Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bông súng

Chi Súng (danh pháp khoa học: Nymphaea) là một chi chứa các loài thực vật thủy sinh thuộc họ Súng (Nymphaeaceae). Tên gọi thông thường của các loài trong chi này, được chia sẻ cùng với một số chi khác trong họ này, là súng. Các lá của chi Nymphaea có vết khía chữ V nối từ mép lá tới cuống lá giữa khu vực trung tâm. Chi này có khoảng 50 loài, với sự phân bổ rộng khắp thế giới.

Chi này có quan hệ họ hàng gần với chi Nuphar, chúng khác nhau ở chỗ là các cánh hoa của chi Nymphaea lớn hơn nhiều so với các lá đài của đài hoa, trong khi ở chi Nuphar thì các cánh hoa lại nhỏ hơn so với các lá đài màu vàng (4-6 lá). Quả khi chín cũng khác nhau, với quả của chi Nymphaea chìm xuống dưới mặt nước ngay sau khi hoa khép lại, trong khi quả của chi Nuphar lại ở trên mặt nước cho đến khi chín.


Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin, hay hoa sen như họ gọi nó. Súng xanh Ai Cập (Nymphaea caerulea), nở hoa vào buổi sáng và sau đó chìm xuống dưới mặt nước vào lúc chiều tối. Súng trắng Ai Cập (Nymphaea lotus) lại nở hoa vào buổi đêm và khép lại vào buổi sáng. Các dấu tích của cả hai loại hoa này đều được tìm thấy trong lăng mộ của Ramesses II.

Các loài súng không có quan hệ họ hàng gì với các loài loa kèn (huệ tây) thuộc họ Loa kèn (Liliaceae), bộ Loa kèn (Liliales) mặc dù tên gọi bằng tiếng Anh của chúng là water-lily (huệ nước). Chúng cũng không có quan hệ họ hàng gì với các loài hoa sen thực sự thuộc chi Nelumbo, là các loài hoa được sử dụng trong ẩm thực tại khu vực châu Á cũng như là loại hoa linh thiêng của đạo Hindu và đạo Phật.

Nhiều loại hoa súng thông thường trong các khu vườn thủy sinh thực chất là các giống lai ghép.

Ờ Việt Nam, các loài cây này sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng khắp mọi khu vực của Việt Nam. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều bông súng nhất Việt Nam  Hiện tại, việc khai thác loài hoa này còn tự phát, chưa có quy hoạch. Tuy nhiên các loài cây này có khả năng tái sinh mạnh. Chưa thấy tài liệu nào thống kê tại Việt Nam có bao nhiêu loài súng, mặc dù có một số tài liệu nói rằng có khoảng 5 loài. Trong một số tài liệu có nhắc tới súng lam (Nymphaea stellata = Nymphaea nouchali?), súng đỏ (Nymphaea rubra), súng trắng (Nymphaea lotus = Nymphaea pubescens?) v.v


Tại các chợ ở miền tây Nam Bộ, có thể thấy bán những bó cọng bông súng mập mạp nâu nâu mang bông có màu tím nhạt, cuộn tròn, tươi rói. Bông súng cắt khúc có thể được thưởng thức bằng cách chấm mắm kho, trộn gỏi, hay ăn sống, cũng như có thể thể xào, nấu canh.

 Hay vào mùa nước nổi, cứ nước lên tới đâu thì bông súng cao tới đó. Chiều dài cọng súng tính bằng thước, phải vấn nhiều vòng mới có thể chuyên chở được. Loại súng này thì thật mềm, ngọt và thật là sạch sẽ vì không sống trong ao tù nước đọng.




Cây bông súng được dùng làm thuốc

Theo đông y, bông súng có tác dụng giúp làm dịu dục, chống co thắt, an thần, trợ tim, trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp tình dục bị kích thích, di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu.
Các bộ phận của cây bông súng còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu... Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối, nam bị di tinh hoặc phụ nữ khí hư bạch đới.

Một số bài thuốc từ cây bông súng

1-Chữa nam di tinh, đái nhiều, nữ khí hư bạch đới không dứt: bài thuốc gồm củ súng sao, kim anh bỏ hạt ở trong vì có độc, lấy lớp vỏ bao ngoài, đốt cho cháy sạch lông gai, sao giòn. Các vị lượng bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 15-20 g với nước sắc rễ ý dĩ làm thang.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
2-Chữa thận hư tỳ yếu, đau mỏi ngang thắt lưng: củ súng 20 g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần), ngưu tất mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
3-Giải cảm nắng: củ súng nấu chè ăn.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
4-Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh: củ súng nấu chín, bóc vỏ 400 g. Củ mài nấu chín, bóc vỏ 800 g. Phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói. Bài thuốc này còn có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
5-Chữa hen suyễn ở người già và trẻ em: củ súng và hạt cải củ, hai thứ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước cốt gừng, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng, ngày uống 50 viên với nước sôi. Bài thuốc còn có tác dụng bổ dưỡng, giảm ho, cắt cơn hen.

Theo Wiki, Raurungvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét