Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Những thực phẩm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Chúng ta luôn muốn có được một hệ tiêu hóa tốt vì chúng ta biết được tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày. 
 
Trạng thái khỏe mạnh hay đau ốm có liên hệ nhiều với chuyện ăn uống là điều hầu như ai cũng biết. Khi hệ tiêu hóa làm việc tốt, chúng ta cảm thấy khỏe mạnh hơn, bởi vì chúng ta có thể:
• Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách có hiệu quả
• Chống lại các chất và vi khuẩn có hại
• Loại bỏ chất thải dễ dàng và hiệu quả
Một vài loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày có tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn đã biết chưa? Chúng tôi sẽ mách bạn một vài thực phẩm thân thiết cho hệ tiêu hóa của bạn trong bài viết sau.
Trong trường hợp bị đầy bụng, ợ hơi, khó chịu ở dạ dày hoặc có bất cứ triệu chứng nào khác ở hệ tiêu hóa, bạn có thể nhận được lợi ích từ một trong các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa dưới đây:

Trái bơ
Những thực phẩm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Một trái bơ cỡ trung bình có chứa 15g chất xơ, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, quả bơ còn là nguồn dồi dào chất béo không bão hòa đơn, giúp kích thích chức năng hoạt động của tuyến tụy, mật và gan, đồng thời tạo môi trường thuận lợi giúp cơ thể chuyển hóa beta-carottene thành vitamin A - một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất xơ
Những thực phẩm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Theo các chuyên gia, chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe. Nếu thiếu chất xơ, bạn dễ bị táo bón, hội chứng ruột bị kích thích, bệnh tim và ung thư. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu chất xơ còn khiến thức ăn được lưu lại lâu trong hệ tiêu hóa, giúp cơ thể tăng cường hấp thu năng lượng và dưỡng chất. Để mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên chất, trái cây, đậu Hà Lan, đậu lăng…

Gừng
Những thực phẩm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Gừng có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa bằng cách giúp vận chuyển thực phẩm từ dạ dày xuống đường ruột một cách nhanh chóng. Trong Đông y, gừng còn được sử dụng như là bài thuốc trị các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột bị kích thích. Bạn có thể sử dụng gừng tươi, trà gừng hoặc các sản phẩm làm từ gừng, chúng đều mang lại lợi ích tốt cho tiêu hóa.

Thực phẩm không chứa axít
Trong trường hợp bạn bị ợ nóng, hãy tránh xa các loại thực phẩm gây kích thích như soda, thực phẩm giàu chất béo, cà phê. Đồng thời, bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa ít axit để giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Nước
Những thực phẩm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Nước là thành phần thiết yếu trong việc giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Khi bạn uống nhiều nước, nước sẽ giúp làm nhão thức ăn, khiến quá trình tiêu hóa được thuận lợi. Bên cạnh đó, vài loại vitamin và chất khoáng chứa trong thực phẩm chỉ có thể hòa tan trong nước, vì vậy việc uống đủ nước còn giúp cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất một cách tối ưu.

Theo PNO

Mẹo vặt liên quan đến trứng

Từ việc cất giữ, bảo quản đến chế biến trứng, dù là món đơn giản như trứng luộc, cũng cần những bí quyết nho nhỏ mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

Cất giữ trứng:
Trứng mua từ chợ về thường đã được chùi rửa sạch, phần nào làm tróc đi lớp màng bảo vệ tự nhiên để bảo bọc trứng nên trứng mau hư hơn so với trứng trực tiếp thu nhặt tại chuồng. Để trứng tươi lâu, lòng đỏ không bám sát vào vỏ trứng, nên lưu ý lúc nào cũng phải để đầu to của quả trứng phía trên, dựng đứng, không nên để nằm hoặc trở ngược đầu lại. Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không được lấy ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn nên trứng sẽ mau hỏng hơn.
Luộc trứng không bị nứt:
Nên cho trứng vào ngay nước lạnh rồi đun từ từ cho đến khi sôi chứ không nên cho trứng vào lúc nước vừa sôi. Nếu bạn lỡ làm trứng có vết nứt thì hãy cho vào nước luộc một nhúm muối để lòng trắng và lòng đỏ không bị trào ra ngoài.
Cất giữ lòng đỏ, lòng trắng:
Khi lòng đỏ đã tách ra khỏi lòng trắng nhưng bạn chưa có việc phải dùng đến thì hãy ngâm chúng vào dầu mè, để trong môi trường tự nhiên thoáng mát, sẽ giữ được trứng trong vòng từ 2-3 ngày. Nếu bạn muốn trữ lòng trắng (thường dùng làm bánh hay mặt nạ dưỡng da) thì hãy cho lòng trắng vào chén, đổ lên một ít nước đun sôi để nguội, có thể để được vài ngày mà không sợ hỏng. Khi dùng, chỉ cần nhẹ nhàng trút bỏ nước đi.
Kỹ thuật đánh trứng:
Không nên dùng đồ nhôm hoặc cho trứng vào tô nhôm khi đánh, vì chất liệu nhôm sẽ ảnh hưởng đến màu sắc trứng, đồng thời làm trứng mất đi không ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, khi đánh trứng, nên cho vào ít muối để việc đánh trứng được nhanh và đều hơn. Để trứng rán được giòn, bông xốp mà không bị khô, nên cho vào vài giọt nước lã vào khi đánh.
Cách tráng trứng:
Với trứng đánh, trước khi tráng, nên rắc một ít bột mì vào chảo dầu nóng, vừa giúp dầu không bắn ra ngoài, vừa giúp trứng có màu vàng đẹp mắt khi tráng xong. Riêng với trứng ốp la, khi dầu nóng già, bạn cho trứng vào, sau đó nhỏ vài giọt nước nóng lên trứng và xung quanh trứng, món trứng sẽ không bị khô mà mềm ngon hơn hẳn.
Cắt trứng luộc:
Muốn xắt trứng mỏng đều và đẹp thì nên để trứng thật nguội, sau đó dùng chỉ khâu kép thật căng rồi ấn xuống trứng. Nếu không thích dùng chỉ, bạn có thể dùng dao thật sắc, thoa một ít nước lên dao, thái miếng trứng sẽ nhẵn mịn hơn.
Theo PNO

Nghêu Nhúng Bột Rán Giòn

Mấy tháng nay nghêu rẻ còn có khoảng nửa giá. Thấy đề bảng nghêu Gò công nên mình cũng sáp vô mua 3kg. Công nhận là nghêu còn tươi, thịt dầy ăn rất đậm đà. Vô đây "cọp" món nghêu này về làm cho gia đình ăn chơi đỡ ngán thịt thà mấy ngày Tết!

