóng nhé, để bế ở lửa nhỏ.

Tiến hành đổ khuôn. Có thể bắt đầu với lớp rau câu cà phê trước, đổ dày khoảng 1cm. Khi lớp này đã đông (sẽ rất nhanh thôi), sờ tay còn hơi ấm thì đổ tiếp lớp rau câu flan đang nóng lên, cũng đổ khoảng 1cm nhé. Đợi lớp rau câu flan này đông rồi đổ tiếp lớp rau câu cà phê. Cứ làm như vậy đến khi hết 2 phần hỗn hợp.

Để nguội rồi cho vào tủ lạnh thôi nào. Rau câu phải ăn mát mới ngon chứ.

Phần rau câu cà phê hơi đắng hòa quyện với phần rau câu flan béo ngậy ngon tuyệt vời luôn. Thành phẩm lại đẹp mắt vô cùng phải không nào. Cách làm rau câu flan cheese không quá khó, nguyên liệu lại cực kỳ dễ tìm vậy thì tại sao các bạn lại chưa vào bếp mà thực hiện ngay để chiêu đãi bạn bè và người thân nhỉ. Đặc biệt là các bé sẽ thích vô cùng luôn, mẹ cắt đến đâu ăn hết đến đấy ấy chứ.

Chúc các bạn thành công nhé!


ST

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

SỰ KÌ DIỆU CỦA NGÓN CHÂN CÁI

Phải nói rằng, mười đầu ngón tay và ngón chân là nơi bắt đầu và kết thúc của thập nhị chính kinh trên cơ thể của chúng ta, sự kì diệu của nó thì không phải bàn cãi. 





Phải nói rằng, mười đầu ngón tay và ngón chân là nơi bắt đầu và kết thúc của thập nhị chính kinh trên cơ thể của chúng ta, sự kì diệu của nó thì không phải bàn cãi. Nhưng hôm nay, mình sẽ không nói cả 10 ngón mà chỉ nói về duy nhất 1 ngón-ngón chân cái, nói về sự diệu kì của nó trong quá trình mình áp dụng đễ chữa bệnh, đến mình còn ngỡ ngàng về hiệu quả của nó. Mình sẽ không giải thích dài dòng mà sẽ đi thẳng vào vấn đề nhé. Bạn có biết rằng, ngón chân cái của chúng ta có thể chữa được những bệnh sau:

Thứ nhất là hai chân thường xuyên mỏi, chân không giơ được, đi lại khó khăn. Lúc này sẽ có thêm một triệu chứng đi kèm nữa là cảm nuốt khó khăn. Nguyên nhân của nó là do thận yếu. Lúc này, bạn hãy gập đốt đầu tiên của ngón chân cái xuống, dùng ngón tay cái vuốt từ lằn chỉ ngón chân cái vào trong (H1A), ngày làm 3 lần, mỗi lần 2-3 phút cho cả hai chân, vuốt một thời gian các triệu chứng trên sẽ hết dần.

Thứ hai là nếu bạn có hiện tượng đờm dãi nhiều (do cảm cúm hoặc do nguyên nhân khác), nhất là người già, hãy dùng tay chà mạnh vào vùng mặt dưới của cổ ngón chân cái (H1C), một thòi gian sẽ hết đờm. Phải nói là phương pháp này cực cực kì hiệu quả luôn ấy, nếu bạn có điếu ngải của Đông y thì dùng điếu ngải hơ vào vùng này thì hiệu quả còn nhanh hơn nhiều nữa.

Thứ ba, bạn bị đau đầu gối và khô khớp gối, lúc nào hoạt động khớp cũng kêu “lục cục”, lúc này hãy dùng tay kéo mạnh ngón chân cái ra. Sau đấy, vừa kéo nhẹ nhàng vừa xoay ngón chân cái để tạo dịch nhờn cho khớp gối và không bị khô khớp nhé. Áp dụng cách này đảm bảo chả cần Glucosamine làm gì, một thời gian là hết đau khớp, thận lại khỏe lên nữa chứ. Ah, quay thế này còn xử lý được cả chứng hay quên cực kì hiệu quả nữa nhé (có thể kết hợp bấm thêm huyệt Ẩn Bạch để điều trị chứng hay quên).

Thứ tư, mọi người lưu ý, nếu bấm vào mặt dưới ngón chân cái thấy đau thì bạn đang bị đau đầu gối, bấm vào trung điểm đường lằn chỉ ngón chân cái thấy đau là bạn đang bị đau vùng khoeo chân. Lúc này bấm các điểm trên một thời gian là sẽ hết.

