Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

Tác dụng của lá tía tô khi nấu nước uống

 Lá tía tô có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe đặc biệt là bổ phổi, giảm hen suyễn, trị cảm lạnh và có thể sử dụng như nước trà uống hằng ngày.

Tôi được mách sử dụng lá tía tô nấu uống để thanh lọc cơ thể, bổ phổi, trị nám. Xin chuyên gia cho biết loại nước uống này có công dụng như thế nào với sức khỏe. Tôi xin cảm ơn? (Lê Thị Mai - Hà Đông, Hà Nội).

Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y thành phố Hà Nội tư vấn:

Lá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng trong các món ăn và còn là bài thuốc trị nhiều bệnh.

Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu lạnh, thúc đẩy lưu thông khí, loại bỏ đờm, bổ phổi, làm dịu cơn hen suyễn, ngăn ngừa sảy thai, giải độc, chữa rắn cắn. 

Nghiên cứu y học hiện đại cho rằng loại cây này chứa nhiều dầu dễ bay hơi, axit amin, sắt, canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C... Hạt tía tô (tô tử) có chứa axit linoleic, vitamin B...

Đặc biệt, các axit alpha-linoleic trong dầu tía tô chủ yếu tồn tại trong cơ thể dưới dạng axit docosahexaenoic (DHA), là một trong những thành phần cơ bản nhất của hệ thần kinh não, cải thiện viêm da dị ứng, viêm phế quản, khó tiêu, thiếu máu, cảm lạnh. 

Người ta có thể dùng tía tô ăn hằng ngày, cho vào các món ăn khác nhau hoặc nấu nước như trà để uống. 

tia to 123.png

Lá tía tô vừa là rau ăn hằng ngày vừa chữa được một số bệnh. Ảnh: P.Thúy. 

Khi nấu nước lá tía tô uống, các thành phần của loại cây này có có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng như viêm da, viêm mũi. Tía tô giúp làm giãn mạch máu trên da, kích thích dây thần kinh tuyến mồ hôi và làm đổ mồ hôi, giảm co thắt phế quản.

Lá gia vị trên giàu hàm lượng sắt và vitamin C có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. 

Uống tía tô còn giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, làm ấm phổi. Người có triệu chứng ớn lạnh, sốt rét nhẹ, nghẹt mũi dùng nước tía tô sẽ thấy hiệu quả. Tía tô cũng rất thích hợp cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội tư vấn thêm:

Lá tía tô còn có tác dụng làm đẹp. Nêu đem tía tô sao khô cùng gạo, gừng rồi làm nước uống giúp bạn ngủ ngon và trị nám rất tốt.

Bạn chỉ cần dùng một nắm lá tía tô thái nhỏ, nhánh gừng tươi thái sợi và một nắm gạo đem vo sạch. Gạo rang vàng và thêm gừng tươi. Cuối cùng cho lá tía tô vào đảo đến khi các nguyên liệu đều chuyển màu vàng. Đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút, bạn tắt bếp và lọc lấy nước cốt. Dùng nước lá tía tô vào buổi sáng sau ăn. Có thể uống ở dạng ấm hoặc lạnh tùy sở thích.

Ngoài ra, trong tía tô có hoạt chất giúp giảm lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Gừng là gia vị chứa hoạt chất cineol giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng hoạt huyết, lưu thông máu nên giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Hỗn hợp này bổ sung nhiều loại vitamin cho làn da trắng hồng mịn màng, trẻ hóa da, góp phần làm mờ sạm nám. 

Những điều lưu ý khi uống nước lá tía tô

Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có thể chất yếu, mắc các bệnh đặc biệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Lá tía tô ngâm nước quá lâu không nên dùng, vì dễ dẫn đến thất thoát khí trong cơ thể.

Mặc dù nước tía tô có nhiều lợi ích, không nên uống quá liều. Chỉ nên uống 1-2 cốc mỗi ngày. Lá tía tô tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh, còn lá khô nên để nơi khô ráo, thoáng mát.

Theo VNet

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2024

Sung Muối

Có người bạn cho bịch sung, thế là mày mò đi kiếm cách làm Sung Muối. Bạn nào thích thì làm với mình nhé!

 


Nguyên liệu

2kg sung loại bánh tẻ cho ngon.