Cho nghêu ra đĩa, xếp rau răm bên cạnh. Khi dùng, rưới sốt lên, dùng nóng,

Nguyên liệu:
- 200gr thịt nghêu.
- 1 quả trứng gà.
- 1 cây sả tươi.
- 50gr hành tím.
- 1 nhúm rau răm.
- 1 bát bột rán giòn.
- 1 thìa súp nước cốt chanh.
- Dầu ăn.
- Gia vị: tương ớt, đường, muối, hạt nêm.


Thực hiện:
- Rửa sạch thịt nghêu, trút ra rây, để ráo nước.
- Bào mỏng sả, sau đó băm nhỏ.
- Thái nhỏ hành tím, rửa rau răm, để ráo.
- Trộn hành tím, sả với nước cốt chanh, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp tương ớt, 1/2 thìa súp hạt nêm, khuấy tan làm nước sốt.
- Đánh tan trứng gà, cho bột rán giòn, 1/4 thìa cà phê muối, chút nước vào, khuấy từ từ sao cho hỗn hợp vừa sền sệt.
- Nhúng nghêu vào bột, thả vào chảo dầu nóng, rán vàng, vớt ra, để ráo dầu. 


Theo vnnavi

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Cách bắt bông kem 3

Một kiểu "đề -co" nữa trên bề mặt bánh kem. Chỉ vài đường nét đơn giản, thanh thoát, và dứt khoát là chúng ta có một tác phẩm tuyệt đẹp!


Tác dụng trị loét dạ dày của khoai tây



Loét dạ dày là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Việc điều trị bệnh loét dạ dày đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
Các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) phát hiện rằng, khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày.
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra một chất quan trọng trong khoai tây có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng.
Tác dụng trị loét dạ dày của khoai tây

Các nhà khoa học cho biết, điều lý thú đặc biệt là các loại vi khuẩn trong dạ dày không thể phát triển khả năng kháng nước ép khoai tây cũng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ như với các loại thuốc kháng sinh điều trị chứng loét dạ dày.
Ian Roberts, giáo sư vi sinh học tại ĐH Manchester, người đã thực hiện cuộc nghiên cứu này, cho biết: "Một trong những nhà khoa học của chúng tôi trong lúc ăn trưa ngày chủ nhật thì bà của bạn trai cô ấy cho biết đã sử dụng khoai tây để chữa bệnh loét dạ dày”. Sau đó nhà khoa học này đã mua một túi khoai tây tại một cửa hàng rồi bắt đầu tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Giáo sư Roberts nói: "Khi lần đầu tiên nghe nói về ý tưởng của việc sử dụng khoai tây để điều trị chứng loét dạ dày, tôi đã có chút hoài nghi. Nhưng trên một cấp độ khác, tôi không ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều các sản phẩm thực vật có chứa các hợp chất rất thú vị và điều cần làm là phát hiện ra chúng”.
Nước ép khoai tây có thể được sử dụng như một thành phần giúp phòng ngừa và ngăn chặn quá trình phát triển bệnh loét dạ dày, do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh, giáo sư Roberts nhấn mạnh.
Theo congso

7 loại rau chính vụ an toàn, giá rẻ "giải nhiệt" ngày hè

Rau quả không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin mà còn là những “bài thuốc” giải nhiệt hiệu nghiệm. Dưới đây là những loại rau chính vụ an toàn được các chuyên gia khuyên nên sử dụng trong mùa này vì hàm lượng thuốc sâu và thuốc kích thích hầu như không đáng kể.
 1. Rau đay là loại rau "ăn không biết chán" trong những ngày nóng nực

2. Cũng có tác dụng thanh nhiệt, rau mồng tơi có thể kết hợp với rau đay và một số loaị rau khác để chế biến món ăn

3. Rau ngót cũng là loại rau lý tưởng trong mùa hè, là loại rau có thể lớn lên trong đất cằn cỗi và mùa mưa rau ngót phát triển rất nhanh nên người trồng gần như không phải bón nhiều hóa chất. Món ăn chủ yếu chế từ rau ngót là canh thịt băm, rau ngót

4. Mùa hè cùng là thời điểm rau dền nhiều và mềm hơn rau trái vụ. Rau dền vừa bổ máu lại ngon và rẻ



5. Rau muống cũng được xem là loại rau mùa hè bởi tốc độ phát triển nhanh. Xuất hiện thường xuyên trong mâm cơm của các gia đình, rau muống được xem là loại rau rẻ nhất và ăn lâu chán.Rau muống xào tỏi cho những ngày trời mưa.

6. Rau má có thể thay thế rau xà lách và các loại rau ăn sống trong mùa hè vì tính mát và hầu như không có thuốc sâu.
7. Mướp cũng là loại quả dễ chế biến các món ăn, mướp có vị ngọt mát, giàu chất xơ. Ngoài tác dụng nấu canh, mướp luộc chấm muối vừng, mướp xào lạc cũng rất ngon


Theo GDVN

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Hội chợ sách Sài - Gòn 2012

Chiều chiều hai vợ chồng thường đi tập thể dục bên công viên Lê Văn tám, cũng là nơi thường hay tổ chức các hội chợ trong năm hay những chợ hoa xuân vào dịp Tết. Bữa nay vừa đi TTD vừa nhận một nhiệm vụ hết sức đặc biệt của con trai giao phó là : Mẹ tìm cho con hai bộ truyện tranh Tin Tin và Xì trum nha mẹ! Cả tuổi thơ con có nhiêu đó à! ". Nghe Hắn nói, mẹ hắn " cử động " quá, đành lết cái thân già đi kiếm " Tuổi Thơ" cho con.


