Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Tỉa hoa hồng trắng từ củ cải

Những bông hoa hồng trắng rất thích hợp dùng trang trí trên dĩa thức ăn có màu đậm của thịt, cá, tôm hay màu của nước sốt sẽ làm nổi bật dĩa thức ăn của chúng ta. Thậm chí điểm xuyết cho những dĩa trái cây tráng miệng cũng rất tinh tế!



Trước tiên cắt 1 khúc củ cải dài khoản 6-7 cm rồi pha khối bằng cách cắt vạt thành hình lục lăng

Quay ngược khối lục lăng, vạt bước đầu tiên ngay tại góc nhọn của khối bỏ đi, vạt lần 2 (3/4 nhát) tạo thành một cánh hoa ( còn dính lại 1/4 ngay phía dưới khối)

Sau khi tạo lớp cánh hoa thứ nhất, vạt bớt khối lần 2, ngay góc khối, để tạo từng lớp cánh hoa xen kẽ nhau.

Tiếp tục tỉa cánh hoa tầng thứ hai. Cứ thế tiếp tục cho đến khi vào đến bên trong lõi khối củ cải.

Và cuối cùng chúng ta được phần lõi chặt chẽ với những cánh hoa nho nhỏ đan xen rất tự nhiên.

Chúng ta cũng có nhiều sáng tạo trên bông hoa này như, dùng kéo bo tròn cánh hoa, tạo màu cho hoa bằng màu thiên nhiên như nước củ dền, nghệ, lá cẩm ... cho hoa của chúng ta thêm sinh động. 
(Tỉa xong nhớ ngâm hoa vào nước đá lạnh cho bông tươi lâu nhé các bạn!)

Bichnga biên soạn

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Uống quá ít nước cũng nguy hiểm như uống rượu, bia

Một nghiên cứu mới phát hiện, việc cầm lái phương tiện giao thông khi cơ thể bạn bị "khát" khô cũng nguy hiểm tương tự như khi bạn đang chịu ảnh hưởng của việc uống bia, rượu.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Loughborough (Anh), khám phá ra rằng, những tài xế xe hơi uống 25ml (vài ngụm) nước/giờ đồng hồ, thay vì mức khuyến nghị 200ml nước/giờ, gây lỗi nhiều gấp 2 lần mức của các tài xế hấp thu lượng nước đầy đủ. Điều này đồng nghĩa, việc để cơ thể "khát" nước cũng gây tác động tiêu cực đến chúng ta như khi chúng ta bị say rượu cồn.

nước, mất nước, dưỡng ẩm
Vậy, nước quan trọng đối với cơ thể chúng ta như thế nào?
Theo các chuyên gia, con người cần nước vì chúng ta được tạo thành từ nước. Nước chiếm tới 78% cấu tạo bộ não và 2/3 trọng lượng cơ thể của chúng ta.
Nước là phương tiện vận chuyển các chất cácbon hyđrat, protein và vitamin, vốn giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống cho các bộ phận của cơ thể. Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa của nước là vận chuyển các chất thải ra ngoài cơ thể của chúng ta.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nhìn chung chúng ta đang uống ít nước hơn so với yêu cầu. Một nghiên cứu hồi tháng 3 vừa qua ở Anh cảnh báo, số người phải nhập viện vì bệnh sỏi thận đang tăng lên và việc để cơ thể mất hoặc thiếu nước là nguyên nhân chính.
Các viên sỏi thận hình thành khi canxi trong nước tiểu tích tụ thành các tinh thể trong thận và sau đó bị mắc kẹt trong niệu đạo. Khi một người càng bị mất nước hay thiếu nước, sự tích tụ canxi càng cao, dễ gây ra sỏi thận.
Các dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị mất nước hoặc thiếu nước
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của hiện nước mất nước hoặc thiếu nước là chúng ta cảm thấy khát. Các dấu hiệu phổ biến khác bao gồm cả các cơn đau đầu, ngủ lịm và cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
nước, mất nước, dưỡng ẩm 
Tần suất tiểu tiện cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo. Những người lớn khỏe mạnh bình thường có xu hướng đi tiểu tiện ít nhất 4 lần/ngày.
Tuy nhiên, cách tốt để biết cơ thể có bị thiếu nước hay không làm giám sát màu của nước tiểu. Nước tiểu màu vàng nhạt là tốt nhất. Màu nước tiểu đậm hơn báo hiệu chất thải này đang cô đặc hơn, đồng nghĩa với việc chủ nhân đang không uống đủ nước.

Chúng ta nên uống bao nhiêu nước?
Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu khuyến nghị, phụ nữ nên uống 1,6 lít nước (8 cốc) nước mỗi ngày. Trong khi đó, lượng nước cần hấp thu mỗi ngày ở đàn ông là 2 lít (10 cốc) và trẻ nhỏ là 1,3 lít (6,5 cốc).

Khi nào cơ thể bị mất nước?
Tình trạng mất nước nhẹ hình thành khi chúng ta mất khoảng 1 - 2% thể tích nước bình thường của cơ thể. Chẳng hạn như, đối với một người nặng 70kg, cơ thể chứa 42 lít nước, anh/cô ta bị mất nước nhẹ nếu bị thiếu hụt 840ml hay 4 cốc nước.
Tuy nhiên, ngay cả ở tình trạng mất hoặc thiếu nước nhẹ này, con người bắt đầu cảm thấy lẫn lộn, theo nghiên cứu năm 2010 của Đại học Tufts (Mỹ). Sự tập trung và trí nhớ ngắn hạn bắt đầu bị ảnh hưởng.
Nguy hiểm hơn, khả năng đánh giá chính xác cảm giác của chúng ta cũng bắt đầu suy giảm, theo nghiên cứu năm 2014 của các chuyên gia tâm thần học thuộc Đại học Barcelona (Tây Ban Nha). Điều này có thể đồng nghĩa, chúng ta sẽ bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về việc bản thân đang trở nên mất nước nghiêm trọng.

