Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Hương vị Việt 35: Bánh xèo Quảng Hòa, Quảng Bình

Bánh xèo, một trong những món ăn Việt Nam. Tùy theo vùng miền và nguyên liệu sẵn có mà bánh xèo được chế biến thành chiếc bánh to nhiều nhân như bánh xèo miền tây, hay thật đơn giản mộc mạc của bánh xèo Quảng Bình. Mời các bạn cùng xem cách chế biến món bánh xèo dân dã này nhá!




Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

9 cách ăn bánh mì nướng với bơ trái

Hãy coi bơ trái như loại bơ thiên nhiên và phết lên bánh mì nướng để ăn sáng nha các bạn! Bơ trái này chắc chắn ít chất béo nhưng lại nhiều chất bổ dưỡng tươi như các loại vitamin hay chất khoáng rất dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe chúng ta. 
Đây là 9 cách ''cơ bản'' ăn bơ trái với bánh mì nướng cho cả người ăn mặn lẫn ăn chay kiêng. Mời các bạn xem!



Bánh mì nướng trét bơ trái, ăn với rau cải arugula, rắc pho mai bào, nhỏ vài giọt nước cốt chanh

Bánh mì nướng trét bơ trái, trứng óp-la, muối tiêu

 Bánh mì nướng trét bơ trái, bơ Ý, lát cà chua đặc sản, rắc rau quế xắt nhỏ và rưới dầu olive

Bánh mì nướng lát bơ trái, thịt muối  áp chảo

Bánh mì nướng trét bơ trái, lát dâu tươi, pho mai cừu, giấm Balsamic, rắc hạt lựu

 Bánh mì nướng trét bơ trái, lát củ cải đỏ rắc muối tinh

Bánh mì nướng trét bơ trái, lát củ cải đường đỏ vàng, rắc pho mai cừu

 Bánh mì nướng trét bơ trái, rắc gia vị, xịt nước sốt chua ngọt cay

 Bánh mì nướng trét bơ trái, rắc ớt khô, muối, tiêu
 Trên đây là những gợi ý 9 cách dùng bơ trái khi ăn với bánh mì nướng. Tùy theo nguyên liệu sẵn có tại địa phương, chúng ta gia giảm hay thay đổi cho phù hợp với khẩu vị. 
Chúc các bạn ngon miệng những món ăn thật tươi này!

Bichnga soạn theo Popsugar Food

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Kem trái bơ





Bơ là một loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, không những thế bơ còn là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon, rất tốt cho sức khỏe.
Có người hỏi mình không biết 'dưới này ' có trồng được cây bơ không nhỉ? Mình khẳng định với bạn là trồng được nhưng phải làm đất cho tốt, mặc dù mình chưa được thưởng thức loại bơ 'dưới này - Sài Gòn'. Nếu bây giờ bạn có thể ra ngã tư Hai Bà Trưng với Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q I, ngay góc bên trong tòa đại sứ Pháp, các bạn sẽ thấy ngay cây bơ 'dưới này' rất cao, tàng lá lú ra ngoài đường HBT. Hôm qua dừng xe do kẹt đèn đỏ, mình còn thấy có hai trái bơ lủng lẳng trên đó.

Trước đây chục năm, mình còn thấy một cây bơ khác rất sai trái bên đường Mạc Đỉnh Chi - Q,1 ngay trong cổng của Văn phòng MTTQ. Bây giờ không còn nữa có lẽ khu đó bị bán rồi.

Nói vậy thôi chứ bơ nước mình cũng nhiều và cũng khá rẻ mà! 'Dưới này' tấc đất tấc vàng mà! Ngoài việc ăn đơn giản là dằm đá đường hay cầu kỳ một chút là xay sinh tố, chúng ta có thể làm kem ăn cũng vẫn giữ được mùi vị và các chất bổ dưỡng khác! Các bạn xem nè!

Cách làm kem bơ thơm ngon, mát lạnh cho cả gia đình cùng thưởng thức

Cách làm kem bơ thơm ngon, mát lạnh cho cả gia đình cùng thưởng thức

Nguyên liệu

3 quả bơ sáp
200ml kem tươi (whipping cream)
50 ml sữa tươi
1/3 hộp sữa đặc có đường


Cách làm

Bổ quả bơ theo chiều dọc, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ.
Đổ kem tươi ra một tô. Dùng máy đánh trứng hoặc lồng đánh trứng đánh mạnh và đều tay trong khoảng 10 phút, (đánh lâu quá, kem sẽ bị tách nước). Khi nào nhấc que đánh trứng lên mà thấy kem tươi không chảy xuống là được.
Cho sữa tươi, sữa đặc và bơ vào máy xay sinh tố, xay các nguyên liệu trên cho thật nhuyễn, mịn.
Trộn hỗn hợp bơ vừa xay vào kem tươi đã đánh bông cho quyện vào nhau.
Đổ hỗn hợp này vào khay và để trong ngăn đá tủ lạnh. 
Để cho kem mịn và xốp, khoảng 2 – 3 tiếng, lấy thìa trộn đều kem lên, nhớ trộn càng lâu, kem càng mịn.
Lặp đi lặp lại 3, 4 lần thao tác này cho đến khi kem đông mịn là được.

Theo  VietQ

Nếu các bạn đang ăn kiêng cũng có thể làm kem theo công thức 


 Nguyên liệu

1 chén nước cốt dừa đặc (vắt lấy nước cốt dừa, cho vào ngăn mát 20 phút, khi đóng váng, hớt lấy phía trên)
2 trái bơ
1M nước cốt chanh
50g đường

Cách làm

Cho đường vào một soong nhỏ, cho nước vừa đủ thấm đường, nấu lửa nhỏ cho đường vừa tan hết và hơi sánh như mật ong là được. Dùng 3- 4M nhưng nấu để xài dần.
Lấy phần thịt trái bơ cho vào máy xay nhuyễn.
Trộn bơ đã xay + váng dừa + nước đường + nước cốt chanh cho đều, cho vô hộp, đậy kín, để trong ngăn đá tủ lạnh. Chừng 4 tiếng là có kem bơ dừa ăn ngay!


Chúc các bạn thành công 


Bichnga

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Đào cuộn thịt muối nướng

Đang mùa đào mình rất thích, nên cứ cố tìm "món ngon vật lạ" mà nguyên liệu là đào. Món đào cuộn thịt muối nướng dùng làm món ăn sáng hay làm barbecue ngoài trời cũng hay lắm đây các bạn! 


Nguyên liệu

2 trái đào chín tới
4 lát thịt muối
2 M pho mai burrata hay sốt mayonaide
chút dầu olive, lá húng quế, muối, tiêu

Cách làm

Xẻ đào ra làm bốn miếng.
Dùng thịt nướng cuốn chung quanh miếng đào rồi nướng trên than lửa nhỏ.
Khi thịt rám và cuốn lại, đào mềm vừa tới thì lấy ra dĩa.
Một dĩa bốn miếng đào cùng 1 muỗng bơ Burrata. Rắc thêm ít dầu olive và lá quế xắt nhỏ nữa là có thể thưởng thức rồi.
Thật đơn giản nhưng không kém phần bổ dưỡng phải không các bạn? Cứ từ từ thưởng thức nhé!

Bichnga soạn theo Allrecipes

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Thể dục phòng loãng xương

Vì sao khi đến tuổi mãn kinh, phụ nữ dễ bị loãng xương? Đơn giản là vì vào tuổi này, tế bào hủy xương hoạt động mạnh lên và lấn át tế bào tạo xương. Bình thường, 2 loại tế bào này hoạt động nhịp nhàng với nhau nhưng khi đến tuổi mãn kinh thì hoạt động đó mất dần theo nồng độ nội tiết tố nữ estrogen trong máu và sự hoạt động thể chất ngày một ít đi. 

Vận động nhiều kèm với việc sử dụng nội tiết tố nữ có thể phòng và làm chậm bệnh loãng xương. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư vú, ung thư cổ tử cung, bệnh lý tim mạch có xu hướng tăng khi dùng nội tiết tố nữ kéo dài. Vì vậy, chỉ dùng nội tiết tố nữ ngắn hạn để phòng những cơn bốc hỏa, nhức đầu dữ dội, nhức xương, mất ngủ, nóng nảy... trong vài năm đầu của mãn kinh mà thôi.