Thứ năm, bạn bị huyết áp cao, hãy vuốt kẽ ngón chân cái và trỏ, từ ngoài vào trong, sẽ có 1 điểm đau xuất hiện (H1B), thông thường vị trí gần huyệt Thái Xung. Lúc này hãy bấm vào điểm ấy để điều trị chứng này.

Thứ sáu, đối với những người bị di chứng sau tai biến liệt nửa người, thì phải nói muốn vận động gì thì vận động, nếu biết cách kéo ngón chân cái mỗi ngày thì sẽ tiến triển rất nhanh trong quá trình điều trị, các bạn cứ thử và xem hiệu quả. Lí do mình xin được viết ở 1 bài khác chuyên sâu hơn, trước mắt cứ áp dụng để thấy hiệu quả.

Tạm thời thế đã, ngón chân cái còn có thể trị một số bệnh nữa nhưng cần phối thêm 1 số huyệt khác nên trong phạm vi bài viết này mình sẽ không nói ở đây. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với tất cả mọi người. 
Theo Soha 

* Nếu không có ngải cứu có thể dùng dầu cù là thoa vào huyệt, hoặc dùng máy xấy tóc mở chế độ thấp và đeể cách xa huyệt 3cm.

* Huyệt Ẩn Bạch :
Ở cạnh trong góc móng ngón chân cáí. Ngồi ngay, bàn chân, đặt ngang bằng, ở cạnh trong, các góc gốc móng chân cái hơn 0,1 thốn.

 

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Cải cúc lại được ví là "bậc thầy" giải nhiệt, tiêu đờm, giảm ho



Nóng trong gan có thể gây mệt mỏi, chán ăn: Hãy thử món ăn mát gan Đông y tin dùng


Nóng trong gan có thể gây mệt mỏi, chán ăn: Hãy thử món ăn mát gan Đông y tin dùng

Gan bị nóng có thể gây bốc hỏa, mệt mỏi, chán ăn. Món ăn này giúp bạn hạ hỏa hiệu quả, giảm ho, tiêu đờm và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy chán ăn, nhìn vào bàn ăn không còn hứng thú, ăn được ít, mệt mỏi… thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên khi gan bị nóng. Việc cần làm lúc này chính là giảm nóng cho gan.

Cải cúc lại được ví là "bậc thầy" giải nhiệt, tiêu đờm, giảm ho

Theo quan niệm Đông y, gan bị nóng có nhiều nguyên nhân, ví dụ đơn giản, khi bạn tức giận cũng có thể khiến gan bốc hỏa.
Khi gan hỏa vượng (nóng ở mức cao) thì toàn thân mệt mỏi, dễ buồn ngủ và cáu kỉnh, không có cảm giác thèm ăn. Ở trạng thái này, Đông y thường khuyên bạn nên ăn thêm nhiều rau lá xanh. Trong nhóm những loại rau lá xanh thì rau cải cúc có tác dụng làm giảm nhiệt trong gan tốt hơn các loại rau lá xanh khác. Vì vậy, rất phù hợp để ăn nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày.
Theo Đông y, rau cải cúc là "bậc thầy" về hạ hỏa, giảm ho và đờm, nó có thể làm loãng độ nhớt của viêm và dịch tiết đường hô hấp, làm cho người bệnh dễ ho, có lợi cho việc ho và tiêu độc. Giai đoạn này ăn cải cúc rất quan trọng vì chúng có lợi, tác động nhiều mặt lên sức khỏe.
Đông y quan niệm, rau cải cúc có thể loại bỏ độc tố và nước thừa ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa máu và nước, có tác dụng loại bỏ chất béo nhất định và rất phù hợp để tiêu thụ trong thời kỳ bạn cần giảm cân, giảm mỡ.
Có rất nhiều cách để sử dụng rau cải cúc, bạn có thể luộc, xào, nấu canh và nấu súp kèm với các thực phẩm khác. Ở nhiều nơi, khi làm món lẩu thì rau cải cúc được xem là một loại rau thiết yếu.
Nóng trong gan có thể gây mệt mỏi, chán ăn: Hãy thử món ăn mát gan Đông y tin dùng - Ảnh 1.
Rau cải cúc còn có thể được ăn cùng với thịt, trứng và rau dền khác để tăng sử dụng vitamin A, rất tốt cho cơ thể con người.
Hiện tại, do tình hình dịch bệnh lan rộng nên hầu hết trẻ em đều ở nhà, hầu hết chúng đều lướt Internet và xem TV hoặc điện thoại di động. Đây cũng chính là giai đoạn mà trẻ sử dụng mắt quá nhiều và mệt mỏi.
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ nên làm thêm món rau cải cúc vào thực đơn cho con, vì cây cải cúc có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm thị lực, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của da, tóc và răng, rất hữu ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