Chúng ta nên uống nước có ga hay nước thông thường?
Các loại nước có ga hay nước soda (nước sủi bọt nhờ nén khí cácbonat) nhìn chung cũng có tác dụng "giải khát" cho cơ thể như nước máy thông thường. Hiện có một số lo ngại rằng, nước có ga có thể hủy hoại lượng canxi và làm mỏng xương của người uống, nhưng không có bằng chứng lâm sàng chứng minh điều đó.
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, những thành phần khác trong nước ngọt sủi bọt như đường, chất tạo màu và chất bảo quản mới là những "thủ phạm" làm suy giảm canxi trong cơ thể người. Tuy nhiên, các bong bóng trong thứ đồ uống này có thể khiến người uống cảm thấy bị đầy bụng.
Ngoài ra, một số nước khoáng cácbonat chứa lượng muối cao, không thích hợp với bất kỳ ai mắc chứng huyết áp cao.
nước, mất nước, dưỡng ẩm 

... nước nóng hay nước lạnh?
Nhiệt độ của nước sẽ không ảnh hưởng lớn đến mức độ dưỡng ẩm, trừ khi bạn uống nước rất nóng vào một ngày nóng bức, khiến bạn toát mồ hôi nhiều hơn.
Nước đá lạnh có thể giúp làm tăng lượng chất lỏng hấp thu, theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Cardiff (Anh). Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Sports Medicine năm 2012 cũng phát hiện, nước lạnh giúp hạ nhiệt phần thân giữa của các vận động một cách hiệu quả, giúp cơ thể họ ít toát mồ hôi hơn và duy trì tình trạng dưỡng ẩm tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu mắc chứng đau nửa đầu, bạn tốt hơn nên tránh dùng nước đá lạnh. Điều này là vì, ảnh hưởng đột ngột của nước lạnh đối với vòm miệng khiến các mạch máu tới não giãn mở, đưa nhiều máu ấm nóng tới bảo vệ nó. Động thái này tạo ra áp lực lên bộ não và có thể kích hoạt các cơn đau nửa đầu hoặc các chứng đau đầu khác.

Bao nhiêu nước là quá nhiều?
Nếu chúng ta uống lượng nước nhiều hơn mức các quả thận của mình có thể xử lý, nó sẽ dồn ứ trong cơ thể của chúng ta và hòa loãng muối. Điều này có thể gây ra sự thiếu natri trong máu hoặc ngộ độc nước - sự mất cân bằng các chất điện phân quan trọng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.
Tình trạng này có thể nguy hiểm đối với tính mạng của chúng ta. Năm 2008, Andrew Thornton, 44 tuổi, ở Bradford, Anh đã mất mạng vì uống tới 10 lít nước trong 8 tiếng đồng hồ để giải tỏa sự đau nhức nướu răng.

Theo VNN

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Hương vị Việt 26: Nem nướng Thủ Đức

Sau món nem chua thì món nem nướng tại Thủ Đức cũng rất hấp dẫn. Mời các bạn theo dõi clip làm món này nhé!


Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Cách làm Gừng ngâm giấm kiểu Nhật

Gừng ngâm giấm ăn hàng ngày vài lát trong mỗi bữa cơm vừa tốt cho sức khỏe, vừa làm cho một số món ăn thêm ngon miệng như sushi. Mời các bạn cùng làm cho gia đình thưởng thức!


Nguyên liệu

200g gừng non
120ml giấm 
100ml nước
2M đường trắng
3M đường thô
1/2 M muối

Cách làm

Rửa sạch gừng, cắt khúc 4cm, dùng muỗng cạo sạch vỏ. 
Rửa lại lần nữa, dùng giấy thấm cho khô nước.
Bào lát mỏng theo chiều dài miếng gừng, cho rơi vào thố nước phía dưới, và để ngâm 15 phút.


Nấu nước + đường trắng + đường thô + muối trên lửa vừa, khuấy nhẹ cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Nhắc xuống cho giấm vào khuấy đều.
 
Nấu nước sôi, trụng gừng bào từ 1 đến 2 phút trong nước sôi.
Lấy gừng ra, xóc nhẹ cho ráo và đảo nhẹ cho gừng nguội bớt.

Dùng lọ thủy tinh hay men sứ đã khử trùng bắng nước sôi để ráo, lau nhẹ qua bằng giấm trong lọ và nắp.
Cho gừng vào lọ mà mình dùng để chứa gừng, cho 3 M nước giấm vào lọ, đảo nhẹ cho giấm áo đều gừng.
Gạn nước giấm ra, cho phần nước giấm còn lại vào, nhấn nhẹ cho gừng nằm dưới mặt nước giấm.

Món gừng ngâm giấm cho bạn vị thơm của lộc non và tận hưởng mùi mè ở lần cắn cuối cùng.



Bichnga soạn theo CwD

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Gừng và công dụng của gừng

Gừng có danh pháp hai phần: Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất sau:


Tên thuốc Bắc: khương, chữ Hán: 薑, tên thuốc: Rhizoma zingiberis Recens, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương, phơi khô: can khương, đem lùi: ổi khương...

Sinh khương

 
Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone. Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh. Mỗi lần dùng 4 - 10gr.

Can khương

Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đau bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh. Mỗi lần dùng 2 - 6gr

Ổi khương, Thán khương

Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng), Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột. Mỗi lần dùng 2 -4gr

Khương bì

Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phối thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân.

Dược tính và công dụng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.đem lùi: ổi khương...

Theo Wiki

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Bếp Nhật - Go Chi So (4)

Clip 4 hướng dẫn chúng ta cách nấu một số món ăn Nhật, rất đơn giản mà không kém phần bổ dưỡng. Hết sức tinh tế! Dù chúng ta không thể có đầy đủ các loại gia vị để nấu, cũng như một số món ăn không thật sự hợp với khẩu vị của chúng ta, nhưng qua những clip này chúng ta cũng học được nhiều điều cần thiết, nâng cao khả năng nấu nướng cho bữa ăn gia đình thêm ngon, thêm đẹp phải không các bạn?


Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Bếp Nhật - Go Chi So (3)

Clip 3 là phần giới thiệu món Su Shi  nổi tiếng của Nhật. Món này thật phong phú và đa dạng. Các bạn hãy xem đôi tay điêu luyện và chuẩn xác mà người làm bếp nhà hàng Go Chi So này thực hiện các món sushi nhé! 


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Bếp Nhật - Go Chi So (2)

Clip thứ 2 giới thiệu một số món ngọt của nước Nhật, đặc biệt là những món làm theo hình dáng hoa trái tùy theo mùa. Dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhận bếp, những chiếc bánh đều tăm tắp với màu sắc nhẹ nhàng bắt mắt. Mùa nào thức ấy khiến cho món ngọt thêm phong phú đa dạng! 


Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Bếp Nhật - Go Chi So (1)

Mình rất ngưỡng mộ cách nấu nướng và ăn uống tinh tế của người Nhật. Hôm nay mình giới thiệu với các bạn loạt bài này gồm 4 clip. 

Clip đầu nói sơ về một số nét văn hóa Nhật qua tranh hoạt hình, rồi một số thực phẩm quen thuộc được sử dụng tại đất nước này. Hoạt động buôn bán thực phẩm tại những nơi bán đấu giá thực phẩm lúc tinh mơ hàng ngày mà đại diện là chợ cá Tsukiji ở Tokyo. 

Nhà hàng Go Chi So sẽ là nơi diễn ra một nền văn hóa ẩm thực đặc trưng của đất nước Phù Tang này. Mời các bạn cùng tham quan! 



Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Một số món ngon từ lá mơ


Tùy vào cách chế biến của các bà nội trợ có nhiều loại bánh làm bằng rau mơ. Ví dụ như bánh lá mít làm bằng rau mơ ăn với nước cốt dừa vị mặn có thêm hành lá kèm với nước mắm, hay bánh lá mơ bắt hình con đuông, con tằm ăn với nước cốt dừa ngọt. Các bạn xem nha!

Bánh lá mít rau mơ


Nguyên liệu 

300g bột gạo 
300g dừa nạo 
1 nắm lá mơ bánh tẻ
30 lá mít 
50g bột năng 
Đường, muối, hành lá, dầu ăn 
Nước mắm chấm: 1M nước mắm, 1M nước cốt chanh, 2M nước lọc + ớt băm

Cách làm

Xay lá mơ, lọc lấy 1 chén nước cốt.
Trộn bột gạo + bột năng, rây qua một cái thố. Hòa 2 chén nước lạnh với chén nước lá mơ + chút xíu muối, rót vào thố bột. Rót tới đâu quậy tới đó cho tan đều. Để bột nghỉ 15 phút. Tùy vào loại bột chúng ta sử dụng có thể gia giảm lượng nước. Đối với loại bánh lá mít sẽ là loại bột nhão.

Sau khi rửa lá mít, lau khô, thoa chút dầu lên mặt sau của lá (có gân). Múc một ít bột lên, ém bột từ từ theo hình dáng của lá với độ dầy khoảng 2mm. Xếp lá bột vào xửng hấp (chỉ xếp vào khi nước trong xửng đã sôi). Khi bột trong là bánh đã chín.

Vắt dừa lấy 1/3  nước cốt và 2/3 chén nước dảo. Nấu sôi nước dảo, cho chút bột năng + chút muối cho sánh. Cho nước cốt vào. Tắt bếp cho hành lá xắt nhỏ vào trộn đều.

Lấy bánh ra dĩa, rưới nước cốt dừa lên và ăn với nước mắm.

* Cũng với nguyên liệu này (không cần lá mít) các bạn đổ hỗn hợp bột vô khuôn rồi hấp như bánh đúc ngọt. Khi chín, để nguội xắt miếng, chan nước cốt dừa (không hành). Hay kỳ công hơn (pha bột khô hơn) để bắt con đuông (bằng lược), hoặc se bột thành con tằm cho thêm phần hấp dẫn.

Một món quà quê mang hương vị Việt đơn sơ, giản dị mà không kém phần bổ dưỡng. Phải không các bạn?

Bichnga


Rô đồng nướng cuốn lá mơ



rô đồng nướng cuốn lá mơ



Rô đồng nướng cuốn lá mơ là đặc sản của vùng quê Việt Nam



Trước đây, ở các vùng quê, cá rô thường được bọc rơm đem nướng nhưng ở thành phố, để làm được vậy cũng khá khó khăn. Bởi vậy, bạn có thể xiên cá nướng trên than hoa hoặc có điều kiện hơn thì sử dụng bếp nướng, đỡ lo khói mà thịt chín đều, không bị cháy.



Nguyên liệu



600g cá rô ta



Đồ ăn kèm các loại: mơ lông, tía tô, kinh giới, rau thơm, dưa chuột…



Nước mắm, gừng, tỏi, ớt 



Bánh đa nem để cuốn cá.



Cách làm



Nướng chín cá rô (nếu dùng bếp nướng sẽ mất khoảng 30 phút, bạn nên chọn cá rô ta, thịt chắc, béo không bị khô, nhạt như rô phi), đem cắt thành miếng cho dễ cuốn.



Pha nước mắm vừa miệng với nhiều gừng, tỏi giã nhỏ.



Khi ăn, bạn cuốn cá cùng các loại rau bằng bánh đa nem rồi chấm với nước mắm gừng, tỏi. Bạn cũng có thể cuốn thêm dưa chuột và chuối xanh. Vị chát của lá mơ rất hợp để cuốn cá và đây là loại lá không thể thiếu trong món ăn hấp dẫn này.



Ăn lá mơ lông hàng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa, bạn có thể dùng như rau sống hoặc đôi khi đổi gió với hai món chúng tôi vừa giới thiệu nhé.


 Theo daitrang.net

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Những công dụng tuyệt vời của lá mơ lông

Lá mơ lông là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến, thường được dùng để ăn kèm với các món ăn nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Lá mơ lông có màu khá đẹp, một mặt lá màu tía, một mặt màu xanh, có nhiều lông nhỏ trên các gân lá. Đây không chỉ là một loại rau ăn kèm mà còn là vị thuốc hay có sẵn trong vườn nhà và có công dụng tốt với nhiều loại bệnh khác nhau.