Để phòng loãng xương nên chú trọng dinh dưỡng và nhất là hoạt động thể lực. Tập thể dục thể thao lúc trẻ sẽ tăng độ đậm đặc của xương, tức là mật độ khoáng chất của xương sẽ cao, từ đó sẽ làm chậm tiến trình loãng xương khi có tuổi.
Xương cũng như các cơ quan khác trong cơ thể có chức năng rất rõ ràng: Xương sọ và cột sống bảo vệ hệ thần kinh, các xương khác với hệ thống cơ bắp hỗ trợ sẽ giúp cơ thể di chuyển... Cấu trúc của xương chỉ dày chắc và cứng cáp nếu có sự co kéo của gân, cơ bắp và sức nặng đè lên đầu xương. Chỗ nào gân bám vào xương, chỗ nào chịu sự đè nặng (xương gót, 2 đầu xương đùi, 2 đầu xương chày...) thì ở đó xương đặc và chắc hơn những nơi khác nhiều.
Mật độ khoáng chất của xương cao nhất vào những năm 28-30 tuổi, sau đó giảm dần, tới tuổi mãn kinh thì giảm nhanh hơn. Chính điều này dẫn đến sự co kéo của gân, cơ bắp và sức nặng đè lên các đầu xương giảm dần, cuối cùng bệnh loãng xương xuất hiện.
Để phòng ngừa bệnh loãng xương, cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất như protein, canxi, phốt-pho, vitamin D... Dùng mỗi ngày từ 1.000-1.200 mg canxi bằng cách uống viên canxi hay ăn các loại đậu, mè, tôm, cua, ghẹ, trứng, sữa... Mỗi ngày, cần uống 400 UI vitamin D, bổ sung vitamin K2 từ lòng đỏ trứng, phô mai, sữa đông. Nên nhớ rằng rượu, thuốc lá, cà phê là những thức ăn nên tránh vì chúng làm giảm lượng canxi trong cơ thể; ăn mặn quá cũng vậy.
Cùng với dinh dưỡng, cần siêng năng tập thể dục để tăng sức co kéo của gân, cơ bắp và sức chịu đựng của xương. Bắt đầu tập từ khi còn trẻ là rất tốt. Tập thể dục thể thao nhằm tác động vào xương chứ không nhằm làm nở bắp thịt. Tập vừa sức mình, không nên quá sức. Ví dụ, đi bộ mỗi ngày 30 phút/5 ngày/tuần, sau vài tháng có thể tăng lên 45 phút/ngày...

Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Nui 3 màu

Trời lành lạnh làm món sáng với nui 3 màu cũng rất thích hợp. Mời các bạn xem!


Nguyên liệu

100g nui xoắn nhiều màu               
200g bông cải xanh                          
200g thịt xông khói                                     
2M hành phi                                 
2M mành tím băm                                      
2 M dầu tỏi                                                
Húng lủi                                 
Tỏi băm, ớt băm
Đường, nước mắm, muối
Bột ngọt
Giấm gạo lên men

Cách làm 

Nui luộc chín, vớt ra để ráo nước, xốc chung với 1M dầu tỏi
Bông cải xanh tách nhánh nhỏ, chần qua nước sôi với 1m muối. Vớt ra ngâm nước đá. Để ráo.
Pha xốt dầu giấm: trộn đều 3M giấm gạo với 2M đường, 2M nước mắm, thêm tỏi băm và ớt băm, khuấy tan.
Thịt xông khói cắt nhỏ. Áp chảo trên bếp để thịt xông khói bớt mỡ. Vớt ra để trên giấy thấm dầu. Tiếp tục cho hành tím băm vào phi vàng. Cho xốt dầu giấm vào nấu sôi. Tắt bếp để nguội. Trộn chung với nui, bông cải, hành phi, thịt xông khói và húng lủi
Trộn đều trước khi ăn
Mách nhỏ
Đối với các loại nui đặc ruột (như nui xoắn) cần luộc chín kỹ để nui chín mềm.
Cắt thịt xông khói rồi áp chảo đều trên bếp giúp thịt bớt mỡ và giòn hơn.

Theo Monngonmoingay

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Pudding mè đen

Thêm một món tráng miệng mang hương vị mè đen và ngon miệng. Mời các bạn cùng thực hiện nhé!


Nguyên liệu

1,5 M bột mè đen
150ml sữa tươi
50g kem sữa béo (heavy creme)
50g kem tươi (whipped creme)
2M đường cát
2.5g bột rau câu
1M nước
3 chung hay ly nhỏ (150g)
1/2 M mè đen rang
1 thố nước đá