Theo Soha

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Công dụng của nước chiết xuất trái mơ trong chế biến kim chi

Nước mơ thường được biết đến một loại nước giải khát dinh dưỡng cực kỳ hữu hiệu trong những ngày hè nắng gay gắt. Sở dĩ nước mơ được nhiều người ưa chuộng vì vị chua chua ngọt ngọt rất riêng của những trái mơ được lên men và vì rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của thức uống độc đáo này. Trong Y học cổ truyền phương Đông, nước mơ có tác dụng phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, cảm cúm, tăng cường sức đề kháng.


Công thức chế biến nước mơ cũng không quá cầu kỳ bằng cách trộn những trái mơ tươi được rửa sạch và để thật ráo với đường. Sau đó, hỗn hợp được trộn với tỷ lệ hợp lý (Mơ tươi: 600g, Đường: 900g, một ít muối). Hỗn hợp này được ủ lên men trong bình thủy tinh khoảng 3 tháng. Kết quả của quá trình lên men này sẽ tạo ra một loại nước chiết xuất dùng làm thức uống hay nấu ăn đều được.

Tại Hàn Quốc, nước mơ được sử dụng khá rộng rãi trong các món ăn với vai trò như là gia vị hoặc chất tạo ngọt thay thế đường hoặc mật ong. Bạn có thể thêm 1-2 muỗng canh nước mơ để ướp thịt giúp thịt mau mềm, trộn với salad và đặc biệt là làm kim chi.
Khi làm nước sốt và sơ chế các nguyên liệu phụ để muối bắp cải, người ta thường băm hoặc xay nhỏ hỗn hợp bột gạo nếp, ớt bột Hàn, củ cải, hành lá, gừng, tỏi, hành tây, mắm tép, nước mơ...và các gia vị khác. Trong quá trình này, khi nước mơ được thêm vào công thức làm món kim chi sẽ giúp món ăn truyền thống này trở nên tròn vị và hấp dẫn hơn. Sở dĩ như vậy vì, nước chiết xuất trái mơ đậm đặc có vị ngọt thanh mát khác hẳn với vị ngọt của đường thông thường và vị chua chua rất riêng của những trái mơ lên men.
Khi thưởng thức kim chi có trộn nước chiết xuất mơ đậm đặc, bạn có thể trải qua những cảm nhận thú vị bởi sự giòn ngọt của cải thảo, vị mặn của gia vị, vị cay nồng của ớt bột, hòa quyện với vị ngọt thanh thoáng chút hương thơm rất riêng của nước mơ.


Các gia vị khác cũng như nước mơ được trộn vào hỗn hợp trên không quá cay cũng không quá mặn tùy khẩu vị, tuy nhiên nên đảm bảo tỷ lệ hợp lý để không ảnh hưởng đến quá trình lên men của kim chi. Thông thường, đối với 1kg kim chi người ta có thể thêm 2-3 muỗng canh nước mơ.

                 

 
Theo Teobokki

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

THẠCH LÁ DỨA DỪA NON

Mùa hè làm rau câu ăn cho mát nhé các ban!

 Nguyên liệu 

300 g cùi dừa non thái lát mỏng
5 g bột thạch rau câu cá dẻo
300 g đường (có thể gia giảm tùy khẩu vị)
100 g bột báng
cốt dừa bột 1 túi
Lá dứa
  • Có thể dùng rau câu giòn xanh (thay cho đường, rau câu cá dẻo, lá dứa)

Cách là


Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng 100 ml nước xay nhỏ, lọc bỏ bã giữ lại 100 ml nước cốt lá dứa.
Sau đó, trộn đều 5 g bột thạch với 100 g đường. Bắc 1 cái nồi lên bếp, 900ml nước sôi già thì đổ dừa non thái, hỗn hợp đường và bột rau câu khuấy. Rồi đổ 100 ml nước cốt lá dứa vào nồi khuấy đều. Sôi 30s tắt bếp đổ thạch ra âu đợi thạch đông lại.
• Nếu dùng rau câu giòn pha sẵn: ta đun sôi già nước, đổ bột rau câu, dừa non thái sợi khuấy đều (tỉ lệ nước và bột ghi trên bao bì, có khoá zip để chia nhỏ nhiều lần). Sôi 30s đổ thạch ra âu đợi thạch đông lại.


ST