Kiếm sách cho con không được, má bèn kiếm sách cho má. Giá giảm 50% Quá rẻ! Ba cuốn này có 53,5 k


Đi lòng vòng qua cái cổng chào hai bà Trưng.


Phía cổng hai Bà Trưng tặng một số báo như : Báo Điện Ảnh,  Mẹ yêu Bé, sài Gòn Tiếp thị, ...


Các cửa hàng sách bày trí rất đẹp mắt


19g30 bắt đầu chương trình Văn Nghệ Khai mạc hội chợ kéo dài 21g30 .
Đã đi gần hết các cty sách tìm truyện cho con, nhưng rất tiếc chỉ có Lucky Lucke là có, vì đã được mua bản quyền, còn 2 bộ sách kia thì  chưa mua được nên chưa in ra bán. Yên tâm đi con trai, nếu không có thì ba mẹ ra mấy cửa hàng sách cũ tìm cho con cho đủ bộ. Thế nhé!


Saigon, 19/03/2012

Bichnga

Lẩu cua đồng nấu thơm

Món lẩu cua đồng hấp dẫn ở nước dùng ngọt ngào của sự kết hợp hài hòa rất chân quê của các nguyên liệu nơi thôn giã.

Lẩu gà nấu mẻ cực lôi cuốn!, Ẩm thực, lau ga nau me, lau ga, lau, lau ca bop mang chua, ca bop, lau khe ca loc, ca loc, khe, lau cua dong, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Nguyên liệu:
Bún tươi: 1kg
Cua đồng: 1kg
Giò sống: 150gr
Thịt xay: 100gr
Cà chua: 300gr
Rau muống bào: 300gr
Hoa chuối bào: 100gr
Bông súng, bông bí: 200gr
1 trái thơm chín tới
Hạt nêm, đường
Ngò rí, ngò gai, hành, tỏi, ớt,

Cách làm:
Cua đồng rửa sạch, tách mai cua để riêng. ½ thân cua đem xay nhuyễn, lược lấy khoảng 2 lít nước, 1/2 còn lại mang đi hấp, gỡ lấy thịt. Mai cua lấy gạch, rồi rửa sạch mai bằng nước muối, để ráo.Trộn đều thịt cua, giò sống, thịt xay với 1 m hạt nêm, ½ m đường rồi nhồi vào mai cua.

Cà chua xắt múi cau. Thơm xắt lát. Rau muống, hoa chuối, bông súng, bông bí rửa sạch, để ráo.
Nấu nước cua đồng đã lược trên lửa liu riu để gạch không bị vỡ.

Phi tỏi thơm, cho cà chua, thơm, ½ thân cua đã tách mai vào xào sơ, vớt ra đĩa. Phi chút tỏi cho thơm đổ phần gạch cua đã lấy ra từ mai vào phi vàng.

Nước sôi, gạt gạch nổi lên qua một bên, cho mai cua đã nhồi, thân cua xào vào. Chờ sôi lại nêm gia vị cho vừa, đổ phần gạch cua phi vàng vào là nhắc xuống cho qua lẩu.

Trụng bún, cho ra tô. Cho hành lá , ngò gai xắt nhỏ lên  rồi chan nước lèo. Cua thịt, cua nhồi cứ lai rai mà nhắm nháp. Ăn kèm ngò gai, các loại rau thêm vào. Nếu muốn ăn chua có thể kèm theo 1 chén me dằm hay vài miếng chanh.

Mách nhỏ: Chọn những con cua cái thịt chắc, có nhiều gạch. Nên chế biến cua tại nhà để đảm bảo vệ sinh và giúp bạn có nước dùng trong hơn.

Vào mùa nắng nóng không gì bằng các món cua đồng ha các bạn! 

ST

Kim chi dưa chuột

Ẩm thực Hàn được biết đến qua nhiều món kim chi như kim chi cải thảo, kim chi củ cải... Trong đó có món kim chi dưa chuột làm vừa dễ vừa nhanh, ăn giòn, cay cay và có vị chua nhẹ.

Kim chi dưa chuột
ảnh minh họa
Nguyên liệu:
- 2-3 quả dưa chuột
- Nửa quả táo
- 2 thìa muối
- 2 thìa ớt bột làm kim chi, bạn có thể mua tại những siêu thị chuyên bán đồ Hàn
- 1 nhánh gừng nhỏ
- 1 củ tỏi nhỏ
- Vài nhánh hẹ
- Ít cây hành lá
- Đường
Cách làm:
- Cắt  bỏ 2 đầu, rửa sạch, bỏ phần ruột dưa, cắt dưa thành từng khúc ngắn cỡ ngón tay.
- Trộn vào 2 thìa muối, để dưa chuột lên rổ cho ráo nước trong vòng 30 phút. Không được xả lại nước lạnh và không xả muối bỏ đi.
- Hành lá, hẹ, rửa sạch, tỏi bóc vỏ, gừng cạo vỏ.
- Dùng chày giã tỏi, gừng cho nhuyễn.
- Hẹ, hành lá thái nhỏ.
- Táo bỏ vỏ, băm nhuyễn.
- Trộn ớt bột, gừng tỏi đã giã, thêm táo, dưa chuột đã xóc muối vào thố, thêm 1 thìa nhỏ đường. Đeo găng tay nilon, trộn đều.
- Xếp dưa chuột vào lọ kín, để nơi thoáng mát khoảng 2 ngày là dưa chuột ra nước và chua nhẹ, lúc đó bạn cất dưa vào tủ lạnh dùng dần và để hãm độ chua của dưa.
Dưa leo gọt sơ, bỏ ruột, thái dài khoảng 4 - 5 cm.
Dưa gọt sơ, bỏ ruột, thái dài khoảng 4-5 cm.