400g đường

200g muối

100g nước cốt chanh

60g nước mắm

50g tương ớt

5 lá chanh xắt chỉ

1M ớt sừng

5g bột ớt

 1/3M tỏi xay

Cách làm

Bào mỏng sung trong 1 thau nước pha muối + nước chanh 2 tiếng, vớt lên để ráo.

Trộn các loại gia vị với lá chanh, ớt sừng, ớt bột, tỏi xay vào sung. Có thể thêm ít cà rốt, đủ đủ bào cho đẹp.

Để 2 - 3 tiếng là có thể ăn được rồi.

Còn nếu muốn để qua đêm, nấu thêm nước muối cho ngập mặt sung là được. 

Tùy theo khẩu vị các bạn gia giảm cho vừa miệng.

 

Theo pinterest



 



Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024

Món ăn thú vị từ châu Á là "thần dược" giảm mỡ thừa, mỡ máu

  Nhóm tình nguyện viên 20-65 tuổi, có thân hình từ hơi thừa cân đến béo phì, đã giảm mỡ đáng kể chỉ sau 12 tuần mà không cần giảm cân.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học Journal of Functional Foods, món kim chi nổi tiếng từ Hàn Quốc có tiềm năng ứng dụng như một "thần dược" tự nhiên để giảm mỡ cũng như nguy cơ tiến triển các bệnh nguy hiểm ở người thừa cân, béo phì.

Tác động này nhờ vào các thay đổi tích cực trong hệ vi sinh vật đường ruột.

Món ăn thú vị từ châu Á là "thần dược" giảm mỡ thừa, mỡ máu- Ảnh 1.

Kim chi có thể hỗ trợ giảm mỡ thừa, mỡ máu ở người thừa cân - béo phì - Ảnh: NEWS MEDICAL

Béo phì những năm gần đây được nhiều cơ quan y tế trên thế giới cảnh báo là một căn bệnh thời đại bao trùm nhiều bệnh, có nguy cơ cao tiến triển các tình trạng như tiểu đường type 2, bệnh tim và ung thư.

Nguyên nhân gây béo phì bao gồm sự cộng hưởng của các yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, thành phần vi khuẩn đường ruột, thói quen vận động.

Trong đó, chế độ ăn uống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và nó cũng có thể tác động đến cả hệ vi sinh vật đường ruột.

Vì vậy, món kim chi - mà ngày nay gần như đã phổ biến khắp thế giới - có triển vọng trong việc kiểm soát tình trạng béo phì nhờ chứa nhiều lợi khuẩn, theo các tác giả từ Bệnh viện Đại học Quốc gia Pusan, Đại học Quốc gia Gyeongsang và Viện Kim chi thế giới (Hàn Quốc).

Viết trong nghiên cứu mới, các tác giả chỉ ra rằng kim chi có chứa cải thảo, tỏi, gừng và ớt đỏ, vốn là những thứ được chứng minh là giúp cải thiện quá trình chuyển hóa.

Lợi ích càng được gia tăng khi quá trình lên men giúp tăng cường lượng hợp chất hoạt tính sinh học trong các thành phần nói trên, bổ sung men vi sinh cho cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp gia tăng quân số các lợi khuẩn như Akkermansia muciniphila.

90 tình nguyện viên từ 20-65 tuổi, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23-30 đã tham gia thí nghiệm.

Tuy theo chuẩn quốc tế thì BMI 25 trở lên mới gọi là thừa cân, nhưng các nhà khoa học cho rằng với người châu Á, 23 đã là thừa cân.

Họ đã được phân thành 3 nhóm ngẫu nhiên, bổ sung viên uống chứa một trong 2 loại bột kim chi lên men hoặc giả dược để đối chiếu, ăn uống như nhau.

Sau 12 tuần, phân tích nhân trắc học cho thấy khối lượng mỡ cơ thể và tỉ lệ phần trăm tăng mỡ tăng đáng kể ở nhóm dùng giả dược.

Ngược lại, các nhóm bổ sung kim chi cho thấy khối lượng mỡ cơ thể giảm đáng kể, mặc dù có thể họ không hề giảm cân.

Với một cơ thể có cân nặng như nhau, người có tỉ lệ mỡ thấp, cơ bắp cao đương nhiên khỏe mạnh hơn.

Trong 2 nhóm bổ sung kim chi, nhóm sử dụng kim chi lên men bằng lợi khuẩn Leuconostoc mesenteroides còn cho thấy sự cải thiện các chỉ số mỡ máu, bao gồm giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride (chất béo trung tính) và tăng cholesterol tốt (HDL).