1. Tiêu hủy protein


lá mơ lông chữa bệnh viêm đại tràng 

Lá mơ lông được coi là thần dược chữa bệnh đường tiêu hóa

Khi ăn các món ăn nhiều đạm như thịt chó, người ta thường ăn kèm với lá mơ lông, tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là do lá mơ lông giúp tiêu hủy protein rất tốt. Thịt chó có đặc điểm là rất nhiều đạm nên thường gây đầy bụng, khó tiêu hoặc đi ngoài ra máu, kiết lỵ sau khi ăn. Ngoài ra, ăn thịt chó cũng rất nóng, vì vậy, nhiều người thường bị ngứa ngoài da do gan không đào thải hết protein từ  thịt chó. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách ăn kèm lá mơ lông với thịt chó thì sẽ giải quyết được những rắc rối về tiêu hóa và hiện tượng ngứa nói trên.

2. Sát khuẩn

Lá mơ lông còn có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela là hai khuẩn gây tình trạng kiết lỵ. Nhiều người bị kiết lỵ, đi ngoài ra máu 2 đến 3 ngày uống thuốc Tây không đỡ nên áp dụng cách sau:

+ Nguyên liệu: 40g đến 100g lá mơ lông (tùy tình trạng bệnh), 1 lòng đỏ trứng gà, gia vị vừa ăn.


 lá mơ lông, trứng gà, viêm đại tràng, viem dai trang

Lá mơ lông kết hợp với trứng gà chữa được rất nhiều bệnh

+ Cách làm: Lá mơ lông rửa sạch, băm nhỏ trộn đều với lòng đỏ trứng gà và gia vị. Lưu ý không lấy lòng trắng trứng gà vì lòng trắng trứng có nhiều chất gây khó tiêu. Sau đó dùng lá chuối để lót xuống đáy chảo rồi đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, trải đều rồi nướng nhỏ lửa. Khi chín một mặt thì lật để nướng mặt sau cho chín đều. Chú ý, phải dùng lá chuối tươi lót dưới khi nướng vì giúp món trứng gà lá mơ chín từ từ, không làm mất tinh dầu trong lá mơ lông.

+ Tác dụng: Món ăn này ăn liên tục trong 2 đến 3 ngày chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và các bệnh đường ruột rất hiệu quả.

3. Hội chứng ruột kích thích

Nhiều người cứ ăn cơm xong là muốn đi ngoài ngay, hoặc cứ buổi sáng ngủ dậy là muốn đi ngoài, đi ngoài liên tục từ 2 đến 3 lần. Triệu chứng này, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Dân gian có cách chữa hữu hiệu như sau:

+ Nguyên liệu: Lá mơ lông từ 40g đến 100g (tùy tình trạng bệnh), gừng tươi 10g, 1 lòng đỏ trứng gà.

+ Cách dùng: Lá mơ lông rửa sạch, băm nhỏ. Gừng tươi lọc lấy nước. Sau đó trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà, chưng cách thủy lên cho chín rồi ăn nóng.

+ Công dụng: Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng 15 ngày liên tiếp để chữa chứng rối loạn tiêu hóa, đại tràng kích thích.

4. Viêm tai ở trẻ nhỏ

Khi tắm cho trẻ nhỏ có thể vô tình bị nước rơi vào tai, gây viêm và mưng mủ, người ta gọi là viêm tai giữa chảy mủ. Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường sốt cao, quấy khóc. Trong trường hợp này, lấy lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng, sau đó vò lá và nhét vào tai trẻ, để qua đêm đến sáng hôm sau lá mơ sẽ giúp hút hết mủ ra, khiến trẻ nhỏ hết đau, trẻ sẽ ngủ ngon.

5. Bệnh khớp ở người già

Người già thường bị phong thấp, đau khớp, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết. Có 3 cách từ lá mơ lông có thể giúp giảm đau hiệu quả.

Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể lấy cả thân lá cây đều được.

Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi, hãm như trà. Sau đó, rót nước ra một cái cốc và cho thêm rượu vào để uống. Rượu có tác dụng dẫn thuốc chạy khắp cơ thể giúp giảm đau nhanh hơn.

Cách 3: Băm nhỏ cả cây gồm thân và lá mơ lông, sau đó phơi khô, băm nhỏ. 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày là uống được.
Rượu này có thể  trong uống ngoài xoa. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly.

Theo daitrang.net 

Lá mơ lông là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị cho nhiều món ăn vừa có tác dụng làm bài thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau rất hiệu quả.

Lá mơ lông: Còn gọi là mơ tam thể, ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô... Tên khoa học là Peaderia scandens (Lour.), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta. Lá cây mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu.
Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, nhiều nơi còn dùng làm rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo. Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
 Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...
Hình ảnh Tác dụng thần dược chữa bệnh của lá mơ lông số 1

Lá mơ lông được dùng làm thuốc chữa rất nhiều loại bệnh

Ðể chữa kiết lỵ, dùng lá mơ lông 30-50g rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho mỡ), ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.
 Ðể chữa chứng phong thấp, cổ nhân khuyên nên dùng rễ hoặc dây mơ lông 30-50g sắc uống với một chút rượu.
Ðể chữa chứng bối ung nên dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp.
Ðể chữa chứng cam tích trẻ em, có thể dùng rễ mơ lông 15-20g hầm với dạ dày lợn 1 cái mà ăn. 
Ðể giải độc dùng rễ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.

Chữa lỵ trực tràng shiga.
Bài thuốc: Lá mơ tam thể 30-50g. Trứng gà 1 quả.
Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần, thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.
Trị chứng đau dạ dày:
Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.
Trị chứng bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần, cho kết quả tốt.
Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16 gr, nụ sim 8 gr, sắc với 500 ml nước còn 200 ml, chia uống hai lần trong ngày.
Trị giun:
Nếu bạn bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

Theo tin moi

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Mơ tròn

Mơ tròn hay còn gọi là ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô,(danh pháp khoa học: Paederia foetida), là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo, có nguồn gốc từ khu vực ôn đới và nhiệt đới Châu Á; và lan rộng đến các vùng như quần đảo Mascarene, Melanesia, Polynesia, Hawaii, nó cũng được phát hiện thấy ở Bắc Mỹ trong một số nghiên cứu gần đây. 