Gói ớt bột chuyên muối kim chi.
Gói ớt bột chuyên muối kim chi.
Băm nhuyễn táo.
Băm nhuyễn táo.
Trộn đều tất cả gia vị và để vào trong lọ kín khoảng 2 ngày.
Trộn đều tất cả gia vị và để vào trong lọ kín khoảng 2 ngày.

Theo XL

Cười rất tốt cho tim


Các nhà nghiên cứu thấy rằng cười có thể làm giảm mức độ căng thẳng và làm chậm nhịp tim khi thực hiện các nhiệm vụ khó khăn. 

Viết trên tạp chí Psychological Science, các tác giả cho biết họ đã nghiên cứu hiệu quả của các kiểu cười khác nhau trong những tình huống khó khăn.
Theo bà Tara Kraft tại Trường đại học Kansas cho thấy "cười không những là một chỉ báo không lời quan trọng của niềm hạnh phúc mà còn thúc đẩy mong muốn rằng cười là phương thuốc chữa bách bệnh cho các tình huống căng thẳng trong đời”.
Các tác giả đã kiểm tra xem liệu câu ngạn ngữ này có tính khoa học không; liệu cười thực sự có mang lại lợi ích đối với sức khỏe không.
Bà Tara Kraft và tiến sĩ Sarah Pressman đã phân cười thành 2 loại: cười chuẩn - dùng các cơ quanh miệng, cười thật hoặc cười Duchenne - có sự tham gia của các cơ quanh miệng và quanh mắt.
Họ đã chọn 169 người tham gia và phân thành 3 nhóm, mỗi nhóm được tập để giữ một kiểu biểu hiện mặt khác nhau. Họ đã đo nhịp tim và mức căng thẳng của những người tham gia.
Kết quả cho thấy cười khi căng thẳng trong thời gian ngắn có thể giúp giảm cường độ đáp ứng với căng thẳng của cơ thể, bất kể người đó có thực sự hạnh phúc hay không.
Bà Tara Kraft cho biết “Nếu bạn bị kẹt xe hoặc bị một loại căng thẳng khác, bạn nên giữ bộ mặt cười trong chốc lát. Không chỉ giúp bạn ‘cười và chịu đựng’ về mặt tâm lý, thực chất cười có thể giúp ích cho trái tim của bạn”.
Theo TPO

Mướp hương và những bài thuốc


Bên mình mướp có quanh năm, dễ trồng và dễ ...ăn. Mướp nấu canh tôm, hay rau đay canh cua, hến. Món chay có mướp xào nấm rơm rất ngọt. Bông mướp đực nấu canh tôm hay canh chua. Mướp xào lòng gà hay mướp luộc chấm kho quẹt đều ngon miệng và gía lại bình dân. Nhưng chúng ta thường nấu ăn theo " quán tính" hay được truyền từ đời này sang đời khác ở mỗi gia đình. Liệu chúng ta có biết thành phần dinh dưỡng và y học của mướp ra sao không nhỉ?


Lá mướp non đậy lên nồi cơm đã cạn, bạn sẽ được một nồi cơm thơm ngon.

Đông y gọi mướp hương là ty qua, xơ mướp là ty qua lai, rễ mướp là ty qua căn. Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Bộ phận dùng làm thuốc cả cây, quả, đặc biệt chữa một số bệnh sau:

Chữa phụ nữ sinh đẻ ít sữa, sữa không lưu lợi: Dùng quả mướp bánh tẻ nấu nhừ lên làm nước uống thay nước hằng ngày. Dùng khoảng 2-3 ngày sẽ có hiệu quả.

Bệnh nấc kéo dài: Người bị nấc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại rất khó chịu và bực mình, nấc là do cơ hoành hoạt động, co bóp mạnh. Bạn có thể dùng 200g thân cây mướp hương giã nát, cho ít nước rồi lấy khăn lọc lấy nước uống sẽ có hiệu nghiệm ngay.

Chữa bệnh trĩ, lòi dom, đi ngoài ra máu: Đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh nở. Bạn dùng xơ mướp (khi quả mướp già, bỏ hạt lấy xơ mướp) đốt cháy 2-3g, cùng với 20g lá khổ sâm, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.

Chữa bệnh zonal: Dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị bên trong cơ thể thì dùng 10-15g xơ mướp sắc uống hằng ngày.

Chữa bệnh thấp khớp: Xơ mướp 50g, rễ mướp 50g, mộc thông 10g, tỳ giải 8g, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.

 Theo Afamily

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Tôm bạc thẻ xào cải ngồng



Cải ngồng xào tôm rất ngon các bạn ạ! Vị ngọt của tôm và cải rất hợp nhau. Làm món này đãi khách cũng lịch sự lắm đây!



Nguyên liệu:
10 con tôm bạc thẻ hay tôm sú
300g cải ngồng
3 tép tỏi, dầu ăn
Gia vị: bột nêm, đường hay muối bột ngọt, tiêu

Cách làm:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, lấy chỉ ướp với chút tỏi băm nhuyễn, bột nêm, đường.

Cải lấy phần non, thân cải tước bỏ xơ, rửa sạch để ráo, xắt xéo miếng vừa ăn.

Phi tỏi băm cho thơm, cho tôm vào xào cho săn ( chờ mặt này xém vàng mới lật mặt kia), múc ra, cho cải vào xào cho tái. Nêm thêm chút bột nêm, đường. Nếu thích có nước thì cho chút nước, chờ sôi cho tôm vào đảo đều, tắt bếp. Cho tất cả ra dĩa, rắc thêm chút tiêu cho thơm.

Chúc các bạn ngon miệng!

Bichnga

Rửa tay sạch được coi là “thuốc kháng sinh"


Mỗi bàn tay có thể “nắm giữ” hàng trăm loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.Vì vậy, rửa tay sạch được coi là “thuốc kháng sinh” tốt nhất để giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế. Các bạn hãy coi quy trình rửa tay đúng này và thực hiện theo kỹ thuật này nhé!