"Các chất hóa học thực vật trong kim chi có thể hoạt động như prebiotic, tăng cường sự phát triển của probiotic (lợi khuẩn) và góp phần vào sức khỏe trao đổi chất - các tác giả giải thích.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều món ăn giàu men vi sinh khác - ví dụ như sữa chua, chao, natto, dưa cải, rau củ lên men các loại... - cũng có thể hỗ trợ chống béo phì, mỡ máu.

Theo NLĐ

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024

Cách Làm Bì Chay

 Mình đã xem nhiều cách làm Bì Chay, thấy cách này đơn giản và cũng không kém bổ dưỡng. Mời các bạn xem.


Nguyên liệu

500g nấm đùi gà

50 miến / bún tàu

1/2 chén thính

1m đường 

1m bột nêm

1/2 m muối

1m dầu hào chay

1M boa rô phi vàng

Cách làm

Bỏ phần đầu nâm, cắt bớt gốc già của nàm đùi gà. Rửa sạch, để ráo, rồi xắt sợi.

Trụng nước sôi sợi nấm khoảng 30 giây rồi vớt lên, để nguội, vắt ráo.

Để dầu nóng, cho nấm vào chiên vàng tới.

Miến ngâm nước ấm, nở tối đa, cắt khúc ngắn 5-7cm, để ráo.

Trộn các gia vị với nhau.  Nhẹ tay trộn miến + nấm với nhau. Cho gia vị vào đảo nhẹ tay cho đều.

Cuối cùng cho boa rô, rồi thính trộn tiếp cho đều.

Để 20 phút cho thấm là có thể dùng được.

Với món Bì Chay này chúng ta có thể dùng cuốn làm món Bì Cuốn, Bún Bì, hay Bánh Mì Bì ...

Chúc các bạn có được nhiều món Chay Ngon miệng.

Bích Nga biên soạn




Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

Tìm thấy chất chống ung thư trong loại nấm quen thuộc

 

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt của một trong những loại nấm được trồng và ăn nhiều nhất thế giới.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học Clinical and Translational Medicine, nhóm tác giả từ tổ chức nghiên cứu ung thư City of Hope của Mỹ đã chứng minh khả năng chống lại ung thư của chiết xuất nấm Agaricus bisporus.

Agaricus bisporus, còn được gọi với những cái tên quen thuộc như nấm mỡ hay nấm nút trắng, là một trong những loại nấm được dùng làm thực phẩm rộng rãi nhất.

Tìm thấy chất chống ung thư trong loại nấm quen thuộc- Ảnh 1.

Chiết xuất nấm mỡ (Agaricus bisporus) có khả năng hỗ trợ chống lại ung thư tuyến tiền liệt - Minh họa AI: Anh Thư

Theo Science Alert, giống như nhiều khối u khác, khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt tự bảo vệ nó bằng cách sản sinh ra các tế bào ức chế có nguồn gốc từ tủy (MDSC), ngăn chặn hệ miễn dịch của chính bệnh nhân tiêu diệt mầm bệnh.

Nghiên cứu mới cho thấy chiết xuất nấm mỡ có sức mạnh phá vỡ lá chắn này.

Trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trước đó, các nhà nghiên cứu tại City of Hope đã tìm thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng chiết xuất nấm nút trắng có thể hỗ trợ khống chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Trong đó, một số tình nguyện viên còn giảm được mức MDSC lưu hành.

Sau nhiều tháng sử dụng viên chiết xuất nấm mỡ bổ sung 2 lần mỗi ngày, một số người đã giảm các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt trong máu xuống mức không thể phát hiện được.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành song song một thử nghiệm trên chuột và thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II để tìm hiểu cơ chế đằng sau tác động đã quan sát được.

Ở các con chuột mắc ung thư tuyến tiền liệt, chiết xuất từ nấm làm chậm đáng kể sự phát triển của khối u và kéo dài sự sống.

Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II đang diễn ra, các bệnh nhân nhận được chiết xuất nấm mỡ có lượng MDSC thấp hơn và số lượng tế bào miễn dịch chống khối u cao hơn.

  • Mỹ: Thử nghiệm thành công liệu pháp “tiêu ung thư” đột phá

Tuy vậy, điều này không có nghĩa nấm mỡ có thể dùng để thay thế thuốc.