Cách làm

Rang chín thơm 100g mè đen bằng cách nhúng hai tay vào nước lạnh, xoa hai tay có nước vào tô mè sống , làm cho mè ẩm (khi hai tay đã hết nước). Cho mè vào một chảo gang hay dày, rang trên lửa hơi nhỏ để mè chín. Khi thấy mè thơm và nổ lách tách, tắt bếp, dùng khăn vải phủ lên chảo chờ khi chảo nguội bớt, lấy ra một ít để trang trí.
Phần còn lại, dùng chày giã, chà nhẹ cho ra bớt vỏ, xẩy cho vỏ bay ra. Sau đó gĩa nát để làm pudding.
Ngâm bột rau câu + nước vào một chén nhỏ cho nở.
Cho sữa vào soong nhỏ + đường khấy đều trên lửa nhỏ đến khi đường tan. Lúc đó nhiệt độ khoảng 60-70' nhắc xuống cho rau câu khuấy tan đều. 
Đổ hỗn hợp sữa vào thố có bột mè đen, khuấy tiếp cho đều.
"Rộng" thố này vào một cái thau to hơn đựng nước + đá nhỏ và khuấy liên tục để rau câu mau lạnh và mè không bị lắng xuống dưới. Cho thêm kem sữa béo vào lúc này, và khuấy tiếp.
Rót hỗn hợp vào mấy chung nhỏ, để khoảng 1 tiếng nữa là ta có pudding mè đen. Khi rót vào chung nhớ khuấy lên để mè hòa đều trong pudding.

Khi ăn trang trí thêm kem tươi và rắc ít hạt mè đen cho đẹp!

Chúc các bạn ngon miệng với món Pudding Mè Đen này!

Bichnga soạn theo CwD

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Những cách giảm béo bằng muối trắng siêu đơn giản ở nhà

Giảm béo bằng muối là cách đơn giản mà ai cũng có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Giảm béo bằng muối trắng được nhiều phụ nữ ưa thích vì ít gây tác dụng phụ.

Những cách giảm béo bằng muối trắng siêu đơn giản ở nhà
ảnh minh họa
Giảm béo bằng muối trắng được nhiều phụ nữ ưa thích bởi nguyên vật liệu có sẵn, phương pháp đơn giản và không gây tác dụng phụ như những phương pháp sử dụng nguyên vật liệu hóa chất khác. Bạn có thể tùy vào thời gian, điều kiện cá nhân để áp dụng một trong những phương pháp giảm béo bằng muối trắng dưới đây.

1. Uống nước chanh muối
Mỗi sáng ngủ dậy, bạn hãy uống ngay một cốc chanh muối. Điều này giúp bạn giải độc tố, đẩy lùi mỡ béo dư thừa trong cơ thể, làm sạch ruột. Quá trình này sẽ giúp bạn giảm béo bụng dưới dễ dàng.

Giảm béo bằng muối trắng siêu đơn giản chỉ bằng cách uống nước chanh muối mỗi ngày

Trong ngày, uống nước chanh muối thay nước lọc cũng sẽ góp phần giúp bạn loại bỏ mỡ thừa hiệu quả. Phương pháp đơn giản này nên được bạn áp dụng đều đặn, vì tốt cho dáng vóc lẫn sức khỏe lâu dài.
Tỉ lệ nước chanh muối: 1/2 quả chanh + 250ml nước + một chút muối.

2. Xông hơi bằng nước muối
Xông hơi bằng muối giúp bạn giảm béo tất cả các phần trên cơ thể như mông, đùi, bắp tay bắp chân, giúp cơ thể săn chắc, thon gọn.
Cách làm hết sức đơn giản: hòa muối vào nồi nước nóng rồi lấy chăn bịt kín lại, bắt đầu xông hơi từng phần trên cơ thể.
3. Chườm muối
Chườm muối nóng đặc biệt hiệu quả với vùng bụng dưới, làm săn chắc cơ bụng vốn là phương pháp đặc biệt được sản phụ ưa dùng.
Cách làm: rang muối nóng cho vào miếng vải dày, chườm lên các vùng muốn giảm béo.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp rang muối cùng gừng hoặc ngải cứu, tăng cường thêm hiệu quả.
Chườm muối ngải cứu: rang 1 bó ngải cứu đến khi chuyển màu rồi cho 1kg muối vào rang cùng đến khi chuyển sang màu đen. Đổ hỗn hợp vào túi hoặc khăn vải chườm lên vùng muốn loại bỏ mỡ thừa.

Chườm muối gừng: tương tự với tỉ lệ 1kg muối + 1 kg gừng.

 


 Chườm muối gừng là phương pháp được rất nhiều chị em áp dụng
sau sinh để nhanh chóng thu gọn vòng 2



4. Massage với muối
Quá trình massage với muối vừa giúp cơ thể bạn săn chắc, lại tẩy da chết, làm sạch da.
Cách làm: dùng khoảng 3 thìa cà phê muối hột, pha cùng ít nước nóng tạo dạng sệt sệt, đắp lên cơ thể rồi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch với nước.