Tại lễ phát động, đại diện WHO ước tính, trên toàn cầu có khoảng 59 triệu nhân viên y tế, tương đương với hơn 100 triệu bàn tay chạm vào bệnh nhân mỗi ngày, nếu cán bộ y tế thực hiện tốt việc vệ sinh tay thì tỉ lệ nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế sẽ giảm đi đáng kể. 

Theo các nghiên cứu, nếu mỗi người thực hiện việc rửa tay thường xuyên hằng ngày có thể giảm 20% - 40% nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và viêm nhiễm đường hô hấp.

ST





Mâm quả cưới cho ngày trọng đại

Theo phong tục cưới hỏi nước ta, mâm quả cưới là sính lễ quan trọng để nhà trai mang sang nhà gái làm lễ Nạp tài. Tùy theo phong tục từng miền, thành phần và số lượng mâm quả cưới có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ trong quả cưới không thể thiếu được.

Ý nghĩa của mâm quả cưới.






Mâm quả cưới vốn được xem như một phần chi phí tượng trưng mà nhà trai góp cùng nhà gái để tổ chức ngày cưới hỏi. Số mâm quả miền Nam thường là số chẵn, 4 hoặc 6 mâm là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong khi đó, quả cưới ở miền Bắc chuộng số lẻ hơn, 5 hay 7 quả cưới là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các gia đình.
Trong lễ Nạp tài, mâm quả cưới được trao và nhận một cách trang trọng bên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng và trách nhiệm của mình đối với hôn nhân. Mâm quả cưới xuất phát từ ý nghĩa gắn kết cho đôi lứa nên duyên bền chặt, thế nên quan niệm mâm cỗ cao thì hạnh phúc sẽ dài lâu là điều không đúng. Mâm quả cưới còn phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hai nhà, là món quà khích lệ tinh thần cho đôi uyên ương mới bước vào cuộc sống hôn nhân bền vững. Điều quan trọng, gia đình hai bên phải hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, mâm quả cưới là sự mở đầu câu chuyện cho mối lương duyên thông gia gắn kết hai nhà.


Mâm quả cưới có những gì?

1.Trầu cau
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu khay trầu trong mâm quả cưới. Cây cau có thân tròn, chắc là biểu tượng của người con trai, lá trầu bầu bĩnh xòe ngang mặt đất tượng trưng cho người con gái. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
 
2.Trái cây
Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.
3.Bánh
Mâm bánh có thể là BÁNH PHU THÊ, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm tùy vào yêu cầu của nhà gái và phong tục từng vùng. Ở miền Trung và miền Bắc, bánh phu thê hay bánh hồng là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả cưới. Chiếc bánh phu thê bản thân nó cũng mang nhiều giai thoại khác nhau nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng.
Sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong nõn nà của thân bánh quyện trong màu vàng óng ả của nhân bánh giấu bên trong làm thành một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ Việt Nam tài hoa, khéo léo.
4.Trà rượu
Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Mâm quả cưới có trà rượu cũng xuất phát từ quan niệm xa xưa, người ta thường nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống. Đôi uyên ương mới chạm ngõ hôn nhân cần có sự bền chặt dài lâu cũng như người đàn ông khi trở thành trụ cột cho gia đình sau ngày cưới cần phải có sự mạnh mẽ, vững vàng che chở cho vợ con vượt qua sóng gió.
5.Gà và xôi
Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới. Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới. Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.
6.Quần áo
Mâm quả quần áo cho cô dâu là bộ đồ cưới được gia đình chồng chuẩn bị sẵn cho cô dâu. Thường thì là bộ áo dài, cô dâu sẽ lấy mặc vào rồi mới ra chào hai họ. Quả cưới này mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời bên người chồng như ý.
Cũng có một số nơi, trong mâm quả còn có: Quả thịt đùi hay đầu heo, hay một con heo quay, hoặc một cặp vịt trắng.
Theo CNGĐ

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Chả giò cá cơm


Chả giò thì thật nhiều kiểu, thay đổi theo nhân chả và vỏ bánh. Món chả giò cá cơm giúp các bạn có thêm một món chả  mới lạ để thưởng thức.


Nguyên liệu
- 300g cá cơm
- 100g khoai môn
- 20 cái bánh tráng xốp
- 1 thìa café hành tím băm
- 1 thìa café tiêu
- 1/3 thìa café gừng băm
- 2 thìa café hạt nêm
- Dầu để chiên
- Rau thơm, xà lách, nước mắm chấm 
Thực hiện
Cá làm sạch, rửa và để ráo, ướp với hành tím, hạt nêm, gừng và 1 thìa café dầu ăn
Khoai môn xắt sợi, trộn cùng khoai và cá. Trải bánh tráng ra cho nhân vào cuộn lại.
Bắc chảo dầu nóng, chiên chả giò cho vàng, vớt ra để ráo dầu. Dùng kèm bún, rau thơm hoặc cuốn rau chấm nước mắm.
Chúc các bạn ngon miệng.

Theo PNO

‘Bí kíp’ bền sức cho hành trình du lịch bụi

Du lịch bụi đang được các bạn trẻ ngày càng say mê. Tuy nhiên, những tuyến đường quá dài đôi khi có thể làm bạn kiệt sức. Một vài 'tip' nhỏ sau đây có thể giúp bạn bền sức để tiếp tục thưởng thức sự tuyệt vời của những con đường mới.

Sắp xếp hành lí khoa học

Chuẩn mực để chọn mang theo một món đồ nào đó là : Sự cần thiết và tính năng. Bạn không thể nào sắp xếp tất cả vào túi với một lí do là: "mang theo PHÒNG KHI có chuyện", vì như thế bạn sẽ mang theo cả căn nhà của mình đấy. Hãy chọn kĩ, mỗi thứ mang theo phải có một tính năng nào đó hữu ích cho ngày di chuyển của bạn.
Hãy sử dụng một checklist để nhìn tổng quan hành lí và loại ra những đồ dùng mà bạn gần như không sử dụng trong phần lớn chuyến đi. Đừng tham lam. 1kg bạn vác trên vai sẽ nặng thêm gấp 10 lần khi bạn phải đi bộ. Bạn cũng nên chọn loại balô đeo vai thay vì vali kéo hay vali xách tay. Loại balô này sẽ tiện hơn cho bạn khi đi bộ dài và tay được thoải mái chụp ảnh.
Hãy chú ý, cân nặng của hành lí không nên quá 25-30% khối lượng cơ thể của bạn

Nước uống

Với nước uống, hãy suy nghĩ về con đường của ngày đi và nơi bạn có khả năng tìm thấy nước vì khối lượng của nước rất nặng. Nếu nơi có nước gần, quán cafe hay quán ăn có sẵn nước và dễ dàng xin nước, bạn chỉ cần mang vừa đủ cho hành trình đến nơi đó.
Đặc biệt, khi bạn đến những nơi quá nhiều khác biệt về thời tiết, thức ăn... phải luôn chú ý uống nước đều đặn và luôn giữ cơ thể đủ nước. Sốc thời tiết và thực phẩm có thể làm bạn bị mệt mỏi, ốm, ảnh hưởng tới chuyến đi. Uống nước nhiều giúp cơ thể bạn điều hoà nhanh hơn với những khác biệt.

Bản đồ
 

Hầu hết các địa điểm du lịch và các quốc gia phát triển đều cung cấp bản đồ du lịch miễn phí tại sân bay, nhà nghỉ, nơi đặt tour. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn trong hành lí một tấm bản đồ của riêng bạn. Bạn đâu thể nào biết chuyện gì sẽ xảy ra. Và bản đồ sẽ giúp bạn bớt cô đơn và lạc lối hơn ở chốn xa lạ.

Đừng cô đơn


Đặc biệt khi 'đi bụi' một mình, bạn đừng tách rời mình khỏi nơi đến, đừng lủi thủi một mình đi tham quan. Hãy cười với chủ tiệm ăn, cười với nhân viên tiếp tân khách sạn, hãy trò chuyện với người hướng dẫn tại bảo tàng, nơi du lịch. Những người đó sẽ sẵn lòng kể bạn nghe về quê hương của họ. Đặc biệt, nếu bạn may mắn, đó có thể trở thành những hướng dẫn viên cho riêng bạn. Họ cũng là người bạn có thể sẽ phải ngỏ lời nhờ vả khi gặp khó khăn nơi xứ người.

Nhớ chụp ảnh


Dân đi du lịch luôn chụp ảnh. Nhưng nhớ là hãy chụp những tấm ảnh có gương mặt của bạn với cảnh quan nơi đó. Các bức hình sẽ trở thành động lực và cảm hứng để bạn nhớ nhung và tiếp tục các chuyến đi tiếp theo. Chụp quá nhiều ảnh không có gương mặt mình đôi khi làm kí ức của bạn khó nhớ lại quãng đường đi bụi tuyệt vời đã qua.

Yahoo! Đông Nam Á

Lời bố dặn con trai trước khi lấy vợ

Sau những lời dặn dò của mẹ dành cho cô con gái sắp xuất giá, cư dân mạng tiếp tục "sốt" với những lời bố dặn con trai trước khi lấy vợ. 




Nếu như một người mẹ dặn con gái phải biết ứng xử khéo léo với chồng và nhà chồng, dù bận rộn công việc cũng phải thu vén việc nhà, dạy dỗ con cái…, thì một người bố cũng dặn dò con trai rằng: lúc giận cũng đừng dùng những lời lẽ xúc phạm, hay hành vi bạo lực với người con sẽ đầu ấp tay gối cả cuộc đời; dù ở ngoài xã hội, con có là "ông lớn, ông bé", thì về nhà con vẫn phải giúp vợ việc nhà; thời kỳ mang thai là khó khăn nhất đối với phụ nữ, hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ... 

Lời bố dặn con trai trước khi lập gia đình:
"Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời. Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để hai vợ chồng hiểu, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu khi con cứ giữ trong lòng.
Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều, chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng ngay cả trong khi nóng giận nhất.
Bố bảo nhìn vào chiếc giường là biết cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc hay không. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đừng mang chăn gối ra sofa ngủ, cũng đừng quay lưng vào người vợ của con. Hãy ôm cô ấy vào bờ vai và khuôn ngực nóng hổi của con. Tất cả sẽ qua đi, chỉ tình yêu còn lại.
Bố bảo dù ở ngoài xã hội, con có là xe ôm, hay ông lớn, ông bé, thì về nhà con vẫn là trụ cột của gia đình. Vợ con có thể là người phụ nữ rất đảm đang, cô ấy có thể đóng đinh, sửa ống nước hay tháo quạt trần, nhưng con hãy làm việc đó, trừ khi con quá bận. Nó vừa thể hiện sự công bằng, vừa thể hiện sự chia sẻ vợ chồng.

Bố bảo sau khi kết hôn sẽ hơn một lần con cảm thấy hối hận, thậm chí có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Mỗi lần như vậy con hãy nhớ rằng: Người bồ hiện tại yêu con mười phần, người vợ hiện tại cũng từng yêu con mười phần như thế. Nhưng khi bước vào hôn nhân, vai trò của phụ nữ càng trở nên phức tạp, ngoài tình yêu họ còn có cả trách nhiệm.
Vì vậy khi đã kết hôn, người ta sẽ không thể yêu con mười phần được nữa. Họ phải dành một phần trong số đó để yêu bố mẹ chồng, rồi lại một phần để yêu bố mẹ họ, còn thêm một phần nữa cho con cái. Và như thế, mười phần tình yêu khi bước qua hôn nhân chỉ còn lại bảy phần. Bằng cách này hay cách khác, 3 phần con mất đi từ người vợ sẽ được nhận lại gấp đôi từ gia đình và con cái của con.
Và một lý do nữa, người bồ sẽ chỉ đem lại cho con hạnh phúc nhất thời, còn người vợ sẽ đem lại cho con hạnh phúc bền vững. Thật tuyệt vời phải không?
Bố bảo thời kỳ mang thai là khó khăn nhất đối với phụ nữ, là bởi vì muốn có được thiên thần thì phải qua thời gian khổ cực. Chính vợ con là người đã gánh vác sự khổ cực đó để đem lại niềm vui cho cả nhà. Thế nên đừng thở dài khi thấy vợ con chẳng còn được vẻ đẹp thời thiếu nữ, hay cũng đừng tức giận khi con nằm cạnh vợ mà chẳng thể làm gì. Hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ, chắc sẽ thú vị lắm.