Thay vào đó, nó có thể được sử dụng như một biện pháp dinh dưỡng an toàn nhằm hỗ trợ các liệu pháp điều trị khác, thông qua việc tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch và kìm hãm căn bệnh.

Ngoài ra, các bước nghiên cứu cũng chỉ ra việc ăn loại nấm này cũng góp phần ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở những người chưa bị bệnh.

Về cơ bản, nấm mỡ cũng như các loại nấm khác chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein, lipid và hóa chất thực vật, tất cả đều có thể gây độc cho tế bào ung thư.

Các tác giả cho biết cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn nhằm đưa đến một liệu pháp dinh dưỡng phù hợp, như biện pháp can thiệp hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư.

Mặc dù vậy, chắc chắn là tốt nếu như quý ông thỉnh thoảng bổ sung nấm mỡ tươi vào khẩu phần ăn của mình ngay từ bây giờ.

Theo NLĐ

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2024

Thịt Ngâm Nước Mắm

 Món Thịt Ngon Nước Măm là một trong những món ngon miệng được ưa chuộng ngày Tết. Có nhiều cách làm, hôm nay mình mới "lượm" được cách làm này ở bếp Cô Minh. Mời các bạn cùng xem!


Nguyên liệu

1kg thịt đùi

500ml nước mắm ngon

500ml nước lạnh

1kg đường

2 trái ớt sừng

Cách làm

Nấu mắm đường để nguội.

Thịt rửa sạch để ráo.

Lấy 1/2 nước mắm đem luộc chung với thịt cho chín. Khi lửa sôi, giảm bớt để thịt chín từ từ, và hớt bọt.

Để nguyên trong nồi cho thịt nguội từ từ. 

Cho thịt vào keo sạch, rót mắm đã nấu vào keo, cho thêm 2 trái ớt vào cho thơm.

Khi nấu mắm mình có cho thêm 1M giấm + 1/4 m muối cho mắm dịu lại và bảo quản được lâu.

Khi ăn, cắt lát mỏng tùy ý. Ăn kèm đồ chua là chuẩn luôn à! 

Các bạn đừng ngại phí mắm đường, có thể dùng kho thịt, kho cá ngon lắm đấy!

Bích Nga biên soan Theo Bếp cô Mai

Chúc các bạn có một món ngon như ý 


Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Tắm nước nóng có hại cho da và tóc không?

Theo The New York Times, hầu hết các bác sĩ da liễu đều đồng ý rằng tắm nước nóng có thể làm khô tóc và da của bạn. 

Về cơ bản, tắm nước nóng có thể giúp thư giãn, làm dịu các cơ và khớp đau, cải thiện tâm trạng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tác dụng của nước nóng lên da và tóc ra sao?

Nước nóng ảnh hưởng thế nào đến da?

"Có những lợi ích từ việc tắm nước nóng, vì vậy tôi không muốn bỏ qua điều đó", tiến sĩ Victoria Barbosa, phó giáo sư da liễu tại Đại học Chicago, cho biết. Nhưng bà nói thêm, "không có lợi ích nào trong số đó là dành cho da".

Theo các bác sĩ da liễu, nghiên cứu về cách nước nóng ảnh hưởng đến da và tóc của chúng ta còn rất ít, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tắm nước nóng có thể làm mất đi dầu và các chất giữ ẩm.

Nói chung, tốt nhất là nên tắm nước ấm. "Tắm nước nóng nên là một phương pháp điều trị, không phải là một thói quen hàng ngày", tiến sĩ Barbosa nói.

Khi nói đến các tác động của việc tắm rửa lên sức khỏe của da, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các chất tẩy rửa. Không có nhiều nghiên cứu khám phá nhiệt độ nước, tiến sĩ Blair Jenkins, trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Michigan Medicine, cho biết.

Nhưng các bác sĩ da liễu chia sẻ, nước nóng, đặc biệt là khi kết hợp với xà phòng có chứa hương liệu và các thành phần quá mạnh, có thể làm hỏng lớp ngoài cùng, được gọi là hàng rào bảo vệ da.

Hàng rào bảo vệ da được tạo thành từ các tế bào da chết, tiến sĩ Paola Baker, một bác sĩ da liễu tại Boston, nói. Bao quanh các tế bào đó là một ma trận dày đặc các chất béo như ceramide, axit béo và cholesterol. Những chất này được gọi là lipid, giúp giữ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi các chất kích thích và dị ứng từ môi trường.