Theo XL

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Hương vị Việt 34: Bánh gai Ninh Giang - Hải Dương

Bánh gai màu đen, nhìn không được hấp dẫn lắm, lại còn được gói bằng lá chuối khô nên mấy nhỏ không hảo. Tuy nhiên cây cỏ bên mình hầu như đều có chất thuốc. Căn bản trong bánh gai này có "lá gai". Vì thế chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta có loại bánh này, mà ông cha ta đã đúc kết để cho ra một loại vừa là thực phẩm ăn no, nhiều chất bổ dưỡng mà còn có dược thảo. các bạn xem nhé!


Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Diện Chẩn 05 - Phác đồ quân bình năng lượng cơ thể

Mỗi sáng dậy, chúng ta cần quân bình năng lượng để giúp cho cơ thể có đủ năng lượng sinh hoạt trong ngày. 



Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Công dụng của Lá Gai

Cây Gai còn có tên là Gai làm bánh, trữ ma... Cây được trồng khắp nơi để lấy sợi, hay lấy lá. Lá được dùng làm bánh Gai ăn rất ngon, sợi trước đây dùng làm dây Gai và còn được dệt làm lưới đánh cá.


 Đó là một loại cây nhỏ lâu năm, cao 1 - 2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7 - 15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại; hạt có dầu. Rễ và lá được dùng làm thuốc.
Rễ Gai có tác dụng lợi tiểu, thu liễm, an thai. Chữa lâm lậu, thoát giang, ruột bị phong, đại tiện ra máu, bị chấn thương có ứ huyết, phong thấp tê bại, bạch đới hay xích đới. Còn chữa đái ra máu, hậu môn sưng đau, viêm tử cung.
Cây gai, cây thuốc quý của chị em - 1 
 
 
 
Cây Gai còn có tên là Gai làm bánh, trữ ma... Cây được trồng khắp nơi để lấy sợi, hay lấy lá. Lá được dùng làm bánh Gai ăn rất ngon, sợi trước đây dùng làm dây Gai và còn được dệt làm lưới đánh cá.



 Đó là một loại cây nhỏ lâu năm, cao 1 - 2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7 - 15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại; hạt có dầu. Rễ và lá được dùng làm thuốc.
Rễ Gai có tác dụng lợi tiểu, thu liễm, an thai. Chữa lâm lậu, thoát giang, ruột bị phong, đại tiện ra máu, bị chấn thương có ứ huyết, phong thấp tê bại, bạch đới hay xích đới. Còn chữa đái ra máu, hậu môn sưng đau, viêm tử cung.


Trong nhân dân, thường người ta dùng rễ và lá Gai để chữa các bệnh sau:

Phụ nữ có thai bị đau bụng ra huyết dọa sẩy
Bài 1: Lấy rễ cây Gai mới hái, hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô lại còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày, uống 1 - 2 ngày lá có hiệu quả.
Bài 2: Rễ Gai 2 phần, cành tía tô 2 phần và thêm 1 phần ngải cứu (mỗi phần chừng 4g), thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước cô còn 1/4 uống làm một lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì thêm 10g lá huyết dụ.
Bài 3: Rễ Gai tươi 4 phần, lá ngải cứu 1 phần, tía tô 1 phần (mỗi phần chừng 12 - 13g) sắc với nước uống trong ngày.
Phụ nữ bị sa tử cung: Rễ Gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 - 4 ngày.

Đi tiểu ra máu: Lấy 15 - 20g lá Gai sắc nước uống trong ngày.
Đi tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ Gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ (mỗi thứ 16g). Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1.000ml nước sắc cô lại còn 1/4 (250ml) chia 2 lần uống trong ngày.
Làm mụn nhọt giảm sưng đau chóng mưng mủ: Lấy rễ Gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát dùng đắp. Dùng 1 - 2 ngày. Ngoài ra người ta còn dùng lá Gai tươi sạch, giã nát để đắp băng vào vết thương cầm máu.



Vị thuốc từ cây gai 
 Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea- họ gai (Urticaceae), trong dân gian còn gọi là cây: Lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)… Cây gai cao khoảng 1m, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.
Cây gai thường trồng, mọc nơi ẩm ướt để lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông bằng cách thái lát, phơi hoặc sấy khô. Theo đông y, lá và rễ cây gai có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ, kháng khuẩn, lợi tiểu. Sau đây là những bài thuốc của cây gai:
 -Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.
-Bổ an thai: Rễ cây mới  hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả.
- Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiện ra máu.
- Chữa sa tử cung, tử cung sưng đau, sa trực tràng: Rễ gai (30g), bồ công anh (12g), cỏ cứt lợn (12g), huỳnh kỳ (20g), cây ngái (20g), đảng sâm (20g). Tất cả sao vàng sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 15 – 20 thang. Dùng rễ gai tươi và rễ cây vông vang, rửa sạch, giã đắp vào búi bị sa.


Gai: Lá thực phẩm, lá thuốc
Bánh gai được làm từ bột nếp (có pha ít bột tẻ) nhân đậu xanh, dừa, hạt sen, có thêm một chút mỡ hạt rồi xào, nhưng không có lá gai thì chả ai gọi là bánh gai cả, cũng chẳng có màu đen nâu thơm ngon như vậy. Đó là lá gai thực phẩm.


Cây lá gai
Cây lá gai
Còn lá gai làm thuốc phòng và chữa động thai, xin giới thiệu: Gai, tên thuốc là Trừ ma.
Tên khoa học: Boehmeria nivea L. (hoặc Urtica nivea L.).
Họ Gai: Unrticaceae.
Gai (Boehmeria) có 75 loài, ở Việt Nam có 10 loài. Gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nhiều nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản... Gai sinh sản vô tính, bằng cách chiết cành giống như ở dâu tằm.
Lá gai
Lá gai  làm bành gai, làm thuốc đắp co tử và sa tử cung. Rễ củ gai làm thuốc, vỏ gai làm sợi dệt bao tải hoặc bện thừng hoặc đan lưới đánh cá. Theo y học cổ truyền: Lá gai (trừ ma diệp) vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chi huyết (cầm máu), phá ứ.
Bài thuốc làm co tử cung: lá gai bánh tẻ 20g; lá thiên lý 10g; lá thầu dầu tía 05g; bột đại hoàng (sao rượu) 03g. Tất cả giã nhỏ, trộn đều, gói bằng lá chuối còn tươi, khi đắp thì dán vào gáy chỗ chân tóc, dùng băng dính cố định. Ngày 2 lần, đắp tới lúc thuốc khô thì bỏ (2-3h liền).
Bài thuốc co tử cung: lá gai bánh tẻ 20g; lá thầu dầu tí 5g; lá thiên lý 10g. Giã nhỏ đắp sau gáy, không có tác dụng phụ hoặc dị ứng nào.
Rễ gai
Hay còn gọi là củ gai - Trừ ma căn: vị ngọt, tính hàn, không độc; có tác dụng an thai, cầm máu, tán ứ, lợi tiểu.
Theo y học cổ đại: người  ta đã chứng minh được dịch chiết cồn gai có tác dụng cầm máu rõ rệt với chuột và chó trong các thí nghiệm dược lý.
Axit Clorogenia trong củ gai là một chất ít độc, có tác dụng tăng cường hiệu lực của Adrenalin, giúp thông tiểu tiện, kích thích bài tiết mật, có khả năng ức chế một số men như Pepsin và trycin của cơ thể người. Axit Clorogenie còn có tác dụng diệt nấm và kháng khuẩn tốt.
Trong y học cổ truyền: rễ gai là vị thuốc 400 ngàn năm các mẹ các chị ở phương Đông dùng làm thuốc chữa động thai hiệu nghiệm. Những bài thuốc này giúp cho nhiều người bị dọa sảy thai giữ được yên lành.
1. Rễ gai: 08g; Mầm mía: 10g; Ích mẫu: 06g; Hương phụ: 04g; Sa nhân: 04g. Sắc lấy 2 bát nước còn 1/2 bát uống 1 lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 ngày, đến khi hết đau bụng, cầm máu.
2. Rễ gai: 08g; Cành tía tô: 20g; Ngải cứu: 04g; Trần bì: 04g; Cam thảo sống: 04g. Sắc lấy nước uống 1 lần.
3. Rễ gai 20g; Củ mài sống: 20g; Thục địa: 20g; Ngải cứu: 12g; Sa nhân: 06g. Sắc 3 lần lấy 1 bát chia 2 lần, uống hơi ấm rồi nằm nghỉ: Bài thuốc này dùng cho người âm hư hỏa, bồn chồn, đái đục, táo bón, đau lưng kèm theo động thai thì dùng, có tác dụng an thai, trừ triệu chứng nhanh.
4. Rễ gai 30g; Diếp dại 20g; Kim anh 12g; Lõi cây móc tươi (nếu không có dùng nõn chuối tươi): 1 cái. Sắc nước uống chữa sa tử cung, viêm tử cung.
5. Rễ gai tươi và rễ cây vông tươi 1 ít giã nát đắp vào mụn nhọt mưng đỏ, chốnh thành mủ và  tiêu sưng nhanh. Bài này các cụ lương y dùng chữa "bắp chuối" (viêm cơ đùi) rất hay. Hiện nay dùng kháng sinh, nhưng nếu đắp thêm 2 vị thuốc này thì tác dụng giảm đau, tiêu viêm có hiệu quả nhanh hơn.
6. Lá gai dùng riêng hoặc cùng với cây cứt lợn giã nhỏ đắp vết thương rất nhanh cầm máu.
7. Lá gai - lá vông nem; Lạc tiên; Rau má. Sắc uống hoặc làm trà uống hằng ngày có tác dụng an thần gây ngủ rất tốt.
8. Rễ hoặc lá gai tươi hoặc khô từ 10-20g/ngày sắc uống. Chữa tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, hoặc hành kinh ồ ạt tác dụng nhanh.
9. Rễ gai - Nhân sâm cùng lượng, tán bột ngày uống 10g chia 2 lần với nước cháo. Phụ trợ chữa nôn ra máu có tác dụng khả quan.
10. Cao rễ gai tỷ lệ 2:1 ngày uống 100ml có tác dụng chống xuất huyết, tiêu hóa.
Theo phununet


Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Kem sầu riêng không cần máy

Món kem sầu riêng mát lạnh, thơm ngon, lại rất dễ làm mà không cần máy, chị em hãy thử nhé! Cách làm kem sầu riêng rất đơn giản.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nguyên liệu

250gr thịt sầu riêng
150ml nước cốt dừa
200ml sữa tươi không đường
80gr đường
1 muỗng cà phê vanilla
1 chút xíu muối

Cách làm

Dùng thìa tán nhuyễn sầu riêng, cho sữa tươi + vanilla + muối vào trộn đều.
Cho nước cốt dừa + đường vào trong một cái nồi nhỏ, bắc lên bếp nấu lửa nhỏ cho đường tan. Cho hỗn hợp sầu riêng vào trộn đều là được (không cần sôi).
Để nguội. Múc hỗn hợp kem vào từng khuôn nhỏ, hay hộp to cho vào ngăn đá tủ lạnh 7-8 tiếng là có thể ăn được. 

Lưu ý: Nếu bạn dùng hộp to thì cứ cách 2 tiếng lấy ra, dùng thìa đảo 1 lần cho kem không bị đá dăm.
Mặc dù kem sầu riêng không có whipping cream nhưng kem rất mềm - béo và thơm tuyệt vời.


Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm kem sầu riêng cho mùa hè này nhé!

Theo XL

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Bí quyết vàng sống thọ hơn ở nam giới

Tỷ lệ tử vong của nam giới cao hơn do nguyên nhân dễ bị tổn thương tâm lý, đây là kết quả của các nghiên cứu. Họ thường bỏ ngoài tai những lời khuyên hữu ích của các bác sĩ, không tìm tới sự trợ giúp của y tế khi cần thiết. Vậy làm thế nào để nam giới kéo dài tuổi thọ hơn? Dưới đây là 6 nguyên tắc vàng cho nam giới để có cuộc sống lành mạnh và kéo dài tuổi thọ.

nam gioi keo dai tuoi tho

1. Luôn trung thực với bác sĩ

Phụ nữ sẵn sàng nói chuyện trực tiếp về sức khỏe của mình với bác sĩ. Còn với đàn ông, việc này lại rất khó khăn. Việc đề cập tới các triệu chứng là rất cần thiết, bởi vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Chẳng hạn, dương vật không cương cứng được ở nam giới là vấn đề nhạy cảm, nhưng nó có thể liên quan đến bệnh tiểu đường và bệnh tim. Đàn ông cũng cần thường xuyên kiểm tra tinh hoàn để điều trị kịp thời ung thư tuyến tiền liệt – một căn bệnh phổ biến ở nam giới.

2. Bảo vệ hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của nam giới không mạnh như ở phụ nữ. Thống kê cho thấy đàn ông chết nhiều hơn khi mắc 7 trong số 10 bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, đặc biệt là bệnh lao và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đàn ông cũng có xu hướng ít khi tiêm phòng bệnh và không hề quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống thất thường và chỉ ăn những gì họ thích.

3. Kiểm tra mức testosterone

Sau 30 tuổi, mức testosterone ở nam giới bắt đầu giảm khoảng 1% mỗi năm. Giảm mức độ testosterone có thể dẫn tới việc giảm sức sống, giảm khối lượng cơ, giảm khả năng hoạt động về thể chất, bộ nhớ và khả năng tập bí quyết trung kém, giảm ham muốn tình dục. Tất cả điều này có thể dẫn đến trầm cảm, rất có hại đến sức khoẻ của nam giới, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành. Những người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao giảm testosterone.

4. Đừng một mình chiến đấu với trầm cảm

Trầm cảm đối với đàn ông nguy hiểm hơn vẫn tưởng, bởi vì triệu chứng của nó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Khi một người phụ nữ suy nhược thần kinh, có nhiều người sẽ biết về bệnh tình này, còn đàn ông thường muốn che giấu đến cùng. Một số tìm giải pháp bằng cách uống rượu, một số xem tivi, lướt web, số khác chạy theo các cuộc phiêu lưu tình dục… Tìm đến một nhà tâm lý học là phương pháp cuối cùng của họ để chống lại trầm cảm. Cách sống này là mối đe dọa trực tiếp đối với sức khoẻ.
Giai đoạn khó khăn trong cuộc sống của người đàn ông là khi hàm lượng testosterone giảm. Giai đoạn này giống như thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Vào những lúc như vậy, hầu hết nam giới có xu hướng trầm cảm nghiêm trọng.

5. Luôn kiểm soát nguy cơ bệnh tim mạch

Ngay cả khi đang ở độ sung sức, đàn ông cũng nên chú ý tới bệnh này. Sau tuổi 35, nam giới nên tham khảo với bác sĩ để đánh giá những nguy cơ của bệnh. Hãy nhớ lại xem có ai trong số những người đàn ông thân thích của bạn đã chết vì bệnh tim ở tuổi 60. Tìm hiểu mức độ cholesterol của bạn và theo dõi nó. Bạn có từng ngất xỉu, mất ý thức và khó thở? Đôi khi chúng ta coi thường tầm quan trọng của các tín hiệu này, mà đúng ra phải lập tức thông báo cho bác sĩ.
Ở mức độ gen, đàn ông dễ bị tổn thương hơn phụ nữ. Các nội tiết tố nữ estrogen cung cấp cho phụ nữ khả năng bảo vệ bổ sung mà đàn ông không có. Vì vậy, đàn ông phải kiểm soát các triệu chứng của bệnh tim mạch vành từ sau tuổi 35. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, cần sự tư vấn của bác sĩ từ lúc 30 tuổi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

6. Không nên bất cẩn như thiếu niên

Thiếu thận trọng là tính chất, lối sống của thanh thiếu niên làm cho họ dễ bị tai nạn và thậm chí là chết một cách vô lý. Đàn ông thường giữ lại tính trẻ con của mình, không như phụ nữ biết xử sự lý trí sớm hơn nam giới.

Theo Sứckhỏe&đờisống

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Vịt nướng riềng mẻ

Riềng mẻ thường đi với "nhà cầy" nhưng cũng rất thích hợp với nhà "vịt". Để làm phong phú cho thực đơn nhà mình các bạn làm món Vịt Nướng Riềng Mẻ này nhé. Món này ăn kèm đồ chua hay rau luộc lúc chiều mưa quả không còn gì để chê được.



Nguyên liệu

1 kg thịt vịt
4M riềng giã nát 
2M mẻ
1/2m muối
2m đường
1m mắm tôm, hay 1m bột nêm nấm
1/2 m bột ngọt
1/2 chén rượu trắng
nước tương, ớt

Cách làm

Dùng rượu chà xát khắp con vịt để mất mùi oi. Sau đó rửa lại cho sạch, chặt miếng vừa phải để nướng mau chín, hoặc để nguyên con nếu nướng lò, để cho ráo hoặc dùng giấy thấm khô nước. 
Mẻ tán nhuyễn, lọc lấy nước cơm mẻ. 
2/3 riềng vắt lấy nước.
Pha bột ngọt + đường + mẻ + muối + nước cốt riềng + mắm tôm (hay bột nêm) rồi ướp với thịt vịt.
Sau khi ướp xong hỗn hợp gia vị, cho 1/3 riềng vào trộn tiếp cho đều.
Để khoảng 2 tiếng thì đem nướng vàng.

Khi dùng chặt miếng vừa ăn, chấm nước tương ngon với ớt xắt lát. Rau kèm là đồ chua hay ăn với cơm có các loại rau hấp hay luộc rất tốn cơm hay  rượu, bia lắm đây.

Chúc các bạn ngon miệng.

Bichnga