 Thân và lá của nó có mùi hôi nồng đặc trưng của lưu huỳnh, do tinh dầu có nhiều trong lá chứa hợp chất của lưu huỳnh, phần lớn là dimethyl disulfide, nên cũng còn gọi là lá thúi địt. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1767.(cái tên Thúi Địt là tên tiếng Vân Kiều, Thái dùng để chỉ một vài loài Mơ dây leo)

 Mơ tròn có nguồn gốc ở miền Nam Bangladesh và Bhutan; Campuchia, Đài Loan và Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản (Honshu, Kyushu, Shikoku, cũng như trong quần đảo Ryukyu); Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

 Mơ tròn là cây thân leo lâu năm lá rộng, có thể leo cao đến 9 m. Lá màu xanh sáng nhạt, hình ôvan mũi mác, dài đến 21 cm và rộng 7 cm, có mùi lưu huỳnh. Hoa màu trắng dài 1.5 cm, họng hoa có màu đỏ sắc tím.

 Mơ tròn đôi khi được trồng làm cảnh và dùng như một vị thuốc trong y học dân gian. Quả có thể làm đen răng và giảm đau răng. Theo Tuệ Tĩnh, dây và lá Mơ tròn tác dụng như Mơ lông có thể dùng để trị bệnh kiết lỵ.

Theo Wiki

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Hương vị Việt 24: Nem chua Thủ Đức - Sài Gòn

Quay về Sài Gòn để tiếp tục tìm hiểu về món "thịt chua- nem chua" tại Thủ Đức, một vùng đất nem chua miền Nam nha các bạn! 


Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc ở một số nước


Các nước châu Âu hay châu Á dù có nhiều điểm tương đồng trong các món ăn nhưng mỗi cách thưởng thức lại khác nhau. Tìm hiểu các nguyên tắc ăn uống trên bàn tiệc sẽ giúp ích cho bạn khi đi du lịch và tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực của một số nước trên thế giới.
1. Anh
Người Anh nổi tiếng thế giới về mức độ khó tính và chuẩn mực của mình, nhất là trong lĩnh vực ăn uống, từ việc sắp xếp chỗ ngồi của bữa tiệc, cách sắp xếp khăn, đĩa, dao dĩa, ly, cốc trên bàn... Khi ăn, bạn phải úp dĩa xuống, quay dĩa lên phía trên là một hành động mất lịch sự. Nhất thiết không được dùng dĩa bên tay phải và dao bên tay trái vì họ coi là một người không biết lễ độ.
Nếu như ở Mỹ, người ta coi việc ăn pizza, khoai tây chiên và các món ăn nhanh khác bằng tay thì ở Anh không phải vậy, đặc biệt trong các nhà hàng. Người Anh thường sử dụng dao và nĩa trong hầu hết các món ăn, trừ súp. Khi người Anh ăn xong, họ thường đặt úp dao và dĩa lên chính giữa đĩa ăn để người phục vụ biết bữa ăn đã kết thúc.
ban-an2-8400-1405675745.jpg
Cách sắp xếp bàn ăn của người Anh. Ảnh: luxurylink
2. Pháp
Khi đến các nhà hàng Pháp, thường bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh mì trước, nhưng bạn hãy kiên nhẫn chờ món chính. Khi ăn bánh mì, không được bẻ từng miếng chấm vào nước sốt bằng tay mà bạn phải dùng dĩa. Khi ăn, bạn không nên phát ra tiếng nhai tóp tép. Sau khi ăn không dùng tăm xỉa răng và ợ trước mặt người khác.
Tư thế ngồi cũng phải thẳng, ngồi trọn vẹn trong ghế, không được ngồi một nửa ghế, khăn lau miệng đặt trên đầu gối. Trong bàn ăn, hai bàn tay đặt kế bên đĩa. Khi uống rượu, bạn đừng bao giờ cạn một hơi mà hãy nhâm nhi chút một để thưởng thức hương vị. Khi ăn xong, tất cả dao, nĩa, muỗng gom lại để song song trong đĩa, không bao giờ để dao, dĩa chéo nhau.
3. Italy
Ở mỗi nền ẩm thực, người ta lại có những cách thưởng thức rất riêng và mang nhiều ý nghĩa thú vị. Chúng ta ai cũng trầm trồ khi thưởng thức các mùi vị thơm ngậy của các loại pizza có rắc pho mát... nhưng nếu đến cửa hàng ở Italy, bạn không nên hỏi người phục vụ thêm pho mát nếu không được phục vụ đặc biệt.
Nên dùng các loại cà phê sau bữa ăn, tránh gọi những đồ uống có sữa sẽ cản trở quá trình tiêu hóa. Bạn nên để lại từ 5-10% tiền tip.
4. Nhật Bản
Người Nhật rất coi trọng hình thức và chất lượng của món ăn nên văn hóa ẩm thực của đất nước này rất phong phú và tinh tế. Bạn không được phép dùng bằng tay vì theo quan niệm ăn bằng tay là dơ bẩn, phải dùng bằng đũa.
Họ cũng coi trọng hình dáng và hương vị và cách sắp xếp trên bàn ăn, vì vậy, thường mỗi người sẽ có một đĩa ăn, nước chấm riêng biệt, bữa ăn nhiều món nhưng mỗi món rất ít và bạn phải ăn một cách từ tốn. Tuyệt đối không được bỏ thức ăn thừa ra bàn hoặc xuống nền nhà.
Với món ăn sushi, bạn không nên gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu và wasabi mà chỉ chấm phần cá hoặc tôm. Nếu ăn ở nhà hàng, khách sạn, bạn không nên để lại tiền típ, đây được coi là một hành động khiếm nhã ở xứ sở hoa anh đào.
nhat1-4296-1405675745.jpg
Bạn lưu ý khi ăn món sushi, chỉ chấm phần nhân vào xì dầu và wasabi. Ảnh: cityview
5. Hàn Quốc
Người Hàn rất coi trọng các thứ bậc trong xã hội, vì vậy nếu được mời đến một gia đình ăn uống, bạn cũng phải lưu ý đến điều này. Nên mang một món quà nhỏ tặng chủ nhà.
Khi bắt đầu ăn, người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi, khi người ít tuổi được người lớn chuyển cho ly rượu, phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác uống. Đây được coi là phép lịch sự ở xứ sở kim chi.
Bữa ăn ở Hàn Quốc rất đa dạng, gồm nhiều món, vì thế bạn cần lưu ý cách ăn cho đúng chuẩn. Ví dụ thìa chỉ để dùng ăn cơm, còn đũa để gắp các loại thức ăn khác. Những món ăn chính sẽ được đặt ở giữa bàn, và bạn cần lưu ý chia sẻ thức ăn với người khác.
6. Ấn Độ
Cũng nằm trong khu vực châu Á nhưng mỗi nơi lại có một phong cách ăn uống riêng biệt. Bạn đừng cảm thấy lạ lùng khi đến Ấn Độ và thấy người dân ở đây ăn bốc, cũng giống như ở Indonesia hay Malaysia. Họ không dùng dao, dĩa hay cũng không dùng đũa mà thường dùng tay phải bốc thức ăn. Nên nhớ phải rửa tay sạch trước khi ăn, nhất là phần móng và không được ăn bằng tay trái.
Bạn nên ăn hết phần thức ăn của mình, nếu để thừa sẽ được coi là hành động bất kính. Cũng không nên ăn quá nhanh hay quá chậm mà hãy ăn với tốc độ vừa phải.
7. Thái Lan
Ở Thái Lan, các món ăn được phục vụ cùng một lúc, không phải đưa ra theo trình tự như ở một số nước khác. Những món ăn này được sắp xếp một cách hợp lý trên bàn tiệc để thuận tiện cho mọi người cùng chia sẻ món ăn.
Ở đây bạn cũng không nên dùng dĩa để ăn mà thường dùng thìa để chia sẻ thức ăn từ đĩa lớn. Không nên ăn miếng cuối cùng ở đĩa thức ăn chung.

Theo VNE

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Custard và những biến tấu của "ẻm"

Custard do hai từ  "the crust of a tart"hợp lại tạo thành tên của một số món ngọt có từ thời Trung cổ ở các nước châu Âu. Cơ bản thì Custard có hai nguyên liệu là lòng đỏ trứng và sữa như bánh Flan,


 Hay kem Ăng -lê, kem pâtissièr.



Tuy nhiên dưới sự biến tấu của các "nghệ nhân" nấu nướng C. có thể thêm bột bắp hay geratin để tạo độ đặc cho món này. 


Đôi khi cũng không cần đến trứng như món Blanc Mange custard.  
Mời các bạn xem cách làm món Blanc Mange Custard này nhé!

 Nguyên liệu

3 cup sữa
1/4 cup bột bắp
1/2 cup đường trắng
1 m vani
2 miếng quế
1 chút bột quế
1vỏ trái chanh, xắt ra làm nhiều mảnh
Chocolate loại ngọt để trang trí

Cách làm

Nấu một cup sữa với vỏ chanh và hai miếng quế trong một cái soong trên bếp lửa vừa.
Trong lúc đó, khuấy bột bắp chung với đường trong một cái tô rồi khuấy với 2 cup sữa còn lại cho tan đều. 
Khi sữa trong soong sắp sôi thì cho hỗn hợp bắp vào từ từ, khuấy liên tục và tăng lửa lên một chút để hỗn hợp sôi nhẹ. Để hỗn hợp sôi thêm 20 giây và vẫn khuấy liên tục. Nhắc soong ra, lấy vỏ chanh và hai miếng quế ra. Cho bột quế và vani vào cho thơm.
Rót ra dĩa hay khuôn, để vào tủ lạnh 6 tiếng hay qua đêm. Khi nào ăn trang trí thêm chocolate nạo lên bề mặt custard!

Bichnga biên soạn theo Wiki and allrecipes

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Nấm chiên

Nấm là nguyên liệu giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ, thường được chế biến món xào, lẩu trong cả món chay và món mặn. Mời các bạn thưởng thức món mới của nấm nữa nhé! 


Nguyên liệu
 
400g nấm bào ngư
100g tôm sú
½ củ hành tây
Hành lá
1 trái ớt sừng cắt hạt lựu 
1/2M gừng băm
1M rượu trắng
2 quả trứng gà 
1M bột năng 
1M mè đen rang
Muối, tiêu, dầu mè, dầu ăn
Hạt nêm
Bột chiên Gà Giòn 


Cách làm

Chọn loại nấm bào ngư nâu, tai to, đều. Cắt sạch gốc nấm, rửa dưới vòi nước lạnh để ráo.
Hành lá cắt nhỏ. Tôm sú bóc vỏ, lấy chỉ, băm nhỏ. Hành tây cắt hạt lựu,
Trứng gà đánh tan. Bột năng pha loãng với 2M nước.

Làm xốt: Phi thơm gừng, cho hành tây và ớt vào xào mềm, cho tôm vào xào tơi với lửa lớn, khử rượu. Cho 1 chén nước, 1m hạt nêm, 1/2m muối, 1/2m tiêu vào đun sôi, tôm chín, hạ lửa, cho nước bột năng vào làm sệt, thêm hành lá, đảo đều, tắt lửa thêm ít dầu mè đảo đều. Chiên nấm: Đun nóng dầu. Rắc ít tiêu vào nấm trộn nhẹ cho đều. Tẩm lần lượt từng tai nấm qua trứng gà, rắc mè đen, tẩm qua Bột chiên Gà Giòn. Cho vào chảo dầu chiên chín vàng, vớt ra, để ráo dầu.
Bày nấm ra đĩa cùng với các loại xà lách, đồ chua. Chén xốt để giữa. Khi ăn, chan xốt vào để nấm giữ được độ giòn.
Có thể dùng nước chấm chay hay tương ớt + tương cà để có thêm một món chay nữa nha các bạn!