Trên bề mặt hàng rào bảo vệ da là một lớp mỏng gọi là màng axit, được tạo thành từ axit amin, axit trong mồ hôi và bã nhờn - một chất dầu giữ ẩm và được tiết ra từ các tuyến gần nang lông. Lớp này giúp giữ cho hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh và bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại, tiến sĩ Baker bổ sung.

Khi bạn tắm nước nóng, một số bã nhờn có thể bị loại bỏ, dẫn đến khô da. Các lipid được đóng chặt trong hàng rào bảo vệ da cũng có thể "mất đi cấu trúc tổ chức", có thể làm cho hàng rào bảo vệ da dễ thấm hơn và cho phép nước thoát ra dễ dàng hơn, theo tiến sĩ Trinidad Montero-Vílchez, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đại học Virgen de las Nieves ở Granada, Tây Ban Nha, và là tác giả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 về cách nước nóng ảnh hưởng đến da. 

  • Tắm nước nóng có hại cho da và tóc không? - Ảnh 2.

Nghiên cứu cho thấy khi người lớn ngâm tay vào nước nóng và nước lạnh, nước nóng gây hại nhiều hơn, làm da mất nước, suy yếu hàng rào bảo vệ da và dẫn đến mẩn đỏ. Nước nóng cũng làm tăng độ pH của da, làm gián đoạn hàng rào bảo vệ da và gia tăng mất nước. Nước nóng cũng có thể khiến bạn cảm thấy da căng hơn và trông xỉn màu hoặc nhợt nhạt, tiến sĩ Barbosa nói thêm.

Nước nóng ảnh hưởng thế nào đến tóc?

Tương tự như tác động đối với da, nước nóng có thể làm khô tóc bằng cách loại bỏ bã nhờn. Nhưng nghiên cứu khám phá vấn đề này còn rất ít, các bác sĩ da liễu cho biết. 

Tuyến tiết bã nhờn được tìm thấy hầu hết trên da, và có rất nhiều ở mặt và da đầu, tiến sĩ Elika Hoss, trợ lý giáo sư da liễu tại Mayo Clinic ở Arizona, chia sẻ.

Sau khi một tuyến trên da đầu tiết ra bã nhờn, chất dầu sẽ bao phủ lớp ngoài cùng của các sợi tóc. Gội đầu bằng nước nóng có thể loại bỏ một số bã nhờn, tiến sĩ Hoss giải thích, "những gì đang giữ cho tóc của chúng ta được giữ ẩm và bảo vệ".

Khi bệnh nhân nói với tiến sĩ Jenkins rằng họ cảm thấy tóc bị khô và giòn, bà thường hỏi "thói quen tắm của bạn là gì?". Vì vậy, thực hiện một số thay đổi nhỏ có thể hữu ích.

Làm thế nào để giữ cho da và tóc khỏe mạnh?

Nếu bạn không có tóc hoặc da khô, hoặc tình trạng như chàm hoặc vẩy nến mà nước nóng có thể làm trầm trọng hơn, bạn có thể thoải mái tắm nước nóng một hoặc hai lần mỗi tuần. Nếu da hoặc tóc bạn bị nhờn, bạn có thể tắm nước nóng thường xuyên hơn, tiến sĩ Jenkins bổ sung.

Nhưng khi có thể, hãy tắm nước ấm. Và giữ thời gian tắm ngắn, tiến sĩ Brittany Craiglow, giảng viên phụ tá tại Trường Y Yale, khuyên. Lý tưởng nhất là các lần tắm nên kéo dài từ năm đến mười phút.

Hãy chắc chắn sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không có hương liệu. Một số chất tẩy rửa và dầu gội có chứa các chất gây kích ứng như natri lauryl sulfate và có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.

Thay vì gội đầu hằng ngày, hãy cân nhắc chỉ gội khi cần thiết, chẳng hạn như sau khi tập thể dục hoặc sử dụng nhiều sản phẩm, hoặc khi tóc của bạn cảm thấy nhờn rít.

Ngoài ra, hãy nhớ dưỡng ẩm cho da trong khi da vẫn còn ẩm sau khi tắm. Chọn các loại thuốc mỡ hoặc kem để giữ ẩm thường tốt hơn so với lotion, và hãy tìm kiếm các thành phần dưỡng ẩm trên nhãn như ceramide, glycerin hoặc dầu khoáng.

Theo Tuoi Tre online