Bố bảo chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở, giống như bệnh tiền mãn kinh vậy. Thế nên con hãy là sợi dây kết nối họ, hai người phụ nữ yêu con nhất trên đời. Đừng để mẹ cảm thấy bà đã mất con trai, và vợ con cảm thấy chồng mình là người nhu nhược. Như thế mới là đàn ông chân chính.
Bố bảo rằng đừng tưởng người mẹ mới dạy dỗ được con. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời gian người mẹ mang thai thì người cha mới là người ảnh hưởng lớn nhất đến tình cảm và sự phát triển của trẻ. Con có thể không là người bố tuyệt vời nhất thế giới, nhưng hãy là người bố tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con.
Bố bảo "Phụ nữ là để yêu, không phải để hiểu”, nhưng nếu không hiểu, thì con chẳng thế yêu. Hãy hiểu họ bằng chính trái tim mộc mạc của con.

Bố bảo "quá khứ là thứ đã qua, hiện tại mới là cuộc sống”. Nếu quá khứ của vợ con có lỗi lầm, đừng chấp nhặt, cũng đừng đay nghiến vì đồng ý lấy vợ là con đã chấp nhận tất cả những gì thuộc về cô ấy. Hãy khoan dung và độ lượng. Dù không nói ra nhưng chắc chắn cô ấy sẽ yêu con đến suốt cuộc đời, một tình yêu bao gồm cả sự biết ơn và tôn trọng.


Và cuối cùng bố bảo, cuộc sống luôn thay đổi, hãy biết trân trọng từng ngày".
Sau một thời gian ngắn xuất hiện trên một Fanpage Facebook, lời bố dặn con trước khi lấy vợ đã nhận được hàng nghìn lượt "like", hàng trăm chia sẻ và rất nhiều bình luận. "Hay quá", "Rất ý nghĩa", "Người bố đó hẳn là một người chồng rất tuyệt vời"... là những nhận xét của rất nhiều thành viên mạng xã hội dành cho bài viết này.
Một số thành viên thì chia sẻ rằng họ sẽ đọc, suy ngẫm và coi đó là một hành trang của phương châm sống. Trong khi đó, một số bạn khác thì cho rằng: lời khuyên rất hay nhưng chắc gì nhiều nam giới làm được tất cả những điều đó. Mong những người đàn ông đang và sẽ làm chồng suy nghĩ được như ông bố này để có nhiều hơn gia đình hạnh phúc.

Theo Kiến thức

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Chạo tôm


Chạo tôm là một trong những món khai vị hay cũng có thể dùng làm món chính khi ăn kèm với bún hay bánh hỏi và rau sống.

Nguyên liệu:
1kg tôm bạc
150g mỡ heo
20 khúc mía lau dài 15cm
Muối , đường, tỏi, tiêu, dầu ăn

Cách làm:

Mỡ heo cắt hạt lựu, ướp với đường để mỡ được trong.

Tôm bạc đất rửa sạch, lột bỏ vỏ và rút chỉ đen trên lưng, dùng khăn lau cho thật khô để tôm được dai khi quết. Sau đó cho tôm và ít tỏi bằm vào cối quết nhuyễn.

 Cho tôm, mỡ, chút muối vào trộn đều cho thật dai, để vào tủ lạnh đông khoảng 10 phút.

Dùng mía lau bào vỏ, cắt khúc.

Đem tôm ra, dùng tay thoa dầu rồi bọc tôm lên mía, chừa hai đầu. Thoa ít dầu bên ngoài rồi đem nướng chạo tôm đến khi chín vàng.

Ăn kèm với rau sống, xà lách, giá, dưa leo, chuối, khế, bánh hỏi, bánh tráng và nước mắm chua ngọt.


Vị ngọt của mía và tôm hòa quyện với nhau rất thơm ngon!

Theo PNO

Uống rượu bằng thìa - Độc đáo văn hóa Nùng An

Không phải bằng ly, chén như các dân tộc khác, người Nùng An ở Cao Bằng thường mời khách dùng thìa uống rượu.

Ở nước ta, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở nền văn minh lúa nước, mỗi dân tộc lại sáng tạo cho mình văn hóa uống rượu khác nhau. Nếu như người Thái, người Chăm có văn hóa rượu cần, người Kinh uống rượu bằng chén, bát thì người Nùng An ở Phúc Sen – Quảng Uyên (Cao Bằng) lại có nét văn hóa riêng: uống rượu bằng thìa.

Uống rượu bằng thìa - Độc đáo văn hóa Nùng An

Ông Hoàng Văn Phúc, 65 tuổi ở thôn Trạch Đông, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, cho biết: người Nùng An thường uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ… và ngay cả trong bữa cơm gia đình, họ cũng thường mời nhau uống rượu. Mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, người Nùng An lại thân mật rót rượu mời nhau. Thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện” rất thân mật.

Chén và bát mà họ dùng để uống rượu thường làm bằng sứ màu trắng có hoa văn đẹp mắt. Khi đã có đầy đủ rượu và thìa, mọi người bắt đầu tiệc rượu. Chủ nhà sẽ ngồi dưới bàn thờ, còn khách sẽ ngồi xung quanh tránh chỗ thờ cúng của gia chủ. Người Nùng An, bàn thờ tổ tiên là một nơi rất thiêng liêng và cấm kị đối với người lạ. Chỉ có người trong nhà mới được tới gần bàn thờ còn những người khác thì không được lui tới, và đặc biệt là không được ngồi trước bàn thờ tổ tiên. Uống rượu bằng thìa của người Nùng An không có quy định, cũng không cấm kị ai. Mọi người có thể uống và uống bao nhiêu cũng được.

Cũng như mọi dân tộc khác, trước khi uống người chủ mâm (thường là chủ nhà) sẽ nói lời tỏ niềm vui khi khách đến chơi nhà và tha lỗi cho nhau. Trong tiệc rượu bao giờ họ cũng “kính lão đắc thọ”, sau đó là anh em trong gia đình, bạn bè. Có thể mời theo vòng từ người gần đến xa, khi người mời rượu muốn mời ai đó thì người được mời sẽ cầm thìa lên và hai người cùng uống. Người mời rượu, một tay cầm thìa múc rượu trong bát, tay kia đỡ lấy tay cầm thìa và từ từ di chuyển đến người mà mình muốn mời. Người được mời cũng đáp lại tình cảm của bạn rượu bằng hành động tương tự. Cả hai người sẽ tự tay bón rượu cho nhau, đó như một cử chỉ đón và trao gửi tình cảm của người mời và người được mời.

Uống rượu bằng thìa không chỉ bình thường là mọi người uống rượu suông với nhau mà còn một hình thức khác đó là “rượu ba”. Rượu ba được chế biến từ ba thứ là thịt, rượu và muối. Người ta dùng thịt băm nhuyễn cho vào chảo lớn, đổ rượu vào và thêm ít muối nấu đến khi thịt hơi sôi thì mọi người dùng thìa múc rượu trong chảo uống. Ngoài thịt, còn có thể dùng cá, gan và các nguyên liệu khác. “Rượu ba” phải uống nóng nên mọi người chỉ cần mời nhau rồi tự uống chứ không cần bón cho nhau.

Thìa không đơn thuần là vật dụng để uống rượu, mà nó còn được người dân Nùng An sử dụng để thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường có ba cái thìa (như dân tộc Kinh dùng 3 cái chén). Trong những ngày lễ, Tết, ngày rằm và các ngày thờ cúng tổ tiên, ông bà, người dân thường dùng và rót rượu vào thìa ba lần mỗi lần rót là một lần đọc lời cúng. Rót rượu xong thì việc cúng bái cũng hoàn tất. Nghi thức mời tổ tiên uống rượu là cách để tưởng nhớ đến quá khứ có từ xa xưa.

Theo dulichvn

Công dụng và cách pha trà xanh

Trà xanh vừa là thức uống giải khát vừa là vị thuốc đối với sức khỏe. Mời các bạn theo dõi video Đông Y Vui Khỏe của đài Truyền hình Vĩnh Long để tìm hiểu công dụng của trà và cách pha tra sao cho ngon bổ và bảo quản được lâu..


Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Mẹo làm cá hết mùi tanh khi nấu

Có rất nhiều cách để giúp cho món cá nhà bạn luôn hấp dẫn mà không hề tanh.

Mẹo làm cá hết mùi tanh khi nấu 1
Cá vốn là thực phẩm rất thơm ngon và bổ dưỡng. Cá không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc làm sao để giảm bớt hoặc làm hết mùi tanh của cá là băn khoăn của rất nhiều chị em. Nhất là trong thời tiết mùa đông như thế này, thức ăn vừa mới chế biến, chưa kịp bày ra mâm đã chuẩn bị nguội. Chính vì thế, nếu bạn nấu món cá thì chắc chắn nó lại càng nhanh bị tanh hơn.
Nhưng chị em cũng đừng lo lắng quá nhé, cách giảm hoặc làm hết mùi tanh của cá cũng không quá khó. Chị em có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có thể khử mùi tanh cá, giúp bữa cơm gia đình thêm ngon và hấp dẫn hơn nhé!

Cách giảm mùi tanh của cá:
1. Sơ chế
- Cá khi mua về cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng (phần màng đen trong bụng cá rất tanh) cắt khúc rồi rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
- Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
- Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú,... bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
- Riêng với lươn, làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. Không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng. Khi nào thấy không còn nhớt là được. Bạn cũng có thể cho nước nóng vào để lươn tự quẫy đạp cũng có thể sạch nhớt. Khi lươn đã sạch, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.

2. Ngâm rửa cá: Có nhiều cách ngâm rửa để cá hết mùi tanh.
- Rửa cá vào nước vo gạo: Ngâm vào nước vo gạo trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu.
- Ngâm rửa với rượu, gừng: Rượu và gừng có tác dụng khử mùi hôi, tanh rất tốt vì thế bạn có thể dùng rượu và gừng để rửa cá, giúp cá hết mùi tanh, đảm bảo món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
- Ngâm rửa với nước muối: Muối cũng giúp giảm mùi tanh của cá. Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.
- Ngâm với nước chanh tươi: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh. Nhưng lưu ý, không nên ngâm cá quá lâu sẽ mất vị tươi của cá.

3. Không đậy vung khi nấu
Khi nấu, các amin trong cá sẽ bị phân hủy, do đó không nên đậy nắp nồi để mùi tanh bốc hơi dễ dàng.

4. Tẩm ướp gia vị
Tẩm ướp gia vị với các món cá vô cùng quan trọng, chính vì thế với mỗi một kiểu nấu bạn hãy lựa chọn các loại gia vị phù hợp để món cá thêm ngon, hấp dẫn mà không hề bị tanh nhé:
- Khi nấu, dùng gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần... để làm bớt mùi tanh. Nhưng lưu ý, riêng với gừng, không nên cho gừng sống vào cùng thời điểm với cá vì thịt cá sau khi bị nóng, lượng protein ở trong nước của con cá sẽ chảy ra cản trở tác dụng của gừng khử mùi tanh. Vì vậy, sau khi cho mỡ nên cho cá vào trước, chờ cho cá nóng lên, sau khi chất protein ngưng kết tủa mới nên cho gừng sống vào.

Lúc này, gừng sống mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng khử mùi tanh.
- Dùng những chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me... nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh.
- Bạn có thể đổ một ít nước cốt chanh lên cá, cá sẽ bớt tanh hơn.
- Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.
- Trước khi kho, nấu hay rán cá có thể ướp thêm 2 thìa rượu trắng. Sau khi chế biến cá sẽ hết mùi tanh đồng thời có mùi vị thơm hơn.

Theo Eva