Theo Monngonmoingay

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Nghệ Thuật Ăn Uống Trên Bàn Tiệc (kiểu tây - tt)

Tiệc ngồi


Tiệc ngồi thường nguyên tắc và phức tạp hơn tiệc đứng, bạn sẽ được phục vụ những món theo thực đơn vì thế hãy học cách ứng xử trong ăn uống sao cho bạn có thể thuần thục khi gặp bất cứ món ăn nào.


+ Tư thế ngồi: bạn nên ngồi thẳng lưng, khoảng cách từ ghế tới mặt bàn khoảng một gang tay, tuy nhiên khoảng cách này có thể thay đổi miễn sao bạn có tư thế ngồi thoải mái. Nếu có túi xách bạn nên để phía sau lưng ghế, không được ngồi khoanh chân, hay rung đùi, không chống tay lên cằm.


Cách dùng khăn ăn và dụng cụ ăn

+ Khăn ăn: gấp gọn gàng và dùng bốn góc của khăn nhẹ nhàng lau quanh miệng, không nên dùng khăn lau ngang miệng tránh gây phản cảm.


+ Dụng cụ ăn: đối với đồ ăn Tây cần dùng dao nĩa: tay phải cầm dao, tay trái cầm nĩa, vừa cắt vừa ăn. Khi cắt thức ăn phải nhẹ nhàng tránh gây tiếng động, tránh bị rơi vãi lung tung. Nếu là món ăn dùng đũa thì hãy gắp từng miếng nhỏ, không nâng bát để húp món canh, không được để dụng cụ của mình lung tung tránh nhầm lẫn đối với người khác.

Cách dùng đồ ăn và uống

+ Món khai vị: thường là món súp. Món súp thường được đặt trong 1 bát nhỏ hoặc đĩa sâu lòng, bạn sẽ dùng thìa để ăn, tránh cầm cán thìa xa quá hoặc gần quá gây mất thẩm mĩ. Nếu món súp còn nóng bạn có thể khuấy qua cho nhanh nguội, nên múc từng thìa nhỏ để ăn, tránh cầm cả bát húp hay để thìa va chạm vào thành bát gây tiếng động, không nên vét sạch đĩa súp.


+ Món ăn chính: tùy theo mỗi loại thức ăn mà có kiểu ăn cho phù hợp.

Đối với món cá, dùng dao nĩa xẻ cá dọc theo phần xương, ăn từ nửa dưới lên trên.

Đối với món thịt, cắt thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn, riêng thịt gà và các món hải sản như tôm cua có thể dùng tay, nhưng chú ý phải rửa tay sau khi ăn xong. Bát rủa tay thường là 1 bát thủy tinh nhỏ, nước trong có vài cánh hoa hồng rắc lên trên, khi rửa không nhúng cả bàn tay vào kì cọ mà chỉ nhẹ nhàng chấm các đầu ngón tay vào nước.


Đồ uống

+ Ở các buổi tiệc ngồi người ta hay phục vụ rượu và nước ngọt. Bạn không nên uống rượu khi miệng còn thức ăn, không nên uống quá nhiều sẽ mất tỉnh táo. Nếu bạn không uống được rượu hãy úp cốc xuống bàn, khi nâng cốc có thể thay thế bằng nước ngọt, có thể nâng cốc bằng rượu nhưng bạn chỉ cần chạm nhẹ môi rồi hạ cốc xuống.

+ Khi ăn xong bạn cũng nên để dụng cụ song song trong thành đĩa để phục vụ dọn đồ đi. Nếu chẳng may bạn làm rơi vỡ đồ gì đó không nên hoảng hốt hãy ngồi yên sẽ có người đến dọn dẹp.

Trong lúc dự tiệc kĩ năng giao tiếp dường như không đủ mà cả cung cách ăn uống cũng sẽ thể hiện rõ phong cách của bạn, vì vậy hãy ăn uống sao cho “đẹp” để gây cảm tình với mọi người.


Ăn tiệc

Ăn tiệc cũng như tham dự vào một trò chơi giao tế có nhiều quy luật, nếu nắm vững bạn sẽ tự tin và thoải mái suốt bữa, không bị lúng túng. Loạt bài về Ăn Uống Đúng Cách được kết thúc với phần tóm lược sau đây:


Nếu bạn là khách mời, hãy đợi cho đến khi chủ tiệc ăn miếng đầu tiên rồi mới bắt đầu ăn, trừ khi bạn là người khách quý nên vị đó khẩn khoản mời bạn ăn trước.


Ngồi đúng cách trong bàn ăn: Cứ tưởng tượng như có con mèo phía trước và con chuột phía sau lưng là OK.


Đừng uống lộn ly và ăn bánh của người bên cạnh: ly rượu và nước của bạn ở phía tay PHẢI, đĩa bánh bên TRÁI. Muốn nhớ thì rất dễ: cứ nghĩ đến cái xế hạng sang BMW đó mà: Theo thứ tự: Bread rồi đến Meal rồi mới đến Water/Wine.


Nếu có ai xin chuyển hũ đựng muối, bạn nhớ chuyển luôn hũ đựng tiêu. Hai thứ này luôn luôn là một cặp vợ chồng gắn kết keo sơn không rời!


Thức ăn đang chuyển cho người bên cạnh (thường theo chiều từ bên phải chuyền đi) đừng bao giờ chặn lại để thò tay lấy phần mình. Chẳng hạn, rổ bánh mì đang chuyển qua tay người khác đừng chặn lại nhón lấy một cái. Bạn phải xin chuyển trở lại cho mình.


Dùng muỗng ăn nghiêng ra phía ngoài để múc món súp. Đừng bao giờ thổi món ăn cho nguội, dù nóng đến phỏng miệng.


Bao giờ cũng nếm thức ăn trước rồi mới rắc thêm muối hoặc tiêu. Rắc trước khi nếm là khiếm nhã.


Xin nhắc lại: dao, muỗng nĩa đã dùng rồi, phải để lại hoàn toàn trong đĩa ăn, không đặt tiếp xúc với mặt bàn.


Khi ăn xong, bạn có một “mật mã” để báo cho chủ nhà hoặc người hầu bàn biết bạn đã ăn xong, đó là đặt dao và nĩa chéo từ trên xuống dưới đĩa ăn. Một cách để dễ nhớ: tưởng tượng như đĩa ăn là mặt đồng hồ, còn dao và nĩa tương tự cây kim chỉ 11 phút nữa thì đến 5 giờ!


Nếu phải đứng lên vào phòng rửa mặt, hoặc đứng dậy vào cuối bữa ăn, bạn nhớ đặt khăn ăn phía trái đĩa, gấp lỏng lẻo, không cần gọn.


Uống rượu trong bàn tiệc

Ở nhà, bạn uống rượu thế nào cũng được, dùng ly nào cũng xong. Nhưng khi có tiệc, nhất là lúc dùng bữa với người Âu Mỹ, xin ghi nhớ một số quy tắc sau đây:

1. Cách rót rượu vào ly: Rượu đỏ: chỉ rót 1/3 ly; rượu trắng: ½ ly; sparkling wine (rượu sủi tăm): ¾ ly


2. Khi rót đủ rượu vào ly rồi, nhớ xoay nhẹ chai rượu để tránh nhỏ giọt ra bàn, đồng thời trông cũng có chút vẻ bay bướm!


3. Nên nhớ: Trên bàn ăn, ly rượu vang của bạn đặt bên phải ly nước


4. Nếu có ai nâng ly chúc mừng bạn (dịp đám cưới bạn, ngày sinh nhật… chẳng hạn) đừng uống kẻo bị say mèm. Chỉ cần mỉm cười lộ vẻ thân thiện là đủ


5. Nhiều người tưởng lầm là chỉ có rượu trắng mới cầm chân (stem) ly khi uống (để tránh không làm ly rượu ấm lên). Nhưng rượu đỏ cũng phải cầm chân ly như thế, vừa để nhìn được màu sắc và độ trong của rượu, vừa tránh vân tay làm ly bị dơ. Nếu cầm phần trên ly khi uống, dân sành điệu sẽ chê bạn là dân “bowl grabber” (kẻ tóm cổ bầu).


6. Cheers! Khi chạm ly chúc mừng hay mời mọc người khác, nhớ nhìn vào mắt họ (eye contact). Nếu không thì bị xui đấy (theo dị đoan của người Tây thì xui đến 7 năm! Mà lại xui về “sex” mới khổ). Cũng đừng đụng phải cánh tay người khác khi cụng ly với từng người trong bàn ăn.


7. Khi uống, nên lịch sự nhìn vào ly rượu của mình (chứ không nhìn vào người khác, dù đang nói chuyện)


8. Nếu bạn là chủ nhà đãi khách, nên để ý coi các ly của khách và mau mắn rót rượu nếu thấy vơi hoặc cạn.


9. Ăn uống lịch sự và luôn tỏ thái độ vui vẻ


Minh họa của Gemma Correll


1 số nguyên tắc trong văn hóa ăn uống của người phương Tây


* Trong buổi tiệc trang trọng có trẻ con, trẻ con nên đứng sau ghế của chúng cho tới khi tất cả người lớn đã ngồi vào.

* Phụ nữ không nên dùng son môi để tô lại môi trong bàn tiệc. Bạn cần xin phép ra ngoài và tìm nơi thích hợp để bôi son, ví dụ như nhà vệ sinh nữ.

* Nếu bạn không thích món ăn được phục vụ, thì bạn cũng nên cố gắng ăn một ít. Hoặc ít nhất bạn cũng nên cắt nó một chút và di chuyển nó xung quanh đĩa.

* Không nên uống nước trong khi đang nhai. Nên chờ cho đến khi bạn nhai và nuốt thức ăn xong.

* Nếu sử dụng bát nước để rửa tay, sau khi rửa, bạn hãy đặt bát nước ấy và khăn lau tay phía bên trái của bạn.

* Khi dùng bữa tại một nhà hàng sang trọng, bạn không nên dùng các món ăn khác nhau trên đĩa của mình một cách lần lượt. Bạn nên dùng các món ăn chung với nhau vì các món ăn phối hợp với nhau.

* Khi ăn thịt, bạn không nên cắt hết phần thịt trước rồi bắt đầu ăn. Nên cắt ra một miếng và ăn miếng vừa cắt trước. Nếu ăn theo phong cách châu Mỹ, bạn để dao xuống, chuyển nĩa qua tay kia và ăn miếng thịt vừa cắt. Nếu ăn theo phong cách châu Âu, bạn sẽ cắt miếng thịt và ăn mà không cần đặt dao xuống đĩa. Phong cách ăn này của châu Âu trở nên rất phổ biến ngày nay.




* Khi được phục vụ bánh mì được đặt trên đĩa bánh mì/bơ, bạn đừng phết bơ lên cả ổ bánh cùng lúc, Bạn hãy xé bánh mì thành những ẩu nhỏ vừa đủ cho một hay hai lần cần.

* Không nên xỉa răng (trừ khi được phục vụ tăm) hay liếm tay. Chỉ có một ngoại lệ đó là khi ăn thịt hay gia cầm có xương (ví dụ như chân gà hay sườn heo). Trong những trường hợp này thì nên luôn có một bát nước rửa tay.

* Nếu mỗi suất ăn phục vụ một loại rượu khác nhau thì việc bạn không uống hết mỗi ly rượu có thể chấp nhận được.

* Phát ra tiếng khi ăn như là húp sùm sụp, nhai nhóp nhép hay ợ thì rất bất lịch sử! Đây là điều tối kị ở châu Âu.

* Dùng bánh mì để nhúng vào súp hay vét nước sốt nhìn chung không phải là một cử chỉ hay trong bàn tiệc.


Theo Tim Nguyễn - Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống